CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do Hạnh phúc
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi : Lãnh đạo đội CSGT Cát Lái- Tp Hồ Chí Minh
Tôi tên: xxxxxxxxxxx
Khiếu nại về việc xử lý và lập biên bản vi phạm hành chính của tổ CSGT làm việc vào đêm 25/02/2016 như sau:
Vào lúc 20h5’ ngày 25/2/2016, Tôi lái chiếc xe tải biển kiểm soát số xxx ( tổng trọng tải là 6.9 tấn) trên Xa lộ Hà Nội hướng từ cầu Rạch Chiếc vào đường Mai Chí Thọ. Theo biển 412, Tôi đi làn ngoài cùng bên trái, khi đến giao lộ có đèn tín hiệu, làn tôi đi là đèn xanh và có vạch kẽ đường 1.18 thì bị tổ CSGT ra tín hiệu dừng xe, ngay khi nhận được hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông tôi đã bật xi nhan phải tấp xe vào lề đường theo đúng quy định.
Sau đó, Tôi được một tổ viên thông báo rằng tôi đã lái xe vào đường cấm, và có chỉ cho biết nơi đặt biển cấm sau đó lập biên bản vi phạm. Trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tôi đồng ý ký vào biên bản vi phạm và biên bản tạm giữ giấy phép lái xe.
Là người tham gia giao thông, Tôi chỉ căn cứ vào biển báo, vạch kẻ đường mà điều khiển xe....Biết rằng, tùy tình hình giao thông của từng địa phương sẽ có những quy định riêng ( cấm xe theo giờ, cấm tải trọng....v...v....).Nhưng những quy định đó, phải được thể hiện trên biển báo, vạch kẽ đường và phải tuân theo QCVN 41: 2012/BGTVT
Dẫn chứng:
1/ Tôi lưu thông theo biển phân làn 412
2/ Khi đến đoạn có đèn tín hiệu, làn xe tôi đang đi là đèn xanh và vạch kẽ đường 1.18 hướng đi thẳng và phía rất xa bên phải có biển cấm đối với xe tải (ảnh 2)
Theo QCVN 41:2012/BGTVT biển cấm này không có hiệu lực đối với làn xe tôi đang đi vì: Căn cứ theo điều 17.1. “Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở sự đi lại của người sử dụng đường;
Trường hợp không tính toán xác định cự ly nhìn thấy biển, cho phép lấy cự ly đảm bảo người sử dụng đường nhìn thấy biển báo hiệu là 150m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, 100m trên những đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 50m trên những đường trong phạm vi khu đông dân cư”
Tại đây, có 2 trường hợp xảy ra:
- Tôi đi thẳng thì bị vi phạm lỗi đi vào đường cấm
- Tôi chuyển làn lên cầu thì vi phạm lỗi không tuân theo vạch kẽ đường
Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chánh trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng phải căn cứ vào tính pháp lý của Quy chuẩn 41 ban hành năm 2012 của Bộ GTVT
Và dựa theo điều 11 luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, có quy định một số trường hợp không xử phạt hành chính:
Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
Tổng hợp các vấn đề trên tôi đề nghị :
- Hủy biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ- đường sắt số 0049252/ BB-VPHC lập ngày 25/02/2016
- Trả lại GPLX đã tạm giữ của tôi
Thiết nghĩ, Luật pháp sinh ra nhằm hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Luật Giao thông 2008 cũng không nằm ngoài mục đích đó. Nhiệm vụ của CSGT, trước hết là đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, kế tiếp là nhắc nhở người tham gia giao thông, sau cùng mới là xử lý vi phạm để tạo thói quen tuân thủ pháp luật cho người dân. Nếu CSGT chỉ chú tâm vào việc phạt mà quên đi các mục tiêu khác, liệu người dân chúng tôi có còn tin tưởng vào lực lượng cảnh sát nữa hay không? Tôi bi lập biên bản với lỗi đi vào đường cấm vì tuân thủ theo luật giao thông.
Kính Đơn
Độc lập – Tự do Hạnh phúc
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi : Lãnh đạo đội CSGT Cát Lái- Tp Hồ Chí Minh
Tôi tên: xxxxxxxxxxx
Khiếu nại về việc xử lý và lập biên bản vi phạm hành chính của tổ CSGT làm việc vào đêm 25/02/2016 như sau:
Vào lúc 20h5’ ngày 25/2/2016, Tôi lái chiếc xe tải biển kiểm soát số xxx ( tổng trọng tải là 6.9 tấn) trên Xa lộ Hà Nội hướng từ cầu Rạch Chiếc vào đường Mai Chí Thọ. Theo biển 412, Tôi đi làn ngoài cùng bên trái, khi đến giao lộ có đèn tín hiệu, làn tôi đi là đèn xanh và có vạch kẽ đường 1.18 thì bị tổ CSGT ra tín hiệu dừng xe, ngay khi nhận được hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông tôi đã bật xi nhan phải tấp xe vào lề đường theo đúng quy định.
Sau đó, Tôi được một tổ viên thông báo rằng tôi đã lái xe vào đường cấm, và có chỉ cho biết nơi đặt biển cấm sau đó lập biên bản vi phạm. Trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tôi đồng ý ký vào biên bản vi phạm và biên bản tạm giữ giấy phép lái xe.
Là người tham gia giao thông, Tôi chỉ căn cứ vào biển báo, vạch kẻ đường mà điều khiển xe....Biết rằng, tùy tình hình giao thông của từng địa phương sẽ có những quy định riêng ( cấm xe theo giờ, cấm tải trọng....v...v....).Nhưng những quy định đó, phải được thể hiện trên biển báo, vạch kẽ đường và phải tuân theo QCVN 41: 2012/BGTVT
Dẫn chứng:
1/ Tôi lưu thông theo biển phân làn 412
2/ Khi đến đoạn có đèn tín hiệu, làn xe tôi đang đi là đèn xanh và vạch kẽ đường 1.18 hướng đi thẳng và phía rất xa bên phải có biển cấm đối với xe tải (ảnh 2)
Theo QCVN 41:2012/BGTVT biển cấm này không có hiệu lực đối với làn xe tôi đang đi vì: Căn cứ theo điều 17.1. “Biển báo hiệu phải đặt ở vị trí để người sử dụng đường dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở sự đi lại của người sử dụng đường;
Trường hợp không tính toán xác định cự ly nhìn thấy biển, cho phép lấy cự ly đảm bảo người sử dụng đường nhìn thấy biển báo hiệu là 150m trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, 100m trên những đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 50m trên những đường trong phạm vi khu đông dân cư”
Tại đây, có 2 trường hợp xảy ra:
- Tôi đi thẳng thì bị vi phạm lỗi đi vào đường cấm
- Tôi chuyển làn lên cầu thì vi phạm lỗi không tuân theo vạch kẽ đường
Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chánh trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng phải căn cứ vào tính pháp lý của Quy chuẩn 41 ban hành năm 2012 của Bộ GTVT
Và dựa theo điều 11 luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, có quy định một số trường hợp không xử phạt hành chính:
Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
Tổng hợp các vấn đề trên tôi đề nghị :
- Hủy biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ- đường sắt số 0049252/ BB-VPHC lập ngày 25/02/2016
- Trả lại GPLX đã tạm giữ của tôi
Thiết nghĩ, Luật pháp sinh ra nhằm hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Luật Giao thông 2008 cũng không nằm ngoài mục đích đó. Nhiệm vụ của CSGT, trước hết là đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, kế tiếp là nhắc nhở người tham gia giao thông, sau cùng mới là xử lý vi phạm để tạo thói quen tuân thủ pháp luật cho người dân. Nếu CSGT chỉ chú tâm vào việc phạt mà quên đi các mục tiêu khác, liệu người dân chúng tôi có còn tin tưởng vào lực lượng cảnh sát nữa hay không? Tôi bi lập biên bản với lỗi đi vào đường cấm vì tuân thủ theo luật giao thông.
Kính Đơn
Chỉnh sửa cuối: