- Biển số
- OF-561533
- Ngày cấp bằng
- 29/3/18
- Số km
- 57
- Động cơ
- 150,120 Mã lực
- Tuổi
- 36
Các cụ lắm chuyện như đàn bà. Người ta cần nhờ hỏi thủ tục, cụ nào biết thì trả lời, không thì thôi. Đằng này 10 cụ thì 9 cụ hỏi lý do đổi....
Cụ bức xúc rồi, câu chuyện trong quán cafe mà.Các cụ lắm chuyện như đàn bà. Người ta cần nhờ hỏi thủ tục, cụ nào biết thì trả lời, không thì thôi. Đằng này 10 cụ thì 9 cụ hỏi lý do đổi....
Muốn đổi tên thì phải có lý do. Lý do thường được nại ra là trùng tên cụ, kỵ gì đó.Có cụ nào rành giúp em phát. Em muốn đổi tên cho con trai 2 tuổi mà giờ thây thủ tục lằng nhằng quá. Có cụ nào đã trải qua hoặc có thông tin gì ới em với. Em ở phường phương liệt
Đổi tên cho người lớn có khó lắm ko cụ ?Muốn đổi tên thì phải có lý do. Lý do thường được nại ra là trùng tên cụ, kỵ gì đó.
Thủ tục là lập một cái biên bản họp họ nói tra gia phả cháu trùng tên cụ nên phải đổi.
Ra ubnd phường gặp cán bộ tư pháp phường xin hướng dẫn thủ tục, bôi trơn thì họ sẽ giúp.
Nên đổi trc khi đi học, sau khi đi học phải sửa học bạ mệt lắm.
Có vụ người ta nhờ em và họ sẵn sàng chi vài chục củ để đổi tên nhưng không phải vụ nào em cũng nhận.
Không cấm nhưng không cho đổi tự do, thích đổi là đc đâu.Không vội thì cứ theo quy định của luật mà làm cụ ạ. Pháp luật không cấm.
Khó hơn và kèm theo là phải sửa một loạt giấy tờ từ chúng minh thư, hộ khẩu, bằng cấp, lý lịch ....Đổi tên cho người lớn có khó lắm ko cụ ?
Em cũng nghĩ chắc cụ chủ bất đắc dĩ mới muốn đổi tên cho con thôi, chứ không ai tự nhiên thích đi đổi cả.Không cấm nhưng không cho đổi tự do, thích đổi là đc đâu.
Cái khó ở chỗ này:Em cũng nghĩ chắc cụ chủ bất đắc dĩ mới muốn đổi tên cho con thôi, chứ không ai tự nhiên thích đi đổi cả.
Em trích xuất quy định của Pháp luật cho cụ chủ thớt tham khảo:
--------------------------------------
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự năm 2015
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật hộ tịch.
2. Luật sư tư vấn:
Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền thay đổi tên như sau:
"1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ".
Vì vậy, theo quy định của pháp luật bạn có quyền thay đổi tên cho con khi con bạn đáp ứng được một trong những điều kiện nêu trên.
Tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về điều kiện thay đổi cải chính hộ tịch:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Về thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tên, chữ đệm:
Người yêu cầu thay đổi họ, tên, chữ đệm phải nộp tờ khai, xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi hộ tịch họ, tên, chữ đệm.
Việc thay đổi họ, tên, chữ đệm cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Theo đó bạn phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm: tờ khai( theo mẫu), bản chính giấy khai sinh của con bạn, và các giấy tờ chứng minh lý do muốn thay đổi
Về thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
Sau này làm bản sao giấy khai sinh thì phải làm bản mới chứ ko dùng bản chính photo công chứng từ bản chính ra được phải ko cụ, vì bản chính vẫn tên cũ chỉ là kèm thêm quyết định tên mới.Em đã đổi tên cho con em, chia sẻ với cụ thế này. Việc này là quan trọng, liên quan đến nhân thân, đi theo con cụ cả đời, nên phải làm một cách chính tắc, theo đúng quy định pháp luật. Nói vậy thôi chứ cũng đơn giản lắm, nhất là khi con cụ còn bé như vậy.
Đầu tiên, cụ ra Phường xin mẫu tờ khai. Khi khai phần lý do đổi tên thì cụ nên khai do cháu trùng tên với các cụ, cần đổi tên cho phù hợp thuần phong, mỹ tục. Lý do này chính quyền cũng dễ thông cảm và không cần giấy tờ chứng nhận gì khác.
Sau khi được chấp nhận, phường sẽ cấp cho con cụ một Quyết định đổi tên, quyết định này sẽ gắn liền với giấy khai sinh bản chính, đồng thời ghi chú trong giấy khai sinh bản chính và hộ khẩu việc đổi tên này.
Sau đó cụ làm lại giấy khai sinh bản sao, bản này chỉ ghi tên mới. Từ giờ tất cả giấy tờ của cháu sẽ dùng tên mới. Vì cháu chưa đi học nên mọi việc cực đơn giản, thậm chí chả ai biết con cụ có tên cũ.
Ý cụ thế nào em không hiểu.Sau này làm bản sao giấy khai sinh thì phải làm bản mới chứ ko dùng bản chính photo công chứng từ bản chính ra được phải ko cụ, vì bản chính vẫn tên cũ chỉ là kèm thêm quyết định tên mới.