- Biển số
- OF-746343
- Ngày cấp bằng
- 14/10/20
- Số km
- 662
- Động cơ
- 63,317 Mã lực
- Tuổi
- 27
Đời sống cực khác biệt của người Việt những năm 1990s: ô tô lác đác mới xuất hiện trên phố, muốn thông tin phải mua báo giấy, muốn xem phim phải thuê băng. Các game thô sơ 8-bit (Mario, Contra, Kage) khiến trẻ em, thanh thiếu niên say sưa mê mẩn.
Ô tô lác đác mới xuất hiện trên phố, và là cả biểu tượng của sự sang trọng quyền thế:
Những năm đầu 1990s, một tụ điểm Cháo Lươn tấp nập nhất Vinh nhưng xung quanh chỉ toàn xe đạp ,xe máy Honda Dream. Thế rồi một chiếc xe ô tô xuất hiện, các chủ nhân bước xuống gọi cháo trong sự trầm trồ, thán phục, ghen tỵ của các thực khách khác.
Bây giờ ăn sáng ở Vinh mà đi ô tô là một thử thách, nhiều người phải đỗ xa cả trăm m.
Những năm 1999 trong xóm em có một bác gái là vợ một cán bộ cấp cao, lái một chiếc Matiz xanh đi chợ mà dõi theo là bao nhiêu cặp mắt trầm trồ, ghen tỵ rồi. Bây giờ khu chợ đó vẫn còn nhưng bãi đỗ xe thì nháo nhác Morning, Vios, Altis, Accent.... đủ thấy thời đó khác bây giờ thế nào.
Ô tô thời 1990s rất hiếm hoi ở VN, và bừng sáng, tỏa sáng ở mọi đường phố nó xuất hiện:
Muốn xem phim phải ra tiệm băng thuê băng:
Tivi chỉ 3 kênh, muốn xem phim người Việt phải ra tiệm băng thuê băng về xem, các phim võ thuật HK đặc biệt đc ng Việt ưa chuộng, nhất là các phim của Lý Liên Kiệt, Thành Long; ngoài ra các phim truyền hình dài tập của TVB (thời đó gọi là phim bộ) cũng rất được ưa chuộng. Các phim lấy bối cảnh các băng đảng XHĐ Hong Kong, Thượng Hải choảng nhau thì được dân Việt gọi là "XHĐ HongKong", phim kiếm hiệp thì gọi là "chưởng", tình cảm thì gọi là "tâm lý xã hội". Cụm từ "PAL hay NTSC" rất phổ biến lúc này.
Đầu 1990s xóm em có nhà hay mở Hãy Đợi Đấy, Tôn Ngộ Không mà trẻ con cả xóm đổ vào chật kín nhà coi, đủ thấy thời đó khác giờ thế nào.
Các băng từ thu các phim nổi tiếng của điện ảnh Hong Kong, nhất là các phim của Lý Liên Kiệt, Thành Long... được cho thuê nhiều tới mức nhiều băng bị nát, chủ tiệm phải nhập băng mới
Muốn thông tin phải mua báo giấy:
Sạp báo là tụ điểm tới lui quen thuộc của người Việt thời đó. Các báo giấy được ưa chuộng là Tiền Phong, An Ninh Thế Giới, Nhân Dân, Hoa Học Trò....
Những game thô sơ 8 bit khiến trẻ em, thanh thiếu niên say sưa mê mẩn. Ngày nay game phải 3D nhân vật hàng nghìn polygon, cảnh vật sống động chi tiết mới có người chơi. Chứ thời đó những hình họa chuyển động thô sơ cũng khiến trẻ em, thanh thiếu niên say sưa rồi. Một ốt điện từ thời đó nhiều cậu bé phải chờ 2-3h đồng hồ mới được chơi game yêu thích của mình.
Ô tô lác đác mới xuất hiện trên phố, và là cả biểu tượng của sự sang trọng quyền thế:
Những năm đầu 1990s, một tụ điểm Cháo Lươn tấp nập nhất Vinh nhưng xung quanh chỉ toàn xe đạp ,xe máy Honda Dream. Thế rồi một chiếc xe ô tô xuất hiện, các chủ nhân bước xuống gọi cháo trong sự trầm trồ, thán phục, ghen tỵ của các thực khách khác.
Bây giờ ăn sáng ở Vinh mà đi ô tô là một thử thách, nhiều người phải đỗ xa cả trăm m.
Những năm 1999 trong xóm em có một bác gái là vợ một cán bộ cấp cao, lái một chiếc Matiz xanh đi chợ mà dõi theo là bao nhiêu cặp mắt trầm trồ, ghen tỵ rồi. Bây giờ khu chợ đó vẫn còn nhưng bãi đỗ xe thì nháo nhác Morning, Vios, Altis, Accent.... đủ thấy thời đó khác bây giờ thế nào.
Ô tô thời 1990s rất hiếm hoi ở VN, và bừng sáng, tỏa sáng ở mọi đường phố nó xuất hiện:
Muốn xem phim phải ra tiệm băng thuê băng:
Tivi chỉ 3 kênh, muốn xem phim người Việt phải ra tiệm băng thuê băng về xem, các phim võ thuật HK đặc biệt đc ng Việt ưa chuộng, nhất là các phim của Lý Liên Kiệt, Thành Long; ngoài ra các phim truyền hình dài tập của TVB (thời đó gọi là phim bộ) cũng rất được ưa chuộng. Các phim lấy bối cảnh các băng đảng XHĐ Hong Kong, Thượng Hải choảng nhau thì được dân Việt gọi là "XHĐ HongKong", phim kiếm hiệp thì gọi là "chưởng", tình cảm thì gọi là "tâm lý xã hội". Cụm từ "PAL hay NTSC" rất phổ biến lúc này.
Đầu 1990s xóm em có nhà hay mở Hãy Đợi Đấy, Tôn Ngộ Không mà trẻ con cả xóm đổ vào chật kín nhà coi, đủ thấy thời đó khác giờ thế nào.
Các băng từ thu các phim nổi tiếng của điện ảnh Hong Kong, nhất là các phim của Lý Liên Kiệt, Thành Long... được cho thuê nhiều tới mức nhiều băng bị nát, chủ tiệm phải nhập băng mới
Muốn thông tin phải mua báo giấy:
Sạp báo là tụ điểm tới lui quen thuộc của người Việt thời đó. Các báo giấy được ưa chuộng là Tiền Phong, An Ninh Thế Giới, Nhân Dân, Hoa Học Trò....
Những game thô sơ 8 bit khiến trẻ em, thanh thiếu niên say sưa mê mẩn. Ngày nay game phải 3D nhân vật hàng nghìn polygon, cảnh vật sống động chi tiết mới có người chơi. Chứ thời đó những hình họa chuyển động thô sơ cũng khiến trẻ em, thanh thiếu niên say sưa rồi. Một ốt điện từ thời đó nhiều cậu bé phải chờ 2-3h đồng hồ mới được chơi game yêu thích của mình.
Chỉnh sửa cuối: