[Funland] đôi điều về chuyện bóp còi xe

Dream viêt

Xe hơi
Biển số
OF-78108
Ngày cấp bằng
17/11/10
Số km
106
Động cơ
419,740 Mã lực
cháu đi ở đường tắc, ai bóp còi đằng sau cháu ghét lắm :D
Đó là nét văn hoá bùn mà, ngày xưa còn xe em mà đã bóp cò là có vấn đề rồi, chả bù ông anh nhân viên của em thì còi như kiểu "cái xe nó thiết kế có còi mà, ko bóp thì để làm gì"
 

Cà phê đen

Xe tải
Biển số
OF-142819
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
222
Động cơ
365,280 Mã lực
Nơi ở
Cà phê quán
ko phải lúc nào cũng bop còi, nhưng có nhũng lúc ko có còi sẽ gây tai nạn, cho nên ko phải ko bóp còi mà là bóp còi lúc nào
 

hungphong276

Xe tải
Biển số
OF-124400
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
245
Động cơ
381,510 Mã lực
Khi tiếng còi thét lên đó là lúc sự văn minh đổ sụp xuống.
Lạy hồn, lần đầu tiên trong đời em thấy tài xế xe buýt lại rao giảng về văn minh khi tham gia giao thông kia đấy. Các bố được xếp vào loại hung thần đường phố và chạy xe vô văn hóa thậm chí còn hơn cả taxi.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Lạy hồn, lần đầu tiên trong đời em thấy tài xế xe buýt lại rao giảng về văn minh khi tham gia giao thông kia đấy. Các bố được xếp vào loại hung thần đường phố và chạy xe vô văn hóa thậm chí còn hơn cả taxi.
Lần sau đọc kỹ rùi commen nhé xe khách đường dài chứ ko phải xe buýt . Mà bạn tớ thế hệ xưa cũng lái xe buýt rất cẩn thận . Đừng vì vài thằng trẻ trâu cầm lái xe buýt bố láo mà miệt thị nghề này nhé
 

YAMAKAWA

Xe tăng
Biển số
OF-59395
Ngày cấp bằng
18/3/10
Số km
1,028
Động cơ
451,840 Mã lực
yêu cầu bóp còi đây này


 
Chỉnh sửa cuối:

hungphong276

Xe tải
Biển số
OF-124400
Ngày cấp bằng
15/12/11
Số km
245
Động cơ
381,510 Mã lực
Lần sau đọc kỹ rùi commen nhé xe khách đường dài chứ ko phải xe buýt . Mà bạn tớ thế hệ xưa cũng lái xe buýt rất cẩn thận . Đừng vì vài thằng trẻ trâu cầm lái xe buýt bố láo mà miệt thị nghề này nhé
Vậy em xin lỗi cụ, cơ mà xe khách đường dài thì lại còn tệ hơn cả xe buýt, nhìn các cụ ấy đua tốc độ trên đường thì phê đừng hỏi.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Vậy em xin lỗi cụ, cơ mà xe khách đường dài thì lại còn tệ hơn cả xe buýt, nhìn các cụ ấy đua tốc độ trên đường thì phê đừng hỏi.
Tớ về hưu lâu rồi . Nên cậu tự biết là thời nào nhé . Thời tớ lái còn chưa có đường cao tốc cơ . Cậu đã đi xe ba đình bao giờ chưa
 

s0s82

Xe tải
Biển số
OF-154807
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
391
Động cơ
356,828 Mã lực
Em ghét nhất lái xe hay dùng còi mà dùng vớ vẩn. Có lần đang đi buổi tối xe taxi đằng sau cứ còi. Trong khi đó đường thì vẫn đang còn rộng. Bực mình em cho lướt trước, em lách sang gương phụ bật đèn pha nhìn rõ mặt tài xế luôn. Một lúc sau thấy đi tử tế hơn.
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,295
Động cơ
1,603,202 Mã lực
Thật còi cũng do thói quen ko tốt thôi, e lúc nào bực mới còi còn bt thì ít khi còi lắm.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,864
Động cơ
422,559 Mã lực
Thiên nhiên vốn đã trật tự cho đến khi có sự xuất hiện của con người.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,864
Động cơ
422,559 Mã lực
Người Việt ồn ào

Tôi bóp còi, vậy tôi hiện hữu!”

* * *

Tôi không biết người Mỹ, nói chung, có trầm lặng hay không. Nhưng tôi biết chắc một điều: Người Việt chúng ta, nói chung, thì rất ồn ào.

Tôi không nói đến những sự ồn ào khi xem bóng đá hay trong các cuộc tranh tài khác. Ở đâu cũng vậy. Văn hoá thể thao hay văn hoá lễ hội là văn hoá của đám đông và của sự ồn ào.

Ở đây, tôi chỉ giới hạn trong đời sống hàng ngày.

Với giới hạn như thế, tôi có cảm tưởng, sự ồn ào của người Việt là một điều rất đáng nói.

Ồn ào từ ngoài đường phố. So với các đường phố trên thế giới, đường phố Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn, đứng đầu là Sài Gòn và Hà Nội, có hai đặc điểm nổi bật nhất: lộn xộn và ồn ào. Chuyện lộn xộn thì chúng ta đã bàn trong bài về văn hoá giao thông; còn chuyện ồn ào thì cũng đã được nhiều người đề cập. Tôi đã từng nghe nhiều người bạn vốn du lịch nhiều, nhận xét: Chưa thấy đường phố nào ồn ào như đường phố ở Việt Nam.

Đi xe, từ xe hơi đến xe gắn máy, người ta bóp còi inh ỏi liên tục. Ở ngoại quốc, lái xe, thỉnh thoảng chúng ta cũng bóp còi. Mục đích chủ yếu của việc bóp còi là để nhắc nhở chiếc xe phía trước điều gì đó, chẳng hạn, đèn đã xanh nhưng họ vẫn tiếp tục ngừng lại. Ở Việt Nam, bóp còi chủ yếu là để nhắc nhở những người lái xe khác, trước mặt và chung quanh, là mình đang… lái xe.

Để họ nhường đường hoặc đừng quẹo ẩu. Thành ra, bắt chước Descartes, có thể nói, ở Việt Nam, “Tôi bóp còi, vậy tôi hiện hữu!” Hậu quả của “triết lý” đó là, theo ghi nhận của mấy người bạn và người quen của tôi, ở Việt Nam, hai bộ phận trong xe hơi và xe gắn máy dễ bị hư nhất là: kèn và thắng. Hầu như lúc nào chúng cũng hoạt động liên tục.



Ồn gần ngang ngửa với đường phố là chợ. Trong tiếng Việt có thành ngữ “ồn như chợ” hay “ồn như chợ vỡ”. Không có chợ nào đang hoạt động và có khách mà lại hoàn toàn im lặng. Nhưng độ ồn của nhiều chợ, nhất là các chợ ở Tây phương, thường rất chừng mực. Nói cho đúng: ở đó có nhiều tiếng động hơn là tiếng ồn. Thỉnh thoảng có vài chợ, một lúc nào đó, có người cầm loa phóng thanh quảng cáo hay chào mời khách hàng. Nhưng, thường, trong cả chợ, chỉ có một vài người chào mời hay quảng cáo như thế. Khi cửa hàng này dùng loa phóng thanh thì cửa hàng khác im lặng. Chợ Việt Nam, ngược lại, hầu như lúc nào cũng ồn. Tiếng chân lê trên dép nhựa. Tiếng chào hàng. Tiếng trả giá. Tiếng cãi cọ. Tiếng cười nói. Tiếng nhạc mở từ trong các tiệm. Ồn nhất là tiếng rao hàng. Ra ngoại quốc, người Việt vẫn giữ nguyên thói quen rao hàng rất ồn ào như thế. Cứ vào các khu chợ Việt Nam thì thấy. Đại khái: “Xoài tươi, 20 đô một thùng đây! Mại dzô!”, “Sầu riêng mới nhập từ Thái Lan, 3 đô một ký đây! Dzô đi bà con ơi!”. Thường người ta không nhường nhau. Mạnh ai nấy gào. Người bên cạnh gào to thì mình cố gào cho to hơn nữa. Cuộc chiến giành khách được thể hiện, trước hết, bằng độ lớn của những tiếng mời khách.

Cũng ngang ngửa với chợ là quán nhậu. Vào các quán bia rượu của Tây phương, người ta dễ thấy cảnh từng nhóm ngồi vừa uống vừa chuyện trò rù rì với nhau. Ở các quán nhậu Việt Nam thì khác hẳn. Nhậu, người Việt Nam thường có một thói quen mà người ngoại quốc hiếm khi có: ép. Uống một mình hình như người ta không thấy… dzui. Người ta phải mời người khác: “Cụng ly!” Vào cuộc, cụng. Nhậu ngà ngà rồi, cũng cụng. Đã ngất ngư, cũng cụng nữa. Người nào không tự nguyện cụng ly thì bị ép. Trong quán nhậu, lúc nào cũng nghe lảnh lói những tiếng mời ép như tiếng hô xung trận: “Dzô!” hay “Trăm phần trăm!” Ngoài chuyện mời hay ép, người ta còn bày cách phạt nhau. Đến muộn: phạt! Uống ít, phá mồi nhiều: phạt! Uống mà không say thì không “đã”. Mà đã say thì nói nhiều. Nhiều nhất là chuyện tiếu lâm. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong các quán nhậu, lâu lâu người ta lại cười rú lên.

Ngay trong các lớp học, người Việt Nam cũng ồn. Lớp toàn sinh viên Việt Nam càng ồn. Ở các lớp xen kẽ vừa sinh viên ngoại quốc vừa sinh viênViệt Nam, theo kinh nghiệm đi dạy gần cả 20 năm của tôi, đám sinh viên Việt Nam cũng thường có thói quen nói chuyện trong lớp nhiều nhất. Trong các cuộc họp hành hay hội nghị cũng thế. Trên bục, diễn giả cứ nói; ở dưới, thính giả cứ tự nhiên chụm đầu vào nhau rì rầm. Thỉnh thoảng lại cười rinh rích trông rất hả hê.

Nhưng không phải chỉ ở ngoài đường, ngoài chợ, trong quán nhậu, trong lớp học hay hội trường, người Việt mới ồn. Tôi muốn nói thêm: ở đâu người Việt Nam cũng ồn. Cái ồn không ở hoàn cảnh mà ở cái giọng. Nói chung, theo tôi, phần lớn người Việt Nam có giọng nói và tiếng cười khá to. Dĩ nhiên không phải tất cả. Nhưng có nhiều, rất nhiều. Có thể nói là đa số.

Ở trường học, ngồi trong văn phòng, nghe rộ lên những tiếng cười rổn rảng; chưa kịp nghe giọng, tôi đã biết ngay: người Việt! Thỉnh thoảng cũng nhầm: không phải người Việt. Mà là người Hoa! Thì cũng…đồng văn cả!

Thật ra, nếu đi thi giọng, chưa chắc giọng người Việt đã lớn. Có khi ngược lại. Có điều, ở chỗ công cộng, người Tây phương thường hãm âm thanh lại cho… vừa đủ nghe. Còn người Việt thì không. Ở đâu và lúc nào cũng thường chỉ có một “volume”. Lại là volume ở độ cao nhất.

Tại sao có hiện tượng như thế?

Trong cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” (bản dịch của Nguyễn Hồi Thủ, nxb Văn Nghệ, California, 1991), Bá Dương cũng ghi nhận là người Trung Quốc, đặc biệt là người Quảng Đông, cũng rất ồn ào. Ông cũng đặt câu hỏi: Tại sao? Rồi ông trả lời: “Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng là mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình.” (tr. 40).

Tôi không nghĩ đó là trường hợp của người Việt Nam. Tôi cho tính ồn ào chỉ là tàn tích của xã hội nông nghiệp. Ngay cả hiện nay, đa số người Việt vẫn còn sống ở nông thôn. Tuyệt đại đa số người Việt từ trung niên trở lên, ngay trong thành phần trí thức, cũng có gốc gác nông thôn.

Đời sống nông thôn khác đời sống thành thị ở nhiều phương diện, nhưng quan trọng nhất, theo tôi, là ở quan hệ giữa nhà ở và nơi làm việc: cả hai, thật ra, là một. Nhà để ở đồng thời cũng để làm việc. Người ta may vá trong nhà, dệt cửi trong nhà, đan lát trong nhà. Người ta phơi lúa ngoài sân, giã thóc ngoài sân; nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt trong vườn; trồng trọt cây trái và rau cỏ cũng trong vườn. Nhà, do đó, được kiến trúc theo lối đa chức năng; rất ít khi chia phòng, ngay cả nhà của phú hộ. Ý niệm riêng tư hầu như không có. Ngủ, phần lớn là ngủ chung; ba bốn người trên chiếc giường. Giường, phần lớn đặt sát bên nhau, ở một góc nào đó, không có vách ngăn. Có khi người ta ngủ ngay trên chiếc phản đặt giữa nhà.

Từ nhà này sang nhà khác, cũng không ai cần báo trước. Cứ xồng xộc bước thẳng vào nhà. Không thấy chủ ở nhà trên thì đi thẳng xuống nhà dưới; không thấy nữa thì đi tuốt ra sau vườn. Nói chuyện, người ta cũng không cần đến gần nhau. Người mẹ vừa nấu ăn trong bếp vừa lớn tiếng la rầy con đang chơi trước sân, dặn dò chồng đang lúi húi đào đất sau vườn, hay tâm tình với bà hàng xóm bên cạnh. Không có ý niệm riêng tư, không ai “care” đến chuyện làm phiền người khác vì giọng nói hay tiếng cười rổn rảng hoặc chói lói của mình.

Ở thành thị thì khác. Nơi ở và nơi làm việc thường là hai không gian khác nhau. Sáng, người ta đến hãng, sở hay công ty làm việc với nhiều người khác: đó là không gian lao động và cũng là không gian công cộng. Tối, người ta mới về nhà nghỉ ngơi: Nhà trở thành không gian để nghỉ ngơi và hoàn toàn có tính chất riêng tư. Để bảo vệ tính riêng tư, nhà người ta lúc nào cũng cửa đóng then cài. Ngay trong nhà, giữa người này và người nọ cũng có những sự riêng tư nhất định. Mỗi người một phòng riêng. Không phải lúc nào người ta cũng có thể xồng xộc vào phòng nhau. Thậm chí, ở phòng này, người ta cũng không muốn làm phiền người ở phòng bên cạnh. Nhạc chỉ mở vừa đủ cho mình nghe. Và nói, người ta cũng chỉ nói vừa đủ cho người đối thoại nghe. Tiếng ồn, do đó, bị xem như một sự xúc phạm và vi phạm vào sự riêng tư của người khác. Có thể nói “điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe” hầu như là quy luật của đời sống thành thị.

Những thói quen ăn to nói lớn, bất chấp sự riêng tư và quyền có sự im lặng của người khác được nuôi dưỡng trong nền văn hoá nông nghiệp kéo dài cả hàng ngàn năm ăn sâu vào chúng ta, không dễ gì mai một, ngay khi chúng ta đã ở thành phố, kể cả các thành phố đã được đô thị hoá rất cao ở Tây phương. Còn ở các thành phố mang nhiều chất nông thôn như ở Việt Nam thì khỏi phải nói.

Sự tồn tại của người-Việt-ồn-ào không chừng còn lâu. Có khi sang tận thế kỷ 22.

Nguyễn Hưng Quốc
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,810
Động cơ
9,447 Mã lực
Em thì chỉ dùng còi ở các trường hợp:
- Có đứa đi lấn làn, đi ngay trước mặt rất hồn nhiên.
- Trường hợp bất ngờ, đang đi thì 1 đứa lao ào vào 1 cái, tất nhiên là phải né nó nhưng phải còi.
- Đi vào đường có góc khuất (bị khuất tầm nhìn), còi để người kia ko thấy mình thì nghe tiếng còi mà còn biết để trách nhau.
- Đường tắc và có đứa nó đỗ xe ngay ở đường, hoặc đừng mua đồ ngay ở đường làm tắc thêm, trường hợp này em ko còi dài, chỉ nhấn 0,5s nhằm bảo nó có ý thức hơn.
------------------------ ngoài ra em cực kỳ hiếm khi dùng còi, các cụ thì thế nào? -----------------
Y như cụ ạ. Và thực ra em thấy ở HN dùng còi chả đi nhanh hơn bao nhiêu. Có lần em đi với một chú từ Thái Hà về Hà Đông. Chú lượn ra lượn vào, còi inh ỏi, em cứ đủng đỉnh đằng sau, tới Hà Đông thì chú chỉ hơn em vài thân xe-một khoảng cách chỉ cách nhau vài giây.
 

xemoc

Xe buýt
Biển số
OF-326767
Ngày cấp bằng
11/7/14
Số km
657
Động cơ
289,590 Mã lực
Đang lưu thông cháu hay bị giật mình kgi tiếng còi xe tải cất lên và phi ngư đang đi chết .
 

HaKiBo

Xe tải
Biển số
OF-318168
Ngày cấp bằng
3/5/14
Số km
239
Động cơ
294,090 Mã lực
Website
www.behance.net
Còi là để xin đường, báo cho phương tiện phía trước mình muốn xin vượt!
 

vanvuong

Xe điện
Biển số
OF-144813
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
2,611
Động cơ
371,177 Mã lực
Người Việt ồn ào

Tôi bóp còi, vậy tôi hiện hữu!”

* * *

Tôi không biết người Mỹ, nói chung, có trầm lặng hay không. Nhưng tôi biết chắc một điều: Người Việt chúng ta, nói chung, thì rất ồn ào.

Tôi không nói đến những sự ồn ào khi xem bóng đá hay trong các cuộc tranh tài khác. Ở đâu cũng vậy. Văn hoá thể thao hay văn hoá lễ hội là văn hoá của đám đông và của sự ồn ào.

Ở đây, tôi chỉ giới hạn trong đời sống hàng ngày.

Với giới hạn như thế, tôi có cảm tưởng, sự ồn ào của người Việt là một điều rất đáng nói.

Ồn ào từ ngoài đường phố. So với các đường phố trên thế giới, đường phố Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn, đứng đầu là Sài Gòn và Hà Nội, có hai đặc điểm nổi bật nhất: lộn xộn và ồn ào. Chuyện lộn xộn thì chúng ta đã bàn trong bài về văn hoá giao thông; còn chuyện ồn ào thì cũng đã được nhiều người đề cập. Tôi đã từng nghe nhiều người bạn vốn du lịch nhiều, nhận xét: Chưa thấy đường phố nào ồn ào như đường phố ở Việt Nam.

Đi xe, từ xe hơi đến xe gắn máy, người ta bóp còi inh ỏi liên tục. Ở ngoại quốc, lái xe, thỉnh thoảng chúng ta cũng bóp còi. Mục đích chủ yếu của việc bóp còi là để nhắc nhở chiếc xe phía trước điều gì đó, chẳng hạn, đèn đã xanh nhưng họ vẫn tiếp tục ngừng lại. Ở Việt Nam, bóp còi chủ yếu là để nhắc nhở những người lái xe khác, trước mặt và chung quanh, là mình đang… lái xe.

Để họ nhường đường hoặc đừng quẹo ẩu. Thành ra, bắt chước Descartes, có thể nói, ở Việt Nam, “Tôi bóp còi, vậy tôi hiện hữu!” Hậu quả của “triết lý” đó là, theo ghi nhận của mấy người bạn và người quen của tôi, ở Việt Nam, hai bộ phận trong xe hơi và xe gắn máy dễ bị hư nhất là: kèn và thắng. Hầu như lúc nào chúng cũng hoạt động liên tục.



Ồn gần ngang ngửa với đường phố là chợ. Trong tiếng Việt có thành ngữ “ồn như chợ” hay “ồn như chợ vỡ”. Không có chợ nào đang hoạt động và có khách mà lại hoàn toàn im lặng. Nhưng độ ồn của nhiều chợ, nhất là các chợ ở Tây phương, thường rất chừng mực. Nói cho đúng: ở đó có nhiều tiếng động hơn là tiếng ồn. Thỉnh thoảng có vài chợ, một lúc nào đó, có người cầm loa phóng thanh quảng cáo hay chào mời khách hàng. Nhưng, thường, trong cả chợ, chỉ có một vài người chào mời hay quảng cáo như thế. Khi cửa hàng này dùng loa phóng thanh thì cửa hàng khác im lặng. Chợ Việt Nam, ngược lại, hầu như lúc nào cũng ồn. Tiếng chân lê trên dép nhựa. Tiếng chào hàng. Tiếng trả giá. Tiếng cãi cọ. Tiếng cười nói. Tiếng nhạc mở từ trong các tiệm. Ồn nhất là tiếng rao hàng. Ra ngoại quốc, người Việt vẫn giữ nguyên thói quen rao hàng rất ồn ào như thế. Cứ vào các khu chợ Việt Nam thì thấy. Đại khái: “Xoài tươi, 20 đô một thùng đây! Mại dzô!”, “Sầu riêng mới nhập từ Thái Lan, 3 đô một ký đây! Dzô đi bà con ơi!”. Thường người ta không nhường nhau. Mạnh ai nấy gào. Người bên cạnh gào to thì mình cố gào cho to hơn nữa. Cuộc chiến giành khách được thể hiện, trước hết, bằng độ lớn của những tiếng mời khách.

Cũng ngang ngửa với chợ là quán nhậu. Vào các quán bia rượu của Tây phương, người ta dễ thấy cảnh từng nhóm ngồi vừa uống vừa chuyện trò rù rì với nhau. Ở các quán nhậu Việt Nam thì khác hẳn. Nhậu, người Việt Nam thường có một thói quen mà người ngoại quốc hiếm khi có: ép. Uống một mình hình như người ta không thấy… dzui. Người ta phải mời người khác: “Cụng ly!” Vào cuộc, cụng. Nhậu ngà ngà rồi, cũng cụng. Đã ngất ngư, cũng cụng nữa. Người nào không tự nguyện cụng ly thì bị ép. Trong quán nhậu, lúc nào cũng nghe lảnh lói những tiếng mời ép như tiếng hô xung trận: “Dzô!” hay “Trăm phần trăm!” Ngoài chuyện mời hay ép, người ta còn bày cách phạt nhau. Đến muộn: phạt! Uống ít, phá mồi nhiều: phạt! Uống mà không say thì không “đã”. Mà đã say thì nói nhiều. Nhiều nhất là chuyện tiếu lâm. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong các quán nhậu, lâu lâu người ta lại cười rú lên.

Ngay trong các lớp học, người Việt Nam cũng ồn. Lớp toàn sinh viên Việt Nam càng ồn. Ở các lớp xen kẽ vừa sinh viên ngoại quốc vừa sinh viênViệt Nam, theo kinh nghiệm đi dạy gần cả 20 năm của tôi, đám sinh viên Việt Nam cũng thường có thói quen nói chuyện trong lớp nhiều nhất. Trong các cuộc họp hành hay hội nghị cũng thế. Trên bục, diễn giả cứ nói; ở dưới, thính giả cứ tự nhiên chụm đầu vào nhau rì rầm. Thỉnh thoảng lại cười rinh rích trông rất hả hê.

Nhưng không phải chỉ ở ngoài đường, ngoài chợ, trong quán nhậu, trong lớp học hay hội trường, người Việt mới ồn. Tôi muốn nói thêm: ở đâu người Việt Nam cũng ồn. Cái ồn không ở hoàn cảnh mà ở cái giọng. Nói chung, theo tôi, phần lớn người Việt Nam có giọng nói và tiếng cười khá to. Dĩ nhiên không phải tất cả. Nhưng có nhiều, rất nhiều. Có thể nói là đa số.

Ở trường học, ngồi trong văn phòng, nghe rộ lên những tiếng cười rổn rảng; chưa kịp nghe giọng, tôi đã biết ngay: người Việt! Thỉnh thoảng cũng nhầm: không phải người Việt. Mà là người Hoa! Thì cũng…đồng văn cả!

Thật ra, nếu đi thi giọng, chưa chắc giọng người Việt đã lớn. Có khi ngược lại. Có điều, ở chỗ công cộng, người Tây phương thường hãm âm thanh lại cho… vừa đủ nghe. Còn người Việt thì không. Ở đâu và lúc nào cũng thường chỉ có một “volume”. Lại là volume ở độ cao nhất.

Tại sao có hiện tượng như thế?

Trong cuốn “Người Trung Quốc xấu xí” (bản dịch của Nguyễn Hồi Thủ, nxb Văn Nghệ, California, 1991), Bá Dương cũng ghi nhận là người Trung Quốc, đặc biệt là người Quảng Đông, cũng rất ồn ào. Ông cũng đặt câu hỏi: Tại sao? Rồi ông trả lời: “Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng là mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình.” (tr. 40).

Tôi không nghĩ đó là trường hợp của người Việt Nam. Tôi cho tính ồn ào chỉ là tàn tích của xã hội nông nghiệp. Ngay cả hiện nay, đa số người Việt vẫn còn sống ở nông thôn. Tuyệt đại đa số người Việt từ trung niên trở lên, ngay trong thành phần trí thức, cũng có gốc gác nông thôn.

Đời sống nông thôn khác đời sống thành thị ở nhiều phương diện, nhưng quan trọng nhất, theo tôi, là ở quan hệ giữa nhà ở và nơi làm việc: cả hai, thật ra, là một. Nhà để ở đồng thời cũng để làm việc. Người ta may vá trong nhà, dệt cửi trong nhà, đan lát trong nhà. Người ta phơi lúa ngoài sân, giã thóc ngoài sân; nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt trong vườn; trồng trọt cây trái và rau cỏ cũng trong vườn. Nhà, do đó, được kiến trúc theo lối đa chức năng; rất ít khi chia phòng, ngay cả nhà của phú hộ. Ý niệm riêng tư hầu như không có. Ngủ, phần lớn là ngủ chung; ba bốn người trên chiếc giường. Giường, phần lớn đặt sát bên nhau, ở một góc nào đó, không có vách ngăn. Có khi người ta ngủ ngay trên chiếc phản đặt giữa nhà.

Từ nhà này sang nhà khác, cũng không ai cần báo trước. Cứ xồng xộc bước thẳng vào nhà. Không thấy chủ ở nhà trên thì đi thẳng xuống nhà dưới; không thấy nữa thì đi tuốt ra sau vườn. Nói chuyện, người ta cũng không cần đến gần nhau. Người mẹ vừa nấu ăn trong bếp vừa lớn tiếng la rầy con đang chơi trước sân, dặn dò chồng đang lúi húi đào đất sau vườn, hay tâm tình với bà hàng xóm bên cạnh. Không có ý niệm riêng tư, không ai “care” đến chuyện làm phiền người khác vì giọng nói hay tiếng cười rổn rảng hoặc chói lói của mình.

Ở thành thị thì khác. Nơi ở và nơi làm việc thường là hai không gian khác nhau. Sáng, người ta đến hãng, sở hay công ty làm việc với nhiều người khác: đó là không gian lao động và cũng là không gian công cộng. Tối, người ta mới về nhà nghỉ ngơi: Nhà trở thành không gian để nghỉ ngơi và hoàn toàn có tính chất riêng tư. Để bảo vệ tính riêng tư, nhà người ta lúc nào cũng cửa đóng then cài. Ngay trong nhà, giữa người này và người nọ cũng có những sự riêng tư nhất định. Mỗi người một phòng riêng. Không phải lúc nào người ta cũng có thể xồng xộc vào phòng nhau. Thậm chí, ở phòng này, người ta cũng không muốn làm phiền người ở phòng bên cạnh. Nhạc chỉ mở vừa đủ cho mình nghe. Và nói, người ta cũng chỉ nói vừa đủ cho người đối thoại nghe. Tiếng ồn, do đó, bị xem như một sự xúc phạm và vi phạm vào sự riêng tư của người khác. Có thể nói “điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe” hầu như là quy luật của đời sống thành thị.

Những thói quen ăn to nói lớn, bất chấp sự riêng tư và quyền có sự im lặng của người khác được nuôi dưỡng trong nền văn hoá nông nghiệp kéo dài cả hàng ngàn năm ăn sâu vào chúng ta, không dễ gì mai một, ngay khi chúng ta đã ở thành phố, kể cả các thành phố đã được đô thị hoá rất cao ở Tây phương. Còn ở các thành phố mang nhiều chất nông thôn như ở Việt Nam thì khỏi phải nói.

Sự tồn tại của người-Việt-ồn-ào không chừng còn lâu. Có khi sang tận thế kỷ 22.

Nguyễn Hưng Quốc
Em cũng thấy hầu hết chả ai dạy con mình không được la hét khi đông người, ở chỗ công công cả.
Bởi thế, khi chúng lớn, chúng sẽ hét lên theo thói quen thôi ạ.
 

maivanrau

Xe điện
Biển số
OF-297965
Ngày cấp bằng
8/11/13
Số km
2,483
Động cơ
328,640 Mã lực
Cụ dạy phải quá ạ !
 

gago69

Xe lăn
Biển số
OF-1969
Ngày cấp bằng
16/10/06
Số km
11,174
Động cơ
-69 Mã lực
Nơi ở
Hàng Chiếu
Bao giờ em có xe ô tô để lái, em sẽ trải nghiệm và chém với các cụ sau ạ !
 

Dương Billy

Xe tải
Biển số
OF-303359
Ngày cấp bằng
30/12/13
Số km
486
Động cơ
308,914 Mã lực
Em ghét nhất là bọn xe tải đi đường trong phố cứ còi um lên điếc tai. Thứ 2 là mấy thằng đèn đỏ chưa hết cứ đứng sau còi, chắc mù màu hay mù chữ gì đấy
 

cunglatruong

Xe lăn
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
10,069
Động cơ
407,054 Mã lực
vậy chức năng còi xe dùng để xin đường và báo vượt do nhà sx chỉ định mấy cụ bỏ qua ah... ở VN tham gia gt mà nói k xài còi ??? cụ nào dám vỗ ngực nói vậy ? quá lắm là BV với trường học thì k dùng ... chứ mỗi 1km trên đường 02 bánh nó lấn làn chạy nghênh ngang k bip còi thì lết sau lưng nó à hay húc mít nó.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top