[Funland] Độc quyền đẻ ra lắm thể loại quái thai.

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,825
Động cơ
202,464 Mã lực
Cái tư duy của cụ khiến cho cái việc độc quyền sang mở rộng nó bị biến tấu quái dị thế đấy. Ông biết là tư nhân ko thể đầu tư truyền tải nên ông cho người ta thoải mái sx nhưng dek biết chuyển đi thế nào, và ông tự quyết định việc mua của ai. Còn ở nước ngoài (1 số nước thôi nhé) người ta tư nhân hóa nguồn và điểm bán cuối, nhà nước chỉ quản lý dây dẫn và thu phế. Nhiều cụ trên đây đang ở Đức đã xác nhận vấn đề này.
Em giảng dạy về kinh tế, đến bây giờ mọi sách giáo khoa VN và một số sách nước ngoài mà em có vẫn dạy các ngành điện, nước là độc quyền tự nhiên. Ngay cả wikipedia cũng liệt kê https://en.wikipedia.org/wiki/Natural_monopoly

Nếu như có thể cải tạo thế nào để ngành điện, nước không còn là độc quyền tự nhiên nữa, thì đây sẽ là một trong những đột phá về kinh tế khu vực công cực kỳ quan trọng, đảo lộn lý thuyết.

Cụ có thể cho em tài liệu về cái này được không? Tổ chức sản xuất, truyền tải, tiêu thụ như thế nào? Tính toán giá thành từng khâu, hạch toán chi phí doanh thu? Mỗi khâu có mấy công ty tham gia? Nếu như có nhiều công ty (từ 5-10 công ty đổ lên) cùng tham gia bán điện cho 1 hộ dân thì là thị trường cạnh tranh (competitive market hoặc perfect market), còn nếu chỉ có dưới 5 công ty thì là "độc quyền nhóm" (oligopoly), dù chưa tốt bằng thị trường cạnh tranh những cũng là tiến bộ vượt bậc so với độc quyền.
 

congchi

Xe điện
Biển số
OF-538226
Ngày cấp bằng
23/10/17
Số km
2,449
Động cơ
209,110 Mã lực
Em giảng dạy về kinh tế, đến bây giờ mọi sách giáo khoa VN và một số sách nước ngoài mà em có vẫn dạy các ngành điện, nước là độc quyền tự nhiên. Ngay cả wikipedia cũng liệt kê https://en.wikipedia.org/wiki/Natural_monopoly

Nếu như có thể cải tạo thế nào để ngành điện, nước không còn là độc quyền tự nhiên nữa, thì đây sẽ là một trong những đột phá về kinh tế khu vực công cực kỳ quan trọng, đảo lộn lý thuyết.

Cụ có thể cho em tài liệu về cái này được không? Tổ chức sản xuất, truyền tải, tiêu thụ như thế nào? Tính toán giá thành từng khâu, hạch toán chi phí doanh thu? Mỗi khâu có mấy công ty tham gia? Nếu như có nhiều công ty (từ 5-10 công ty đổ lên) cùng tham gia bán điện cho 1 hộ dân thì là thị trường cạnh tranh (competitive market hoặc perfect market), còn nếu chỉ có dưới 5 công ty thì là "độc quyền nhóm" (oligopoly), dù chưa tốt bằng thị trường cạnh tranh những cũng là tiến bộ vượt bậc so với độc quyền.
Em nghĩ bác kiếm câu dễ hơn để hỏi đi, cao cấp thế ko phù hợp với cõi ofer này.
Mới xem thớt Thích thì bụp, mớ con giời bị lừa chưởi nhà đèn loạn lên kìa
 

zarootsys

Xe hơi
Biển số
OF-412109
Ngày cấp bằng
22/3/16
Số km
155
Động cơ
225,060 Mã lực
Tuổi
38
giờ mới biết em e là hơi muộn màng
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,182
Động cơ
532,389 Mã lực
Bác google hợp tác xã kinh doanh điện hoặc mua bán điện nó ra cả đống
Htx trong trường hợp này chỉ là 1 tổ chức bao thầu 1 khu chứ ko phải một vài tổ chức cạnh tranh bán cho mỗi hộ dân. Vì vậy nó ko đúng với việc đang bàn đến là tư nhân hóa nguồn phát và bán điện cho mỗi hộ dân còn nhà nước quản lý dây dẫn.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,182
Động cơ
532,389 Mã lực
Bác google hợp tác xã kinh doanh điện hoặc mua bán điện nó ra cả đống
Htx trong trường hợp này chỉ là 1 tổ chức bao thầu 1 khu chứ ko phải một vài ông cạnh tranh trong 1 khu cụ nhé. Và vì vậy
Em giảng dạy về kinh tế, đến bây giờ mọi sách giáo khoa VN và một số sách nước ngoài mà em có vẫn dạy các ngành điện, nước là độc quyền tự nhiên. Ngay cả wikipedia cũng liệt kê https://en.wikipedia.org/wiki/Natural_monopoly

Nếu như có thể cải tạo thế nào để ngành điện, nước không còn là độc quyền tự nhiên nữa, thì đây sẽ là một trong những đột phá về kinh tế khu vực công cực kỳ quan trọng, đảo lộn lý thuyết.

Cụ có thể cho em tài liệu về cái này được không? Tổ chức sản xuất, truyền tải, tiêu thụ như thế nào? Tính toán giá thành từng khâu, hạch toán chi phí doanh thu? Mỗi khâu có mấy công ty tham gia? Nếu như có nhiều công ty (từ 5-10 công ty đổ lên) cùng tham gia bán điện cho 1 hộ dân thì là thị trường cạnh tranh (competitive market hoặc perfect market), còn nếu chỉ có dưới 5 công ty thì là "độc quyền nhóm" (oligopoly), dù chưa tốt bằng thị trường cạnh tranh những cũng là tiến bộ vượt bậc so với độc quyền.
Cụ tham khảo các post này và hỏi những cụ liên quan để hóng thêm thông tin nhé.
Trong post cụ DE.VN đã xác nhận ở Đức hiện đang thực hiện việc kinh doanh điện theo hình thức cho thuê đường truyền. Trước đây em cũng ko nghĩ là có thể thực hiện hình thức này cho đến khi trao đổi và được các cụ trong topic kia cho biết thông tin.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,825
Động cơ
202,464 Mã lực
Htx trong trường hợp này chỉ là 1 tổ chức bao thầu 1 khu chứ ko phải một vài ông cạnh tranh trong 1 khu cụ nhé. Và vì vậy

Cụ tham khảo các post này và hỏi những cụ liên quan để hóng thêm thông tin nhé.
Trong post cụ DE.VN đã xác nhận ở Đức hiện đang thực hiện việc kinh doanh điện theo hình thức cho thuê đường truyền. Trước đây em cũng ko nghĩ là có thể thực hiện hình thức này cho đến khi trao đổi và được các cụ trong topic kia cho biết thông tin.
Em đã đọc các còm bên kia rồi. Như vậy là Đức vẫn có 1 nhà cung cấp hệ thống truyền tải duy nhất (với lý do được đưa ra là "an ninh năng lượng", "an sinh xã hội", giống như VN). Tuy nhiên, trên thực chất trong toàn bộ chuỗi cung ứng thì ông dịch vụ truyền tải này trở thành đơn vị cung ứng dịch vụ độc quyền, và nếu điều hành từ Nhà nước không tốt thì ông ấy đủ khả năng điều chỉnh phí thuê hệ thống truyền tải để ăn mòn lợi nhuận của bên sản xuất điện điện, và bên bán lẻ điện. Như vậy vẫn chưa giải quyết được bài toán độc quyền tự nhiên, dù rằng đã thu nhỏ đối tượng chịu kiểm tra, giám sát của nhà nước từ 1 tập đoàn lớn làm cả sản xuất, truyền tải, tiêu thụ, xuống còn 1 công ty nhỏ hơn (nhưng vẫn rất lớn) quản lý hệ thống đường dây, truyền tải.

Những cái trên là nói ra từ trí tưởng tượng của em, chứ em vẫn chưa hình dung ra được về mặt vật lý, tức làm cách nào để nhiều công ty bán lẻ điện có thể cùng bán trên 1 đường dây được (1 hệ thống truyền tải)? Giải pháp kỹ thuật của cái này là gì?

Hoặc giả là hệ thống điện nội bộ thành phố được đầu tư riêng, và do nhà nước nắm giữ, thu phí thuê. Các đầu dây điện được để chờ sẵn ở 1 điểm "tập kết" bên ngoài thành phố. Nếu người X mua điện công ty A thì cắm phích điện của công ty A, còn muốn đổi sang công ty B thì lại rút phích của A cắm phích của B? Thế nhưng như vậy thì sẽ đòi hỏi các công ty bán lẻ phải xây dựng hệ thống truyền tải từ nhà máy đến điểm tập kết, dẫn đến tổng chi phí đội lên.

Hoặc giả sử là toàn bộ lưới điện đều là do nhà nước đầu tư, lúc này việc đăng ký với các công ty điện khác nhau thực chất là đăng ký dịch vụ điện lực, kiểu như sửa chữa, giám sát v.v. Như vậy dư địa để cạnh tranh giảm giá điện không nhiều (nhưng nó sẽ chống được việc làm ăn gian dối).

Edit: Đây là câu trả lời mà em tìm được trên reddit. Như vậy có lẽ bản thân ngành điện vẫn là ngành độc quyền, chỉ là các công ty khác nhau sẽ cung ứng các dịch vụ khách hàng khác nhau. Như vậy thì công ty sở hữu đường dây truyền tải sẽ là điểm nghẽn, là cái nút độc quyền trong mạng lưới điện.

There are two kinds of companies: power generators and power distributors. Power distributors are the people with the wires that run to your house. This is a super-highly regulated monopoly, and so these companies make very small profits for very long periods of time.

However, there is much more money to be made generating power. There are many possible fuels, and all sorts of environmental factors to price in. These companies produce the power and feed it into the network.

The distribution companies send control signals, called demand signals, to the power generators telling them how much to make. There is a lot of complexity here, as some power plants can change output quickly and others can't.

Your money gets allocated to the company that made power corresponding to your usage. Of course those probably weren't the actual electrons you used, but if you take 100 out and your company put 100 in, that's good enough to say "you paid for your power".
In Australia (and this may apply for other countries too), electricity companies are divided into 3 categories:

  • Generators
  • Distributors
  • Retailers
Generators are the companies that own the power plants that generate the electricity.

Distributors are the companies that own the power poles and power lines that deliver electricity to your house. They also own the electricity meter at your house.

Retailers are companies that send you the bill for the electricity you use. Retailers buy electricity from the Generators at wholesale prices, and pay the Distributors a fee for using their power lines to transmit electricity to your house. All of these costs are passed on to you in your bill. Your bill will include charge for the electricity you used at the price set by the retailer, and the cost of transmitting the electricity to your house. The transmission charge is actually charged by the Distributor, and the Retailer collects this money from you to pass to the Distributor.

Some times an electricity company can be a generator, and a distributor, and a retailer. More often though they operate in just one area.

Now to answer your question. You and your neighbour may be billed by different electricity companies (Retailers), but the power line in your street is owned by the same Distributor. One particular Distributor generally owns all the infrastructure in a suburb. The electricity for both houses will travel through the same power lines in your street, and is then distributed to the two houses whenever you or your neighbour turn on an appliance. Since each of your house has its own meter (which is owned by the Distributor), the Distributor knows how much electricity you used which travelled through its power lines, and will charge you accordingly which is reflected in the bill from your Retailer.
 
Chỉnh sửa cuối:

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em đã đọc các còm bên kia rồi. Như vậy là Đức vẫn có 1 nhà cung cấp hệ thống truyền tải duy nhất (với lý do được đưa ra là "an ninh năng lượng", "an sinh xã hội", giống như VN). Tuy nhiên, trên thực chất trong toàn bộ chuỗi cung ứng thì ông dịch vụ truyền tải này trở thành đơn vị cung ứng dịch vụ độc quyền, và nếu điều hành từ Nhà nước không tốt thì ông ấy đủ khả năng điều chỉnh phí thuê hệ thống truyền tải để ăn mòn lợi nhuận của bên sản xuất điện điện, và bên bán lẻ điện. Như vậy vẫn chưa giải quyết được bài toán độc quyền tự nhiên, dù rằng đã thu nhỏ đối tượng chịu kiểm tra, giám sát của nhà nước từ 1 tập đoàn lớn làm cả sản xuất, truyền tải, tiêu thụ, xuống còn 1 công ty nhỏ hơn (nhưng vẫn rất lớn) quản lý hệ thống đường dây, truyền tải.

Những cái trên là nói ra từ trí tưởng tượng của em, chứ em vẫn chưa hình dung ra được về mặt vật lý, tức làm cách nào để nhiều công ty bán lẻ điện có thể cùng bán trên 1 đường dây được (1 hệ thống truyền tải)? Giải pháp kỹ thuật của cái này là gì?
Việc tính toán, điều độ chỉ một ông có cơ sở truyền tải làm. Những ông khác thuê lại phải đáp ứng đủ điều kiện cần thiết và thống nhất các điều khoản trong hợp đồng. Trong số những ông thuê lại, ông nào quản lý chi phí tốt, làm marketing giỏi thì có lợi nhuận cao. Khách hàng của ông nào thì dùng công tơ mét của ông đó. Cuối năm mỗi hộ tiêu thụ bao nhiêu thì nó hiện ra hết. Khách của ông nào, ông đó tự tính toán lỗ lãi rồi nộp phế cho nhà cung cấp truyền dẫn. Đơn giản vậy thôi.
Ví dụ ông có đường dây cho 3 ông A,B,C....thuê. Ông A có 500 khách hàng (công tơ mét), ông B có 400 khách hàng, ông C có 300 khách hàng. Ba ông A,B,C có nghĩa vụ thông báo cho ông có đường dây cho thuê toàn bộ số khách hàng của mình và nộp phí cho ông có đường dây cho thuê. Trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng đường dây thuộc về ông có đường dây cho thuê. Vì thế giải pháp kỹ thuật đối với mấy ông thuê lại đường dây để kinh doanh chẳng có gì là phức tạp. Giải pháp kỹ thuật duy nhất thuộc về nhà cung cấp điện và truyền tải.
Cụ thắc mắc về bài toán độc quyền tự nhiên? Nhà nước độc quyền đường dây, nhưng giá điện tới người tiêu dùng lại không độc quyền vì có rất nhiều nhà cung cấp với nhiều mức giá khác nhau, cho khách hàng tự lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình. Lúc này thì thị trường cung cấp điện sẽ không còn mang tính chất độc quyền nữa. Nó cũng na ná như thị trường viễn thông vậy.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,067
Động cơ
402,694 Mã lực

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
5,533
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Vãi cả cái tên Phạm thị như Dưới thì kinh òi.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,182
Động cơ
532,389 Mã lực
Việc tính toán, điều độ chỉ một ông có cơ sở truyền tải làm. Những ông khác thuê lại phải đáp ứng đủ điều kiện cần thiết và thống nhất các điều khoản trong hợp đồng. Trong số những ông thuê lại, ông nào quản lý chi phí tốt, làm marketing giỏi thì có lợi nhuận cao. Khách hàng của ông nào thì dùng công tơ mét của ông đó. Cuối năm mỗi hộ tiêu thụ bao nhiêu thì nó hiện ra hết. Khách của ông nào, ông đó tự tính toán lỗ lãi rồi nộp phế cho nhà cung cấp truyền dẫn. Đơn giản vậy thôi.
Ví dụ ông có đường dây cho 3 ông A,B,C....thuê. Ông A có 500 khách hàng (công tơ mét), ông B có 400 khách hàng, ông C có 300 khách hàng. Ba ông A,B,C có nghĩa vụ thông báo cho ông có đường dây cho thuê toàn bộ số khách hàng của mình và nộp phí cho ông có đường dây cho thuê. Trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng đường dây thuộc về ông có đường dây cho thuê. Vì thế giải pháp kỹ thuật đối với mấy ông thuê lại đường dây để kinh doanh chẳng có gì là phức tạp. Giải pháp kỹ thuật duy nhất thuộc về nhà cung cấp điện và truyền tải.
Cụ thắc mắc về bài toán độc quyền tự nhiên? Nhà nước độc quyền đường dây, nhưng giá điện tới người tiêu dùng lại không độc quyền vì có rất nhiều nhà cung cấp với nhiều mức giá khác nhau, cho khách hàng tự lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình. Lúc này thì thị trường cung cấp điện sẽ không còn mang tính chất độc quyền nữa. Nó cũng na ná như thị trường viễn thông vậy.
Em cho rằng đây là bài toán cực khó, chỉ ko biết ở Đức thực hiện ra sao thôi cụ. Điện có đặc điểm là công suất thu= công suất phát- tổn hao đường dây. Nếu phát thừa hay thiếu sẽ dẫn đến tăng, giảm tần số và có thể rã lưới nếu vượt qua sai số cho phép. Và như vậy cơ quan điều độ (quản lý lưới) sẽ phải ôm cả việc chọn nguồn trong n nhà máy điện để có phương án phát tức thời và giá hợp lý nhất trong lúc đó hay là việc của nhà bán lẻ. Như cụ đã nói thì đó là việc của đơn vị điều độ vậy đã có trường hợp kiện tụng giữa việc điều độ chọn nguồn "cao giá" hơn nhà bán lẻ mong muốn chưa.
Về nguyên tắc điều độ sẽ chia các nhà máy thành nhà máy chạy công suất nền và nhà máy phủ đỉnh. Ở VN, EVN cần 1 nhóm phủ đỉnh và toàn quyền quyết định nhà máy nào hòa lưới, nhưng ở lưới điện có n nhà bán lẻ thì trường hợp xấu nhất sẽ có n nhà máy phủ đỉnh nhưng lại dễ quản lý, còn khi vài ông ký hđ với 1 nhà máy và lẫn lộn lên thì bên điều độ sẽ giải quyết thế nào để đảm bảo thời gian đáp ứng và độ thống nhất phương án vậy cụ.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em cho rằng đây là bài toán cực khó, chỉ ko biết ở Đức thực hiện ra sao thôi cụ. Điện có đặc điểm là công suất thu= công suất phát- tổn hao đường dây. Nếu phát thừa hay thiếu sẽ dẫn đến tăng, giảm tần số và có thể rã lưới nếu vượt qua sai số cho phép. Và như vậy cơ quan điều độ (quản lý lưới) sẽ phải ôm cả việc chọn nguồn trong n nhà máy điện để có phương án phát tức thời và giá hợp lý nhất trong lúc đó hay là việc của nhà bán lẻ. Như cụ đã nói thì đó là việc của đơn vị điều độ vậy đã có trường hợp kiện tụng giữa việc điều độ chọn nguồn "cao giá" hơn nhà bán lẻ mong muốn chưa.
Về nguyên tắc điều độ sẽ chia các nhà máy thành nhà máy chạy công suất nền và nhà máy phủ đỉnh. Ở VN, EVN cần 1 nhóm phủ đỉnh và toàn quyền quyết định nhà máy nào hòa lưới, nhưng ở lưới điện có n nhà bán lẻ thì trường hợp xấu nhất sẽ có n nhà máy phủ đỉnh nhưng lại dễ quản lý, còn khi vài ông ký hđ với 1 nhà máy và lẫn lộn lên thì bên điều độ sẽ giải quyết thế nào để đảm bảo thời gian đáp ứng và độ thống nhất phương án vậy cụ.
Như em đã nói ở thớt kia. Châu Âu nó hợp tác với nhau gần như tất cả mọi lĩnh vực, điện cũng không ngoài lề. Đức nó hợp tác với các nước lân bang như Pháp, Bỉ, Luxambua....Cho nên bài toán thừa thiếu là không quá khó. Như cụ biết, nhiệt điện, điện nguyên tử là trong tầm kiểm soát....ngoài ra,nó còn có điện từ gió, từ Pin mặt trời nó hòa vào lưới. Mà gió hay ánh nắng thì khi nhiều, khi ít...nhưng hệ thống trung tâm đều hóa giải và phân bố hợp lý được trên cở sở linh hoạt giá với các nhà bán lẻ. Trường hợp kiện tụng là không thể tránh khỏi, nhưng rất hiếm, vì ở bên này trước khi ra sản phẩm, nhà cung cấp bao giờ cũng làm chắc hệ thống luật với hàng trăm điều khoản trong hợp đồng cho các bên tham gia, trong đó có cả những điều khoản cực kỳ quan trọng khi xảy ra tranh chấp. Có hợp đồng trong tay rồi thì các bên cứ thế mà tuân thủ thôi. Ngoài ra trong quá trình thực hiện hợp đồng với nhau, luật luôn được sửa đổi và bổ xung để hướng tới hợp tác chặt chẽ và hoàn hảo nhất.
Vâng chốt lại vẫn là ở cái hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng chặt chẽ và không có ai hay bất cứ thế lực nào có thể can thiệp làm sai nó đi. Và các bên cứ bám vào đó làm ăn với nhau thôi. Có muốn đánh tráo, cãi lộn cũng không thể.
 

Omen333

Xe đạp
Biển số
OF-648364
Ngày cấp bằng
8/5/19
Số km
10
Động cơ
109,360 Mã lực
Tuổi
36
Là dân đen muôn đời khổ cụ ah, ko làm gì đc chúng nó đâu
 

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,102
Động cơ
184,137 Mã lực
Tuổi
38
Như em đã nói ở thớt kia. Châu Âu nó hợp tác với nhau gần như tất cả mọi lĩnh vực, điện cũng không ngoài lề. Đức nó hợp tác với các nước lân bang như Pháp, Bỉ, Luxambua....Cho nên bài toán thừa thiếu là không quá khó. Như cụ biết, nhiệt điện, điện nguyên tử là trong tầm kiểm soát....ngoài ra,nó còn có điện từ gió, từ Pin mặt trời nó hòa vào lưới. Mà gió hay ánh nắng thì khi nhiều, khi ít...nhưng hệ thống trung tâm đều hóa giải và phân bố hợp lý được trên cở sở linh hoạt giá với các nhà bán lẻ. Trường hợp kiện tụng là không thể tránh khỏi, nhưng rất hiếm, vì ở bên này trước khi ra sản phẩm, nhà cung cấp bao giờ cũng làm chắc hệ thống luật với hàng trăm điều khoản trong hợp đồng cho các bên tham gia, trong đó có cả những điều khoản cực kỳ quan trọng khi xảy ra tranh chấp. Có hợp đồng trong tay rồi thì các bên cứ thế mà tuân thủ thôi. Ngoài ra trong quá trình thực hiện hợp đồng với nhau, luật luôn được sửa đổi và bổ xung để hướng tới hợp tác chặt chẽ và hoàn hảo nhất.
Vâng chốt lại vẫn là ở cái hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng chặt chẽ và không có ai hay bất cứ thế lực nào có thể can thiệp làm sai nó đi. Và các bên cứ bám vào đó làm ăn với nhau thôi. Có muốn đánh tráo, cãi lộn cũng không thể.
theo cụ việt nam có thể làm dc như vậy ko. =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top