Các nhà khoa học tìm thấy 28 loài virus chưa từng được biết tới trong mẫu băng có từ Kỷ băng hà
15.000 năm trước, trên cao nguyên Tây Tạng, những giọt nước đầu tiên gặp nhiệt độ lạnh bắt đầu biến thành những hạt tinh thể lấp lánh. Quá trình này kích hoạt một phản ứng hàng loạt để hình thành nên một dòng sông băng.
Đó là Kỷ băng hà, và trong khi con người vẫn đang bận rộn để thuần hóa được loài chó, sông băng đã cuốn vào đó hàng triệu sinh vật cực nhỏ mỗi nơi nó đi qua. Nhiều trong số những sinh vật sống nhỏ bé ấy đã chết thậm chí tuyệt chủng. May thay, bộ gen vẫn còn lưu lại trong những xác chết đông lại trong băng vĩnh cửu đã để lại một bằng chứng về sự tồn tại của chúng.
Năm 2015, một nhóm các nhà khoa học người Mỹ và Trung Quốc đã quyết định đào sâu 50 m vào lòng một con sông băng ở Tây Tạng, để xem họ có thể tìm thấy những bí ẩn gì dưới đó.
Công việc được tiến hành suốt 5 năm, và trong một báo cáo mới được đăng trên nền tảng tạp chí khoa học mở bioRxiv, các nhà khoa học tuyên bố đã tìm thấy hàng loạt virus đã từng sống trong thời kỳ đồ đá. Đặc biệt, trong đó có tới 28 nhóm virus chưa từng được khoa học biết đến.
Băng tan có thể giải phóng các mầm bệnh cổ xưa và nguy hiểm vào môi trường.
cafebiz.vn