Đến đoạn này cháu cảm giác xe đã có vấn đề rồi, xe có dấu hiệu hụt hơi, ga nhưng tăng tốc rất chậm có tiếng hú. Tra map thấy cách thị trấn A Lưới tầm 5km nên cháu giảm tốc chỉ dám chạy 30km/h nhưng thật không may
Qua Ủy ban xã Bắc Sơn, đến đoạn tạp hóa Thu Thủy thì xe không di chuyển được nữa
Cháu dắt bộ tầm 20m thì vào tạp hóa ngồi, lúc này đội thanh niên trong thôn cũng đang ngồi chém gió ở đây, nghỉ ngơi nói chuyện hỏi cửa hàng sửa xe.
Các bác còn tư vấn cho cháu đi thăm thác nước gần đấy, nói chuyện mọi người cứ đang ước ao đi Mã Pí Lèng. Cuộc sống ai cũng như ai, cơm áo gạo tiền cứ cuốn đi. Ngay trong box cafe của otofun thôi cứ 1 hoặc 2 tuần là kiểu gì cũng có topic về chủ đề này.
Bản thân cháu khi đi cung này, nhờ bà ngoại qua trông bọn trẻ con, bà bảo lấy ô tô mà đi, cháu vâng nhưng để đấy, bà còn bảo với vợ cháu là "thằng điên ".
Thôi, cứ vui đi khi đời còn cho phép.
Các cụ ở đấy nhiệt tình lắm, dẫn đường cho cháu, còn đẩy xe cháu tầm 2km tới cửa hàng sửa xe, đến cửa hàng cháu vừa dừng lại thì cụ ấy đã đi luôn rồi, thậm chí cháu còn chưa kịp nói lời cám ơn.
đánh tan dây cu-roa
bonus ảnh khi sửa xong
Đến giờ phút này nghĩ lại vẫn thấy may các cụ ah, chậm hơn một chút hoặc nhanh hơn một chút chả biết chuyện gì nữa, vì sau đoạn A Lưới này thì đoạn A Roàng đến Prao cũng là đoạn vắng vẻ và khó đi nhất của cung đường này chỉ sau đoạn Trạ Ang tới cầu Zìn Zin. Từ lúc xe bị sự cố đến lúc giải quyết xong, cháu chỉ phải dắt bộ 20m, đúng là các cụ gánh còng lưng.
Trong lúc chờ cụ Lộc đi lấy dây cu-roa mới, cháu đi dạo vòng quanh hóa ra ngay cửa hàng là ngã ba đi đồi A Bia, trận này cháu cũng đã xem youtube rồi.
Đồi A Bia, thuộc địa phận thôn Lê Lộc, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là ngọn đồi có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trên địa bàn rừng núi, đứng trên đỉnh đồi có thể quan sát toàn cảnh thung lũng A Lưới. Đường đến A Bia rất hiểm trở nhưng trên đỉnh lại tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình quân sự, kho tàng, sân bay dã chiến, trận địa pháo… Chính vì những lợi thế chiến lược, xung yếu đó mà cả ta và địch đều tìm mọi cách chiếm lĩnh vị trí quan trọng có ý nghĩa chiến lược này.
Vào trung tuần tháng 5 năm 1969 Mỹ, Ngụy mở Chiến dịch tấn công A Bia. Tại đây, đã diễn ra trận đánh lịch sử giữa quân đội Mỹ và quân dân ta, trực tiếp là Sư Đoàn 324 và quân dân A Lưới đã làm nên lịch sử trận đánh đồi A Biah – một trong những “trận đánh ác liệt nhất, khủng khiếp nhất và kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam” đối với quân đội Mỹ và không ai khác chính họ đã gọi tên Đồi A Bia thành đồi Thịt Băm lính Mỹ “Hamburger Hill”.
Chiến dịch tấn công A Bia của Mỹ mang tên
“Tuyết rơi trên đỉnh núi” (Apache Snow), một chiến dịch gồm ba giai đoạn nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong khu vực thung lũng
A So (A Shau), một mắt xích trong tuyến đường chi viện vào miền Nam Việt Nam, diễn ra trong vòng 9 ngày đêm (từ ngày 10/5 đến ngày 18/5/1969), với lực lượng 13 Tiểu đoàn, trong đó có 8 Tiểu đoàn lính thuộc Sư đoàn Kỵ binh bay (Anh cả đỏ) của Mỹ hành quân bằng chiến thuật thiết xa vận và trực thăng vận, dưới sự yểm trợ của Không quân và Pháo binh, hình thành năm tầng hỏa lực trên không và mặt đất, gồm tầng cao nhất là máy bay rải thảm B52; tầng hai là các loại phản lực bổ nhào; tầng ba là trực thăng vũ trang xăm xoi; tầng bốn Pháo binh mặt đất, cuối cùng là hỏa lực bộ binh đi cùng như Cối 81, ĐKZ57, chống tăng M72 và cối cá nhân M79 đánh vào khu vực A Bia. Mỹ hòng biến đỉnh núi A Bia chỉ còn trắng xóa tuyết rơi nhằm đẩy lực lượng Quân giải phóng sang bên kia biên giới Lào, phá kho tàng, cắt đường vận chuyển từ Bắc vào Nam qua địa bàn A Lưới, ngăn chặn từ xa đề phòng một Mậu Thân 1968 tiếp theo. Nhưng dưới sự đánh trả quyết liệt, anh dũng, quật cường của sư đoàn 324 và quân dân A Lưới, kết cục đã thành
“Máu rơi trên đỉnh núi”.
Chiến thắng A Biah không chỉ làm phá sản ý đồ tìm kiếm một chiến thắng để rút ra trong danh dự cho quân đội Mỹ, trấn an quân đội Sài Gòn, mà còn tạo ra một chấn động dữ dội ngay trong lòng nước Mỹ. Chiến thắng A Biah đã góp phần chôn vùi giấc mộng chiếm đóng, làm chủ căn cứ chiến lược này của các đời Tổng thống và chỉ huy đạo quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam; là dấu chấm hết cho chiến lược chiến tranh Cục Bộ, buộc Mỹ chuyển sang giai đoạn thực hiện chiến lược Việt Nam Hóa Chiến Tranh và mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương.
Nhân tiện cháu cũng thay dầu máy luôn, vậy là đi hơn 1.200km rồi.
10h, vậy là từ lúc xe hỏng đến lúc sửa xong chỉ mất 1h, quá may mắn.
Ăn mừng vụ tập thể dục hụt, cháu tìm ngay quán bún bò.
các bà đang buôn chuyện chờ tới giờ về thổi cơm trưa.
25k cho bát này, giá cả đồ ăn ở Huế luôn khiên con người ta bất ngờ