Cụ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia bảo: Chúa Thác Bờ là một nhân vật huyền thoại trong tín ngưỡng dân gian vùng Hòa Bình. Sự tích về bà gắn với trận đánh đèo Cát Hãn của Lê Lợi năm 1431
Chúa Thác Bờ tên thật là
Đinh Thị Vân, người Mường sinh quán ở đất
Hòa Bình dưới thời nhà Trần. Bà là con gái của một tộc trưởng người Mường ở xã
Kim Bôi,
Hòa Bình.
Khi nhà Minh xâm lược Đại Việt, Lê Lợi dấy quân khởi nghĩa. Khi nghĩa quân đến Thác Bờ, bà Đinh Thị Vân đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực nuôi quân. Cũng chính bà đã tổ chức chèo thuyền đưa nghĩa quân đi đánh quân xâm lược ở đèo Cát Hãn (nay thuộc tỉnh Lai Châu). Khi Lê Lợi chiến thắng trở về, bà đã tổ chức lễ hội khao quân, cùng với huy động người dân chặt tre làm bè để đưa nghĩa quân về kinh. Trong thời gian ở đây, Lê Lợi đã dùng kiếm Thuận Thiên khắc lên đá một bài thơ khích lệ tinh thần quả cảm của quân lính và sự anh dũng của người dân nơi đây, hiện tảng đá đang được lưu giữ ở Nhà văn hóa trung tâm thành phố Hòa Bình.
Để ghi công, bà được triều đình giao cai quản vùng đất người Mường ở Hòa Bình. Tại đây, bà giúp nhân dân ổn định cuộc sống, dạy mọi người lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới bát cá; khi thanh nhàn, bà lại một mình chèo thuyền độc mộc dọc theo sông Đà du ngoạn thắng cảnh.
Sau khi bà qua đời, vua Lê Lợi lệnh dân bản xứ lập đền thờ bà bên cạnh thác Bờ