- Biển số
- OF-59185
- Ngày cấp bằng
- 16/3/10
- Số km
- 299
- Động cơ
- 446,425 Mã lực
Nhiều người có thể nghĩ rằng mang xe đi thi offroad như VOC 2019 chẳng khác gì phá. Nhưng các cụ có biết rằng những tay lái có kỹ thuật có thể giành kết quả tốt mà không hao tổn sức lực cũng như thiệt hại về xe. Dưới đây là “chém gió” của hai tay lái đứng đầu.
Phần lớn các tay lái (trừ hạng Mở rộng ra) luôn hiểu rằng chiếc xe mà họ dùng để chơi cũng chính là phương tiện sử dụng hằng ngày. Vì vậy, làm sao đạt kết quả tốt nhất, nhưng phải giảm thiểu thiệt hại về xe.
Các dòng xe bán tải ngày nay có ưu điểm là động cơ đời mới, rất khỏe, và hệ thống dẫn động thông minh. Có thể kể ra như Ranger 3.2L Wildtrak 200 mã lực và 500Nm, có hệ thống kiểm soát cân bằng thân xe, kiểm soát hướng lực kéo, chống trượt… thì gần như không còn chướng ngại vật nào có thể cản được.
Tuy nhiên, xe bán tải có những nhược điểm. Tay lái Trung Kobel – giải nhất hạng BTVN chia sẻ: “Trọng lượng bản thân của các dòng xe bán tải rất nặng, góc tiếp cận và góc thoát hạn chế, và đặc biệt là chân ga có độ trễ nhất định của động cơ diesel. Khi không chở hàng, đầu xe cũng nặng hơn rất nhiều so với phần đuôi, nên không thể chủ quan ép vào những tình huống bay lên cao và rơi tự do xuống”.
“Quan sát đường đua bò ở Bài thì số 1, việc thốc ga quá mạnh rồi phanh gấp ở các khúc cua trơn trượt không chỉ khiến xe bị văng, mất kiểm soát, mà quan trọng là mất rất nhiều thời gian để trở về lộ trình. Phóng nhanh phanh gấp là điều tối kỵ khi di chuyển trên đường bùn lầy. Thay vào đó, lái xe chỉ cần ga vừa phải, mở góc tối đa, thả nhẹ chân ga từ khoảng cách hợp lý là xe có thể cua gọn gàng và bám lộ trình mong muốn”.
Chiến thuật “đều ga, chậm mà chắc” càng phát huy sự hiệu quả ở các bài thi số 2 và số 3. Chiếc xe bán tải không thích hợp với việc tiếp cận những con dốc gắt ở tốc độ cao hay thúc mạnh xuống các hố sâu. “Đầu xe rất nặng sẽ khiến xe mất kiểm soát, thậm chí có thể gây nổ túi khí, hoặc thiệt hại nặng ở hệ thống khung gầm”.
Tay lái Thanh Phong – Hà Đông team 09 – giải nhì hạng BTVN: “Trong môn đua xe địa hình, không phải cứ vào đường thi là đạp hết chân ga để đạt tốc độ nhanh nhất sẽ là chiến thắng. Xe Ranger có rất nhiều lợi thế về sức mạnh và công nghệ an toàn, nhưng người lái cần nhớ, phân tích và đưa ra giải pháp hợp lý để vượt qua những bẫy trong bài thi”.
Tay lái này còn cho biết rằng kỹ năng chiếm tỷ lệ 60 - 70% quyết định thắng bại. Ngoài ra, cả lái chính và lái phụ cần có tâm lý ổn định, phải giữ được bình tĩnh trong các tình huống.
Các đường thi số số 7 (đổi lái chạy lùi) và số 9 (đường hỗn hợp có cầu cây) cũng cần quán triệt chiến thuật “hòa thuận giữa lái chính và lái phụ”, điềm tĩnh, giữ đều ga và mở cua hợp lý ở những khúc rẽ hay chướng ngại vật. Chỉ cần làm được như vậy, các đội sẽ giảm được rất nhiều thời gian trễ ga, tăng lợi thế và giảm thiệt hại.
Ưu và nhược điểm của xe bán tải bộc lộ rõ nhất ở Bài thi số 8 – một bài thi đơn thuần là lên và xuống dốc gắt, kết hợp với cua tay áo. Bán tải bất lợi về độ dài thân xe, nhưng lại lợi về sức kéo, nên mấu chốt để chiến thắng chính là mở cua thật khéo, đồng thời đều ga khi xuống dốc, để không bị trễ khi lấy lái và lên dốc trở lại.
“Rất nhiều lái xe bị lỗi này, khiến mất điểm về thời gian do không đều ga và vào ga muộn, thậm chí nhiều xe bị trượt văng trước khi về đích”, anh Trung cho biết.
Đội thi về nhất hạng Bán tải Việt Nam cũng cho biết rằng: “Tôi không bất ngờ với kết quả của mình, bởi sự kết hợp giữa chiến thuật và phối hợp giữa lái chính và lái phụ. Không có bất cứ hư hại nào về xe, ngoài việc tặng cho chú “ngựa sắt” một “gói spa” toàn thân trước khi trở lại phục vụ công việc hằng ngày của chủ nhân”.
Trong khi đó, chiếc xe của đội giải Nhì lái chính Thanh Phong thì thiệt hại chút ít: “Sau khi kết thúc giải, chiếc xe của tôi bám đầy bùn đất cả nội lẫn ngoại thất. Tôi đã phải mất hơn một ngày để vệ sinh toàn bộ chiếc xe, tốn khoảng 2,5 triệu đồng. Ngoài ra, vô-lăng bị lệch nhẹ, nên phải căn chỉnh lại độ chụm của xe”.
Còn các tay lái khác thì sao? Kinh nghiệm của các cụ tại VOC là gì? Có bao nhiêu tay lái khác không thiệt hại gì? Và có bao nhiêu xe bị thiệt hại nặng? Các cụ thử kể thiệt hại sau VOC để anh em cùng chém tiếp nhé.
Phần lớn các tay lái (trừ hạng Mở rộng ra) luôn hiểu rằng chiếc xe mà họ dùng để chơi cũng chính là phương tiện sử dụng hằng ngày. Vì vậy, làm sao đạt kết quả tốt nhất, nhưng phải giảm thiểu thiệt hại về xe.
Các dòng xe bán tải ngày nay có ưu điểm là động cơ đời mới, rất khỏe, và hệ thống dẫn động thông minh. Có thể kể ra như Ranger 3.2L Wildtrak 200 mã lực và 500Nm, có hệ thống kiểm soát cân bằng thân xe, kiểm soát hướng lực kéo, chống trượt… thì gần như không còn chướng ngại vật nào có thể cản được.
Tuy nhiên, xe bán tải có những nhược điểm. Tay lái Trung Kobel – giải nhất hạng BTVN chia sẻ: “Trọng lượng bản thân của các dòng xe bán tải rất nặng, góc tiếp cận và góc thoát hạn chế, và đặc biệt là chân ga có độ trễ nhất định của động cơ diesel. Khi không chở hàng, đầu xe cũng nặng hơn rất nhiều so với phần đuôi, nên không thể chủ quan ép vào những tình huống bay lên cao và rơi tự do xuống”.
“Quan sát đường đua bò ở Bài thì số 1, việc thốc ga quá mạnh rồi phanh gấp ở các khúc cua trơn trượt không chỉ khiến xe bị văng, mất kiểm soát, mà quan trọng là mất rất nhiều thời gian để trở về lộ trình. Phóng nhanh phanh gấp là điều tối kỵ khi di chuyển trên đường bùn lầy. Thay vào đó, lái xe chỉ cần ga vừa phải, mở góc tối đa, thả nhẹ chân ga từ khoảng cách hợp lý là xe có thể cua gọn gàng và bám lộ trình mong muốn”.
Chiến thuật “đều ga, chậm mà chắc” càng phát huy sự hiệu quả ở các bài thi số 2 và số 3. Chiếc xe bán tải không thích hợp với việc tiếp cận những con dốc gắt ở tốc độ cao hay thúc mạnh xuống các hố sâu. “Đầu xe rất nặng sẽ khiến xe mất kiểm soát, thậm chí có thể gây nổ túi khí, hoặc thiệt hại nặng ở hệ thống khung gầm”.
Tay lái Thanh Phong – Hà Đông team 09 – giải nhì hạng BTVN: “Trong môn đua xe địa hình, không phải cứ vào đường thi là đạp hết chân ga để đạt tốc độ nhanh nhất sẽ là chiến thắng. Xe Ranger có rất nhiều lợi thế về sức mạnh và công nghệ an toàn, nhưng người lái cần nhớ, phân tích và đưa ra giải pháp hợp lý để vượt qua những bẫy trong bài thi”.
Tay lái này còn cho biết rằng kỹ năng chiếm tỷ lệ 60 - 70% quyết định thắng bại. Ngoài ra, cả lái chính và lái phụ cần có tâm lý ổn định, phải giữ được bình tĩnh trong các tình huống.
Các đường thi số số 7 (đổi lái chạy lùi) và số 9 (đường hỗn hợp có cầu cây) cũng cần quán triệt chiến thuật “hòa thuận giữa lái chính và lái phụ”, điềm tĩnh, giữ đều ga và mở cua hợp lý ở những khúc rẽ hay chướng ngại vật. Chỉ cần làm được như vậy, các đội sẽ giảm được rất nhiều thời gian trễ ga, tăng lợi thế và giảm thiệt hại.
Ưu và nhược điểm của xe bán tải bộc lộ rõ nhất ở Bài thi số 8 – một bài thi đơn thuần là lên và xuống dốc gắt, kết hợp với cua tay áo. Bán tải bất lợi về độ dài thân xe, nhưng lại lợi về sức kéo, nên mấu chốt để chiến thắng chính là mở cua thật khéo, đồng thời đều ga khi xuống dốc, để không bị trễ khi lấy lái và lên dốc trở lại.
“Rất nhiều lái xe bị lỗi này, khiến mất điểm về thời gian do không đều ga và vào ga muộn, thậm chí nhiều xe bị trượt văng trước khi về đích”, anh Trung cho biết.
Đội thi về nhất hạng Bán tải Việt Nam cũng cho biết rằng: “Tôi không bất ngờ với kết quả của mình, bởi sự kết hợp giữa chiến thuật và phối hợp giữa lái chính và lái phụ. Không có bất cứ hư hại nào về xe, ngoài việc tặng cho chú “ngựa sắt” một “gói spa” toàn thân trước khi trở lại phục vụ công việc hằng ngày của chủ nhân”.
Trong khi đó, chiếc xe của đội giải Nhì lái chính Thanh Phong thì thiệt hại chút ít: “Sau khi kết thúc giải, chiếc xe của tôi bám đầy bùn đất cả nội lẫn ngoại thất. Tôi đã phải mất hơn một ngày để vệ sinh toàn bộ chiếc xe, tốn khoảng 2,5 triệu đồng. Ngoài ra, vô-lăng bị lệch nhẹ, nên phải căn chỉnh lại độ chụm của xe”.
Còn các tay lái khác thì sao? Kinh nghiệm của các cụ tại VOC là gì? Có bao nhiêu tay lái khác không thiệt hại gì? Và có bao nhiêu xe bị thiệt hại nặng? Các cụ thử kể thiệt hại sau VOC để anh em cùng chém tiếp nhé.