Có cụ đã giải thích phía trên rồi đó ạ, thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh. Em chỉ bình luận thêm:
- Nên coi đây như một cách phân loại sự xuất hiện của sinh vật theo cách hiểu của thời cổ. Ngày xưa người nhìn bằng mắt thường chỉ thấy được bào thai, trứng, hoặc nơi ẩm thấp có con côn trùng sinh ra nên Phật chỉ giảng đến thế thôi, cộng với một dạng "thần bí" nữa là tự nhiên sinh ra (hóa sinh). Em không biết mắt Phật có nhìn thấy nhiều cách sinh sản hơn thế không, nhưng rõ ràng với người thường nghe giảng thì chỉ cần hiểu đến thế. Cũng giống như khái niệm tứ đại (đất, nước, gió, lửa) cấu thành nên thế giới tự nhiên - đấy là một cách phân loại rất thô sơ nhưng hợp với tầm hiểu biết của thời đó. Phật chủ yếu giảng cái đích đến (thoát khổ) chứ không có ý định giảng khoa học.
- Việc người sinh ra từ 4 đường: các văn bản Phật giáo chứa những thông tin khác nhau chứ không phải thống nhất. Ví dụ Kinh Tăng Nhất A Hàm ghi "Người và súc sinh, cho đến loài hai chân, gọi là thai sinh". Còn thông tin "người có đủ 4 cách sinh" em thấy là lấy từ Luận Câu Xá (
Tứ sinh và Tứ đế| Giác Ngộ Online ), một quyển được viết vào thế kỷ thứ 5, gần 1000 năm sau khi Phật nhập diệt. Câu chuyện người sinh ra từ trứng không khác gì chuyện trăm trứng nở trăm con của ta.
- Về việc sư MT trả lời con người sinh ra từ 4 đường, em nghĩ sư học Phật thì tin theo kinh Phật là chuyện dĩ nhiên thôi. Còn mình tin hay không tùy mình, có thể coi nó như một khía cạnh huyền huyễn của Phật giáo. Nhìn một cách thoáng hơn thì ý sư là: 1) Khả năng con người đi tu đến mức không còn sinh sản (theo kiểu thai sinh) là chuyện hy hữu. 2) Kể cả đến mức đó thì con người vẫn có thể xuất hiện theo những hình thức khác. Mà chưa chắc lúc đó đã là con người như hiện nay nữa rồi, mà sự tiến hóa về tâm linh, trí tuệ có thể khiến con người xuất hiện như một dạng sống khác (thần thánh hơn chẳng hạn?) Điều đó cho thấy là với người tu theo Phật, việc duy trì nòi giống, một thứ đã được code vào gen của các loài sinh vật từ thưở xxx nào đó, đã không còn là mục đích chính. Mục đích của người tu theo Phật là thoát ra khỏi cái ham muốn duy trì nòi giống đó, thoát khỏi vòng lặp sinh diệt cơ.