- Biển số
- OF-820511
- Ngày cấp bằng
- 8/10/22
- Số km
- 278
- Động cơ
- 65,409 Mã lực
Liệu PN có quen biết liên quan gì TĐT không cccm?PN sẽ ko cho đâu cụ ơi. PN giờ nắm đoàn rồi, sẽ độc quyền về hình ảnh của cả đoàn.
Liệu PN có quen biết liên quan gì TĐT không cccm?PN sẽ ko cho đâu cụ ơi. PN giờ nắm đoàn rồi, sẽ độc quyền về hình ảnh của cả đoàn.
Cứ làm như ông này lẽo đẽo như khách du lịch thôi, không bật chức năng kiếm tiền là đượcNó sẽ cho mấy th như Phóng, Minh Nhuận ra đấu tố và sút ngay khỏi đoàn chứ không dễ mà ng ngoài vào được đâu cụem thấy trên mạng đồn đội mới sang là "lính" của Minh Tạng.
Như sư cháu mới sáng này ngồi bên tay trái anh Giáp khi vào trả HC mà khoe có Visa Ấn - sư Trí Hải, xem video thì sáng nào bố mẹ "sư" cũng nấu cơm rồi mang ra nghĩa địa "bố thí" (trong 1 cái am xây to đẹp có căng bạt ngăn gió). Đồ cúng dường thì đầy đủ cơm canh đựng trong hộp nhựa + sữa milo + sữa chua. Tu gì sướng quá haha
U là trờihình như là cụ Tuệ Minh cụ ạ, quá khứ của cụ này có vẻ ko bình thường, nhìn mặt của cụ ấy cũng khá lỳ, em cho là cụ ấy buông bỏ để đi tu là rất tốt, săm mình còn có cụ Minh Dược bị kẹt ko đi được, hiện vẫn đang tu hạnh đầu đà trên Gia Lai
View attachment 8975354
TRÍ Hải là bồ ruột (bạn) của Minh Nhuận.Nó sẽ cho mấy th như Phóng, Minh Nhuận ra đấu tố và sút ngay khỏi đoàn chứ không dễ mà ng ngoài vào được đâu cụem thấy trên mạng đồn đội mới sang là "lính" của Minh Tạng.
Như sư cháu mới sáng này ngồi bên tay trái anh Giáp khi vào trả HC mà khoe có Visa Ấn - sư Trí Hải, xem video thì sáng nào bố mẹ "sư" cũng nấu cơm rồi mang ra nghĩa địa "bố thí" (trong 1 cái am xây to đẹp có căng bạt ngăn gió). Đồ cúng dường thì đầy đủ cơm canh đựng trong hộp nhựa + sữa milo + sữa chua. Tu gì sướng quá haha
Em tưởng ai đi theo thầy thì học được cái tâm, cái hạnh của thầy để mình thiện lành hơn chứ làm TNV lại đi theo “ vá bớt lỗi cho ngài lại ngon ngay” à?Mình tin Sư Tuệ vẫn có chất trong sáng, giản dị và lòng quyết tâm học Phật, dù ngài ý vẫn còn đủ tham-sân-si-mạn-nghi, nhưng vẫn ít hơn phần còn lại của xh. Ngài vẫn ngây ngô chuyện đời, món giới hạnh của ngài lại chạy phiên bản cũ quá nên khi vào chợ đời hiện đại thì bị lỗi, bị lợi dụng là khó tránh, nhưng cũng không quá quan trọng, vì ngài cũng có cần gì nhiều đâu, càng không nhất thiết phải tinh ranh mẹo mực, giỏi giang như đa phần các cụ OF góp ý, bọn TNV thật tâm nên vá bớt lỗi cho ngài lại ngon ngay; bọn nào lợi dụng Sư sớm muộn cũng lòi đuôi thôi, chờ xem khà khà.
Em ko hiểu ý cụ/mợ là cụ bảo giúp bằng cả cái tâm là giúp thế nào? Nó liên qua. gì đến vắng mợ rhif choẹ vẫn đông?Vắng mợ thì chợ vẫn đông đấy thôi![]()
Em ngược lại cụ. Em vẫn thích ông Minh Tuệ hơn, cụ Báu + Giáp sau vụ này thì ....Em cũng lờ mờ nghe đâu đó về chuyện cụ ám chỉ, nhưng không có bằng chứng gì nên em vẫn thấy tiếc cho sư ấy.
Còn em cũng không thần tượng gì cụ Báu, Giáp, tuy nhiên trong chuyện này họ đúng hơn phía ông MT. Em cũng thấy họ support ông TUệ không phải vì tiền, đi khổ chết cha lên mà họ có nghèo đói gì cho cam mà phải khổ thế. Còn họ phải có kênh youtube kiếm tiền để chi trả cho những chi phí dọc đường chứ, ai lại bắt họ bỏ cả tiền nhà mình mang đi, thế có khác gì bán nhà bán cửa cúng dường vào chùa đâu?
CHắc ý cụ đó là " tâm thần" chứ như thế mà còn chê trách đc thì thua kakaEm ko hiểu ý cụ/mợ là cụ bảo giúp bằng cả cái tâm là giúp thế nào? Nó liên qua. gì đến vắng mợ rhif choẹ vẫn đông?
Em nghĩ nông cạn thôi, chẳng muốn là đứa trẻ. Chẳng thế mà ở Việt Nam ta khi điền sơ yếu lí lịch thì đa phần người dân đều ghi “Tôn giáo: Không”. Chẳng phải theo một chân lý nào cả, chỉ cần tuân thủ pháp luật, đạo nào có cái hay cái đẹp thì ta học theo chứ chẳng cần thiết phải theo đạo. Khi tổ quốc cần thì sẵn sàng, bao đời cha ông từ xưa tới nay đều vậy rồi. Những chuyện buông bỏ để tu tập hoàn toàn ko phù hợp với ước nguyện phát triển và bảo vệ đất nước.Phật Thích Ca thì dạy : ai đã giác ngộ thì lại quay về sống ngây ngô như một đứa trẻ.
Chưa giác ngộ thì còn phấn đấu, còn chiến đấu, còn tranh giành.
Em cũng nghe vầy:Phật Thích Ca thì dạy : ai đã giác ngộ thì lại quay về sống ngây ngô như một đứa trẻ.
Chưa giác ngộ thì còn phấn đấu, còn chiến đấu, còn tranh giành.
Nguồn: Thái Hạo1.
Muốn hiểu hiện tại, hãy xem lại lúc bắt đầu. Ông Minh Tuệ đã đi bộ như thế 6 năm ròng trước khi bị truyền thông mạng xã hội phát hiện và cho lên sóng. Đoàn người rùng rùng kéo theo, đến Nghệ An thì hầu như vỡ trận. Người ta chen lấn nhau, xô đẩy nhau để được nhìn thấy ông, để được chạm vào người ông, để được cúng dường cho ông. Đồ ăn bày la liệt trước mặt ông như nhà có đám giỗ. Khi ông bị đưa về Gia Lai và phải “ẩn tu” trong lán rẫy, khách sạn ở vùng lân cận cháy phòng, nhiều người bất chấp gian khổ vượt núi băng rừng để “đột kích” vào nơi ông ở, nhiều người khác đến lạy lục và bốc những nắm đất xung quanh để mang về thờ.
Trong khi làm tất cả những việc đó, họ vẫn dứt khoát không tin ông. Ông nói ông chỉ là một người bình thường đang đi tập học theo lời Phật dạy, ông chưa chứng đạo, không có thần thông hay phép màu, ông “chưa có cái gì hết”. Nhưng vô phương, người ta vẫn nghĩ rằng ông nói dối để “che giấu thân phận thánh nhân”, chứ ông không thể là người phàm được. Khi chứng kiến cảnh người ta vây kín một cái toilet nơi ông đang đi vệ sinh, tôi đã ngao ngán mà thốt lên “Họ chỉ chuyển sự mê tín tử Chân Quang sang Minh Tuệ mà thôi”. Đó hoàn toàn không phải là lòng tín mộ lành mạnh, càng không phải là bởi tình yêu với chân thiện mỹ hay các giá trị cao cả như từ bi, bác ái. Họ chỉ đang tìm kiếm một bậc thánh, tìm kiếm những đấng có năng lực thần bí, vi diệu.
Và đến hôm nay, cái đấng bậc mà họ tự dựng lên ấy đã sụp đổ tan tành, vì họ đã thực sự thấy ông chẳng có phép lạ nào hết. Ông cũng loay hoay trước các sự vụ rối rắm, ông cũng bối rối trước các câu hỏi cắc cớ, ông cũng bị chôn chân khi không có hộ chiếu trong tay... Và chắc chắn rồi, ông sẽ bị “bế” về cửa khẩu như thường nếu hết hạn visa mà chưa qua được đất Thái. Ông cũng có thể sẽ bị chính quyền sở tại xử phạt vì vô tình vi phạm một điều luật nào đó trên đất lạ. Tất cả những điều ấy sẽ giúp “phơi bày chân tướng” của ông một cách trung thực – cái chân tướng mà ông đã năm lần bảy lượt tự thú nhưng đã không một ai muốn tin.
Thực ra họ không thất vọng về Minh Tuệ đâu, họ chỉ thất vọng về chính mình thôi – thất vọng với cái ước vọng của chính họ. Khi con người không tự gánh vác trách nhiệm đời mình, họ tự mình dựng lên một thần tượng, và thần tượng ấy sụp đổ, họ đau đớn, họ nguyền rủa.
Sự thiếu vắng niềm tin, sự thiếu vắng các giá trị và chuẩn mực trong một xã hội đã đẩy con người đến những cuộc tìm kiếm muôn phương. Không thể tự mình hay cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, gặp Minh Tuệ, họ gặp được một nơi mà họ nghĩ rằng sẽ xoa dịu tâm hồn họ, sẽ giúp họ nương náu và tự tin để đi hết cái đời sống đầy bất trắc này. Nhưng đau đớn thay, Minh Tuệ đã “hiện nguyên hình” là một người thường. Minh Tuệ không có phép màu, Minh Tuệ không phải là một vị thánh. Minh Tuệ chỉ là một kẻ kiên cường và lì lợm đi tìm sự thật, một chiến binh tả tơi, cô độc đi trong một niềm tin sắt đá rằng, phía trước là chân lý...
Nghị lực không thôi, chưa đủ; ý chí không thôi, chưa đủ; lòng kiên gan và bền chí không thôi, chưa đủ. Chưa đủ, không thể đủ được cho cái ước vọng của nhân quần. Họ quay ra trách ông, rằng tại sao ông lại không phải là một vị thánh, tại sao ông không có thần thông, tại sao ông không phải là một đấng siêu nhiên. Ông quá thường, tôi đã lầm tin ông! Bây giờ tôi phải đi tìm một thần tượng khác. Và đây rồi, một người hùng! Không có thánh nhân thì người hùng cũng tốt. Và thế là người hùng ra đời.
Nhưng người hùng chớ vội mừng, rồi không lâu nữa đâu tượng người hùng sẽ đổ xuống như cái cách mà tượng thánh đã đổ xuống.
2.
Quan sát xã hội ta sẽ luôn thấy những sự kỳ vọng và thất vọng như thế. Những người cả đời không bao giờ lên tiếng trước bất công, dù họ luôn khao khát công bằng, và thế là những “nhà” này “nhà” kia ra đời. Họ tôn những người ấy lên, họ đặt vào giữa trái tim mình, không ít người còn muốn đặt lên ban thờ. Và các nhà kia cứ ở yên đó, các vị không được tầm thường đi, các vị phải là những hình mẫu, các vị không bao giờ được có tì vết hay lầm lỗi nào.
Nhưng đó chỉ là cái ước vọng của họ, là thần tượng mà họ khao khát, là nơi họ gửi gắm những mơ ước và nguyện cầu mà chính họ đã không tự gánh lấy. Tiếc thay, nó không có trong đời thật. Trong tình cảnh đó, bạn cứ làm một nghìn việc tốt đi, nhưng chỉ cần bạn lỡ lời hay vụng về một lần thôi, bạn sẽ bị chính những “tín đồ” của bạn ném đá đến chết. Họ ném đá trong dỗi hờn, đau đớn.
Có lẽ ông Minh Tuệ sẽ không thấy khổ não gì trước sự quay xe ấy, mà ngược lại, chắc ông sẽ được giải thoát từ đây. Cái điều ông gắng sức thề bồi ngày trước nhưng nhân tình đã dứt khoát không chịu tin, nay thì họ tin rồi. Và từ đây ông sẽ được thảnh thơi chăng? Thảnh thời để làm một “công dân đi tập học theo lời Phật dạy”, thảnh thơi bước, thảnh thơi ăn, thảnh thơi đái ỉa...
Nhưng với chúng ta, những người đi một con đường khác, con đường xây dựng hạnh phúc thế gian, để “biến cuộc đời thành nơi để sống chứ không phải nơi để trốn chạy”, thì đây là một bài học (dù đã rất cũ rồi). Rằng, đừng để ai đưa mình lên cao, cũng đừng nhầm tưởng rằng mình đang ở trên cao; đừng vui mừng trước những lời khen tặng tung hô, cũng đừng buồn bã bi quan vì lòng người bất trắc. Ta cứ làm điều mà ta tin là đúng, bất kể có ai khen ngợi hay chê trách. Dù bên cạnh là vạn người vỗ tay hay chỉ một mình, cũng không vì thế mà sung sướng hay cô đơn.
Khen cũng tốt, không khen cũng tốt, không làm vì lời tán dương, không từ bỏ vì lời hủy nhục. Nếu làm điều gì đó chỉ vì được tung hô thì người ta sẽ từ bỏ nó khi xung quanh chỉ còn những lời xì xào. Có thể vui vì được đồng hành, nhưng cô độc cũng không lấy làm oán thán. Chỉ có như thế người ta mới có thể tiếp tục bước đi mà không thành con rối cho cuộc đời giật dây...
Nguồn: Thái Hạo
Em thì thích chữ tuỳ duyên thôi, cố áp dụng ngoài thực xem có bị sao ko.thực ra e thấy những cái cụ nói đều là lòng tham, sân, si của những người khác cả trong đó có cả các cụ ở đây. Trước đây cụ Tuệ lang thang đi bộ 1 mình như ông ăn mày ngoài đường thì có ai chú ý đến đâu. Rồi tiktok, ytb nó đẩy cụ ấy lên mây, chĩa cam vào mọi lúc mọi nơi để câu view. Hàng triệu (e nghĩ cũng phải đến) người vì tham, vì tò mò cũng muốn biết ông Tuệ tu thế nào rồi, hành trình đi đến đâu, ông ấy có giảng dạy hay thuyết giáo, nói năng gì ko? --> nó mới sinh ra hàng tá người đi theo ko biết mệt mỏi để quay chụp, đưa tin, pv hàng ngày hàng giờ chứ cụ ấy có đòi hỏi đâu? ko đòi cũng ko đuổi.
E nghĩ đã đến tầm như cụ Tuệ - thực hành 13 hạnh đầu đà bằng ấy năm, đi bộ vài vòng quanh VN vài lần - nó ko phải là điều người bình thường có thể làm đc, kể cả đến các tầm đại sư chính thống cũng chưa chắc làm nổi - thì cái tâm tham, sân, si của cụ ấy nó cũng không còn của người bt nữa rồi. Tất cả những gì cụ ấy nói: tuỳ duyên, vui vẻ, chỉ đơn giản là phản ánh chính xác bên trong của cụ ấy ra thôi. Còn những suy nghĩ, suy diễn, những comment về cụ ấy đều là từ các cụ, suy nghĩ của người khác áp vào, chứ nó ko phản ánh sự thật về cụ Tuệ và cụ ấy cũng ko quan tâm. Cái đấy nó mới là đẳng cấp.
k đúng cụ ợ, đứa trẻ cho bú bình chứ k cho bú từ cái bình đẹp của mẹ là nó giãy nảy lên,Giác ngộ thì nhìn mọi vật trong sáng, không phán xét và ngây ngô như đứa trẻ, dẫn đến không còn đau khổ.
Cụ hiểu chưa đúng ý em viết, nhưng lỗi là em viết chưa rõ thôi chứ không có gì đâu cụEm tưởng ai đi theo thầy thì học được cái tâm, cái hạnh của thầy để mình thiện lành hơn chứ làm TNV lại đi theo “ vá bớt lỗi cho ngài lại ngon ngay” à?
E thử còm phát xem có đúng đc 1 góc hok. E chưa giác ngộ mà sẽ ko giác ngộ đc. Vì e nhiều thứ còn tò mò lắm,..Em cũng nghe vầy:
Giác ngộ thì nhìn mọi vật trong sáng, không phán xét và ngây ngô như đứa trẻ, dẫn đến không còn đau khổ.
Chưa giác ngộ thì tâm còn nghi ngờ và phán xét mọi thứ, mọi việc theo nhận thức hạn hẹp của mình, rồi tưởng mình giỏi hơn người nên có hành vi áp đặt, đau khổ từ đó mà ra,
Phải vậy không? hoang mang quá, khà khà Cụ nào ngộ, còm phát coi![]()
Cụ và nàng, hãy nhận của ta 1 lạy rồi cút đi đâu thì đi, nay ta cũng care nữa, khà khàPhim hết hay rồi! Ko còn tình yêu, phần còn lại chỉ có yếu tố tâm linh và hình sự thôi.
Nàng vật lộn giữa chốn giang hồ hiểm ác…