Tình thương của hg Minh Tuệ giành cho cụ Báu quá lớn,người thường thì khó cảm nhận, chỉ có những người đã và đang tu hành mới dễ hiểu. Vì sao vậy?
Tâm thức con người nếu muốn hình dung thì nó có gì đó tương tự thì có thể lấy như đám mây dữ liệu (nhưng không hoàn toàn giống vì nó phi vật chất….sự so sánh này nó chỉ mang tính chất mô phỏng giống mô hình hoạt động) thân hiện tại cài đám mây đó , 6 cánh cửa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm như 6 camera tiếp nhận thông tin đồng thời là phiền não liên tục và ghi nhớ trong đám mây đó, tương tự như bị virus xâm nhập, đến một lúc nào đó đám mây điện toán đó sẽ bị nhiễm nặng tham sân si. Biểu hiện bên ngoài là khi sinh ra phần lớn chúng ta vui vẻ trong sáng, còn càng về già (nếu không tu) mức độ tham sân si càng tăng, càng khó tính, ít vui vẻ, và hay tham lam. Việc tu hành chính là hàng ngày quét sạch đám virus (phiền não tham sân si) đó.
Trường hợp của cụ Báu (nếu là người tu tập) ai cũng hiểu là với mức độ nạp tham, sân, si vào nhanh và nhiều như thế việc cụ Báu bùng nổ là sớm thôi (Bật điện thoại nghe và xem tin nhắn lên đến hàng trăm tin, nghe đám đệ khen lên tận mây….tiếp xúc luôn với các người từ bên ngoài đến đủ mọi thành phần….., nên hg Minh Tuệ rất đều đặn nhắc nhở cụ Báu chịu khó tu tập, hoặc xa xôi, hoặc ví von, nhưng mức độ nhiều hơn các thành viên khác trong đoàn bộ hành (đó là câu trả lời vì sao hg Minh Tuệ nhắc nhở cụ Báu nhiều)
Việc hg Minh Tuệ trả lời cụ Báu gần đây là ưng cơ nói pháp, khi cụ Báu hỏi về 250 giới, tức là có người dọa cụ Báu đi tu phải giữ 250 giới…. vậy là hg xác nhận luôn là thực ra cũng không nhớ đủ, đơn giản hóa việc tu tập. Lần thứ 2 cụ Báu hỏi, hg MT trả lời là chỉ giữ 3 giới không tham, sân, si….(phải nên nhớ đây là phương tiện ứng cơ nói pháp) để cụ Báu hết sợ mà quyết định. Nếu có lần thứ 3 em nghĩ chắc lúc này có khi giảm còn một là không tham….Trong điển tích Phật giáo cũng có một câu chuyện tương tự khi đức Thế Tôn khuyến tân một người đi vào và kiên định trên con đường tu hành
Tất cả người đã, đang tu hành đều hiểu rằng, ở vị trí của cụ Báu, cách xử lý tình huống và tính cách thì sẽ phát nổ rất sớm, nên việc tu hành giống như ta chạy phần mềm virus để quét lại đám mây điện toán, lấy lại sự trong sáng ban đầu của tâm thức để tiếp tục đối phó với các phiền não đang ào ạt tràn đến. Từ chối việc tu tập, thì anh tự loại anh rồi vì anh đang trong con đường tu tập rất khắc nghiệt….
Có người sẽ hỏi, sao cụ Giáp không rơi vào trường hợp như vậy. Xin thưa, vốn tích lũy của cụ Giáp lớn hơn cụ Báu nên sức chịu đựng có dài hơn, mức tiếp nhận phiền não nó cũng ít hơn, nhưng sẽ đến lúc bùng nổ, mà lúc đó thì công phu tích lũy được sẽ cạn kiệt.
Nhưng phiền não tức Bồ đề, chinh phục phiền não chính là chiến thắng bản thân mình. Càng chiến thắng ta càng tự tin, càng cảm thấy công việc tu hành vui vẻ, giống như trò chơi vượt chướng ngại vật, vượt thử thách. Khi đạt đến công phu thành khối thì ta sẽ tạm thời an nhiên tự tại trước biên độ giao động lớn cua tham sân si xung quanh.
Nói chung hg Minh Tuệ thương cụ Báu theo cách của người tu hành nó phải tĩnh tâm thì mới cảm nhận được. Cụ Báu càng quẫy càng khó thoát ra khỏi đám phiền não trong tâm thức của cụ ý. Nếu chịu khó tu tập cụ Báu sẽ quên hết hỉ nộ ái ố của cuộc đời, có khi còn khoác vai cụ Phước Nghiêm song hành trên đường cũng được, nhưng không làm thì cứ khổ mãi.
Câu hỏi còn đọng lại là sự khác nhau giữa các loại hình quét virus (phiền não)