Em cũng có thời gian kha khá trải nghiệm cuộc sống xứ người. Nếu được, e sẽ chọn sống và làm việc bên đó, lúc nào hưu thì về kiếm một mảnh đất miền biển mà an dưỡng thôi.
Cuộc sống ở VN đang ngày càng tốt lên thì rõ rồi. Trong cuộc sống, không có gì là TỐT NHẤT mà chỉ là phù hợp nhất cho mình và hoàn cảnh của mình mà thôi. Người có tiền vẫn trở về VN kinh doanh và trở thành tỉ phú như anh Vượng- Vingroup, anh Lam - Sun Group, anh Vỹ- VIB bank, anh Quang- Techcombank.....nhưng số lượng người ít giàu hơn ra đi định cư ở nước ngoài thì chiếm đa số. Con số 3 tỉ usd người Việt mua BĐS Mỹ từ 2013-2017 là một minh chứng. Cụ có thể xem thêm thông tin ở đây: https://vn.sputniknews.com/vietnam/201708043745423-luong-nguoi-viet-nam-di-cu-sang-nuoc-ngoai-la-bao-nhieu/VN còn nhiều điểm yếu kém so với các nước phát triển , cái này rõ như ban ngày rồi . Nhưng cụ cũng không thể phủ nhận được là đời sống dân chúng đang dần tốt lên , và với nhiều người thì có tiền ở VN là NHẤT !!! Đến dân culi như em còn có thể du lịch quanh châu Á với châu Âu thì với những người có tiền , chuyện ấy quá xoàng . Gia đình bạn em cả nhà đã sang New Zealand ( câu con trai lớn sang đó học trung học gần 2 năm , bố mẹ với cậu em út sang sau , đã tìm dc trường nhận cậu út nhập học ) mà cũng xách nhau về lại VN hết thì em nghĩ , không phải giấc mơ của người này cũng sẽ là giấc mơ với người khác đâu cụ .
Vâng , không thể nào phủ nhận là lượng người VN muốn ra nước ngoài định cư luôn lớn hơn lượng người Việt từ nước ngoài về VN sinh sống hoặc người VN có đủ điều kiện mà vẫn ở lại VN . Cái em muốn nói ở đây là " Xu thế " , khi mà những năm 80-90 thì " Cái cột điện mà có chân thì cũng ra đi " và đến bây giờ ngày càng nhiều người có điều kiện ở lại VN cũng như Việt Kiều về lại VN định cư . Xu thế này càng trở nên rõ nét hơn trong vài năm gần đây , và nếu như VN giữ vững ổn định , kinh tế phát triển , cải thiện Y tế , môi trường , tham nhũng v.v. thìem tin đây sẽ là xu thế chủ đạo trong vòng 20-30 năm tới . Không gì bằng được sinh sống trên vhinhs đất nước mình đâu cụ ạ , cái này phải những người từng ra nước ngoài sống thì mới hiểu và thấm thía .Cuộc sống ở VN đang ngày càng tốt lên thì rõ rồi. Trong cuộc sống, không có gì là TỐT NHẤT mà chỉ là phù hợp nhất cho mình và hoàn cảnh của mình mà thôi. Người có tiền vẫn trở về VN kinh doanh và trở thành tỉ phú như anh Vượng- Vingroup, anh Lam - Sun Group, anh Vỹ- VIB bank, anh Quang- Techcombank.....nhưng số lượng người ít giàu hơn ra đi định cư ở nước ngoài thì chiếm đa số. Con số 3 tỉ usd người Việt mua BĐS Mỹ từ 2013-2017 là một minh chứng. Cụ có thể xem thêm thông tin ở đây: https://vn.sputniknews.com/vietnam/201708043745423-luong-nguoi-viet-nam-di-cu-sang-nuoc-ngoai-la-bao-nhieu/
Tôi quen nhiều bạn di cư sang Úc và Mỹ khá lâu rồi và chưa ai có ý định về. Sang thăm họ thì thấy họ sống quá ổn, và quan trọng là người mình ai cũng lo cho việc học và tương lai của con cái. Điều này thì các nước phát triển đang làm rất tốt việc giáo dục trẻ em. Cộng thêm môi trường giáo dục, xã hội cũng tốt. Cụ đi châu Âu rồi thì chắc thấy điều này.
Lựa chọn là của mỗi người, không có đúng và sai, chỉ là phù hợp hay không thôi. Mỗi lần tôi đi các nước phát triển, việc xin visa là một sự ấm ức lớn. Nó tốn quá nhiều công cho việc dịch thuật công chứng tài liệu, không cẩn thận chút là lại chạy đi chạy lại bổ sung. Nhìn bọn nó sang VN, 5' gõ bàn phím và 25$ là xong. Khác biệt mỗi là cái passport thôi phải không cụ
Việc xin visa đòi hỏi nhiều giấy tờ chứng minh, đều có nguyên nhân của nó . Đọc còm của cụ em thấy em may mắn vì có trong tay US passport.Cuộc sống ở VN đang ngày càng tốt lên thì rõ rồi. Trong cuộc sống, không có gì là TỐT NHẤT mà chỉ là phù hợp nhất cho mình và hoàn cảnh của mình mà thôi. Người có tiền vẫn trở về VN kinh doanh và trở thành tỉ phú như anh Vượng- Vingroup, anh Lam - Sun Group, anh Vỹ- VIB bank, anh Quang- Techcombank.....nhưng số lượng người ít giàu hơn ra đi định cư ở nước ngoài thì chiếm đa số. Con số 3 tỉ usd người Việt mua BĐS Mỹ từ 2013-2017 là một minh chứng. Cụ có thể xem thêm thông tin ở đây: https://vn.sputniknews.com/vietnam/201708043745423-luong-nguoi-viet-nam-di-cu-sang-nuoc-ngoai-la-bao-nhieu/
Tôi quen nhiều bạn di cư sang Úc và Mỹ khá lâu rồi và chưa ai có ý định về. Sang thăm họ thì thấy họ sống quá ổn, và quan trọng là người mình ai cũng lo cho việc học và tương lai của con cái. Điều này thì các nước phát triển đang làm rất tốt việc giáo dục trẻ em. Cộng thêm môi trường giáo dục, xã hội cũng tốt. Cụ đi châu Âu rồi thì chắc thấy điều này.
Lựa chọn là của mỗi người, không có đúng và sai, chỉ là phù hợp hay không thôi. Mỗi lần tôi đi các nước phát triển, việc xin visa là một sự ấm ức lớn. Nó tốn quá nhiều công cho việc dịch thuật công chứng tài liệu, không cẩn thận chút là lại chạy đi chạy lại bổ sung. Nhìn bọn nó sang VN, 5' gõ bàn phím và 25$ là xong. Khác biệt mỗi là cái passport thôi phải không cụ
Em nghe cụ nói như thế thì các em DHS có tương lai mở rộng đang đón chờ. Như thế sẽ mang lại hãnh diện cho các cha mẹ của các em ấy . Không uổng công họ đã hy sinh mọi thứ cho con .Các cụ cứ tranh luận đi hay không đi, nhưng ở góc độ nghề nghiệp của em, lại thấy rằng người ta nhận hay không nhận mình.
Ngoài tư vấn định cư, e làm đại diện tuyển sinh cho trường Delta, Canada, đại diện trường bay sang Việt Nam một năm hai lần, tham gia hết hội thảo tuyển sinh ở Hà Nội lại bay vào Sài Gòn mà học sinh Việt Nam đâu có nhiều, các cụ có biết vì sao không ?
Bà giám đốc phụ trách tuyển sinh nói, bọn tao phải sang, vì du học sinh Việt Nam ngày càng tăng, nhưng quan trọng nhất là sinh viên Việt Nam học rât giỏi. Trường của bà là trường công, không phải trường tư, có khoảng 10% học sinh quốc tế đến từ 36 quốc gia khác nhau, học sinh Việt Nam chỉ mới học ở trường mấy năm, nhưng kết quả học tập thực sự ấn tượng đối với ban lãnh đạo nhà trường. Canada không có các kỳ tuyển sinh đại học như ở Việt Nam, học sinh cấp 3 nộp hồ sơ tuyển sinh cho các trường đại học dựa trên kết quả học tập và một bài luận. Các trường cạnh tranh nhau không bằng gì khác ngoài chất lượng của học sinh. Đó là lý do mà họ phải lặn lội sang Việt Nam nhiều đến thế, chỉ để kiếm tìm những học sinh có tiềm năng. Em đã gặp các học sinh Việt Nam tại trường, có cháu qua được một năm, có cháu qua nửa năm, nhưng rất rắn rỏi, trưởng thành. Không biết bố mẹ các em thế nào, nhưng em tin họ có thể tự hào về con cái của mình. Với những học sinh này, khi trưởng thành tại Canada chắc chắn các em sẽ được lựa chọn, ở lại hay về, không phải như chúng ta, xin đi nhưng lại phụ thuộc người ta nhận hay không nhận mình.
Con em mình ra nước ngoài mà có điều kiện phát triển hơn thì thật tốt. Không đâu nuôi dưỡng tài năng và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ như ở Canada. Chỉ sợ ko học được, còn học được thì ngoài Canada, cánh cửa bên Mỹ cũng vẫy gọi. Với người tài họ trải thảm, mời chào ghê lắm. Học sinh có khi nhận được học bổng của mấy trường, trường nào cũng muốn lôi học sinh giỏi về mình để tăng thứ hạng và tăng chất lượng tuyển sinh.
Vì mỗi em học sinh không phải dân sở tại, trường thu $11k học phí, thêm sách vở, ăn ở, đi lại là tổng cộng $20-25k/năm.Ngoài tư vấn định cư, e làm đại diện tuyển sinh cho trường Delta, Canada, đại diện trường bay sang Việt Nam một năm hai lần, tham gia hết hội thảo tuyển sinh ở Hà Nội lại bay vào Sài Gòn mà học sinh Việt Nam đâu có nhiều, các cụ có biết vì sao không ?
Em không ở Mỹ,nếu không có ngân sách thì cụ sẽ phải nộp thêm học phí cho con em cụ nhỉ ?Các cụ nói đến việc học miễn phí trường công ở Mỹ, mới nghe qua thì là đúng như vậy . Nhưng nếu nhìn sâu hơn thì không phải free đâu . Trường học dành cho các em từ lớp kinder garden đến lớp 12 , có ngân sách chu cấp. Thật ra các ngân sách đó, đến từ hàng tiền thuế thu được của người dân đang sống và làm việc ở Mỹ đó . Nó chỉ thật sự free cho những gia đình , có con nhỏ, ở nhà, không có thu nhập hay thu nhập của họ thấp mà thôi . Những người nầy, họ không cần phải đóng thuế thu nhập mỗi năm.
Đúng là tiền thuế thu về, để lo cho người dân. Nhưng CCCM cứ cho đi học là free nên em mới nói ra như vậy . Em phân tích sâu hơn để cho mọi người nhìn thấy thêm thôi, không phải phàn nàn chuyện mình đóng thuế để người khác hưởng free . Còn những người khuyết tật thì nói đến họ làm gì.Em không ở Mỹ,nếu không có ngân sách thì cụ sẽ phải nộp thêm học phí cho con em cụ nhỉ ?
Đóng thuế rồi nguồn thuế đó quay trở lại phục vụ lại chính mình và cộng đồng thì tốt chứ sao? thắc mắc của cụ chắc không đóng thuế mà vẫn hưởng thì mới ok à ?
Lao động và đóng thuế nhiều thì tốt vì dù sao nó cũng phục vụ lại mình, chưa kể với mức thu nhập trung bình thì thuế phải đóng rồi tính lại các chi phí nhà nước họ chi trả cho các con em và dịch vụ công thì em thấy thuế cá nhân họ thu chả đủ chi cho con em mình,
Rồi bên này họ nuôi chi trả cho mấy người khuyết tật cũng từ thuế mà ra nếu mọi người không đóng thì làm gì có nguồn mà chi?
Em thì ước mình được đóng thuế nhiều hơn nữa
Về VN mà “sống như củ” thì em ko về. Mình là người, sống như củ quả làm sao đượcEm thấy có rất nhiều ý kiến trái chiều trong việc xin định cư ở các nước Mỹ, Úc, Canada . Người dân nào có điều kiện , có nhiều tiền trong tay, đều muốn chọn đi sang các nước ngoài để định cư , ai không có tiền thì cũng muốn đi định cư theo diện tay nghề nếu có thể được. Em chỉ nêu ra 3 nước trên làm ví dụ thôi. CCCM có thể thêm vào các nước châu Âu khác nếu thích
Em muốn hỏi các cụ các mợ , nếu như được chấp thuận sang đó định cư thì CCCM sẽ có những trông đợi gì ở đất nước mới. CCCM mợ chỉ đi sang đó định cư một thời gian thôi, rồi trở về VN sinh sống như củ , hay CCCM sẽ định cư lâu dài hoặc định cư ở đất nước mới vĩnh viễn.
CCCM có đo lường trước được cuộc sống mới sẽ thay đổi như thế nào không và có những sự chuẩn bị gì để đương đầu, nếu như mọi việc không xảy ra như mình dự tính ở đất nước mới nầy
Mời cụ ly, là người Việt viết TV mà mửa đc câu đấy thì ko biết nói gì nữa, mà nói như vậy chắc con người đó suốt đời sống trong sự nhục nhã cụ nhỉ?Đông Lào nhục? Em vô cùng tự hào em là người Việt Nam.
Suy nghĩ ngắn mới nói vậy cụ ơi,con người ai chả có cội nguồn,tổ tông.Tổ tông mình không tự hào,tôn trọng thì đợi đấy mấy thằng trắng đen đỏ nó tôn trọng mình.Mời cụ ly, là người Việt viết TV mà mửa đc câu đấy thì ko biết nói gì nữa, mà nói như vậy chắc con người đó suốt đời sống trong sự nhục nhã cụ nhỉ?
Trường này bên Mỹ cụ ạ. Bên Ca học phí là 15.500 CAD/một năm (263 triệu VND cho một năm học), chưa bao gồm tiền homestay. Xét về học phí ở thời điểm này học ở bên Ca chỉ đắt hơn học trường Wellspring một chút thôi.Vì mỗi em học sinh không phải dân sở tại, trường thu $11k học phí, thêm sách vở, ăn ở, đi lại là tổng cộng $20-25k/năm.
Về VN mà “sống như củ” thì em ko về. Mình là người, sống như củ quả làm sao được
Như thế thì cụ đã hoạch định một chương trình lâu dài cho cụ và gia đình.Em chia cuộc đời mình từ khi trưởng thành đến già thành các khoảng 10 năm, đại khái thế này:
- 20 đến 30 tuổi: làm cật lực, lấy kinh nghiệm, đảm bảo trình độ và có vị trí trong công việc. Ở VN nhưng sẽ đi nước ngoài làm việc ngắn hạn càng nhiều càng tốt
- 30 đến 40 tuổi: kiếm tiền, tích tiền. Sống ở nước ngoài chủ yếu, tạo điều kiện nhập quốc tịch Mỹ cho gia đình
- 40 đến 50 tuổi: dịch chuyển dần về VN, có thể 50/50, tập trung định hướng tương lai (đại học cho con), ổn định tương lai cho con cái, định hướng hưu trí cho mình
- 50 đến 60 tuổi: sẽ về hưu, sống chủ yếu ở Vn hoặc châu Âu
- Ngoài 60 thì tuỳ giời
Cá nhân em đang ở tuổi 40-50 nên ưu tiên của em là tập trung cho con cái vào đại học và ổn định dài hạn, bắt đầu nhìn các khoản đầu tư cho hưu trí.
Em ko định sống ở nước ngoài đến khi về chầu các cụ
Cho nên các người có điều kiện như cụ nói trên, họ sẽ chọn cuộc sống ở VN là phù hợp với họ nhất.Sống ở nước ngoài không chỉ người ít tiền ít kinh nghiệm làm việc vất vả đâu, cả người giàu và thành đạt cũng vất lắm.
Vn làm chủ vài cái xưởng nhỏ, có trăm tỷ (có đáng là mấy) là thấy đã cà phê cà pháo, em út hoặc chí ít cũng xe sang, golf gủng, hội thảo hoành tráng, hay du lịch nước ngoài rồi.
Mỹ chủ cty nho nhỏ tài sản 50-100 triệu đô vẫn cơm hộp, tự lái xe đến công ty, làm bạc mặt đến chết. Làm nhiều không kém anh Vượng, không hưởng thụ đâu.
Đó chỉ là giai đoạn đầu khi họ chưa ổn định thôi cụ. Khi họ ổn định đời sống rồi thì phải đi làm việc và đóng thuế thôi . Thì họ cũng đã góp tiền ( theo hình thức đóng thuế) trả vào tiền học cho con họ rồi cụ a . Trừ phi họ đi làm việc và thu nhập của họ thấp, không cần phải đóng thuế như em nói ở một còm khác.Chính phủ Mỹ không có nguồn thu nào ngoài thuế. Họ không sở hữu bất kỳ doanh nghiệp nào ( ngoại trừ Bưu điện, vì bưu điện là ngành kinh doanh lỗ lã, không tư nhân nào muốn làm, nên nhà nước phải ôm). Do vậy mọi thứ chi tiêu của chính phủ là từ thuế. Từ trợ cấp cho những người tị nạn, mới nhập cư, cho tới đóng phi thuyền đi lên Sao Hỏa.
Ở Mỹ, đóng thuế là nghĩa vụ đồng thời cũng là đạo đức của người dân.
Đối với 1 người nhập cư Việt Nam, chưa có thu nhập để đóng thuế, thì việc cả gia đình người lớn được đi học tiếng Anh, trẻ con đi học không đóng tiền, được ăn trưa free thì những phúc lợi đó là free. Free. Free. Không cần thiết lý luận dài dòng.