- Biển số
- OF-328542
- Ngày cấp bằng
- 25/7/14
- Số km
- 1,430
- Động cơ
- 299,072 Mã lực
Kiểu như ở nông thôn cân nhắc có lên thành thị không ấy, dạng như vậy tuy không giống 100%!
Bác đem 1 Ca sĩ Xuân Mai so sánh với 1 y tá Xuân Mai, thì hoàn toàn không ổn.Em thấy 1 ví dụ: Cha mẹ của ca sỹ nhí Xuân Mai là người rất giàu có, ở tầng lớp thượng lưu tại Việt Nam. Họ đã chuyển sang Mỹ với mong muốn con cái được "học hành đàng hoàng", hi vọng sẽ phát triển bản thân và gia đình hơn nữa, chấp nhận "hi sinh đời bố, củng cố đời con"...
Nhưng mà đời không như mơ, hiện thực không như "nghe người ta nói". Sau gần 20 năm kể từ khi sang Mỹ định cư, cha mẹ Xuân Mai có lẽ đã già. Xuân Mai được học nền giáo dục tiên tiến nên bây giờ trở thành y tá điều dưỡng, chuyên đi chăm sóc bênh nhân và người già. Nhìn bàn tay chai sạn của em thì có lẽ cuộc sống của em đã vất vã khổ cực rất nhiều.
Giấc mơ Mỹ ở đâu? Thành công ở đâu đối với gia đình Xuân Mai và cá nhân Xuân Mai khi định cư ở Mỹ?
(Các cụ đừng nói em tò mò đời tư nhé, em chỉ đưa ví dụ để các cụ tham khảo 1 trường hợp cụ thể thôi. Các cụ tự tìm hiểu sẽ thấy nhiều trường hợp tương tự nữa, kiểu như bỏ chỗ sáng để vào chỗ tối, đến lúc nhận ra vấn đề thì đã quá muộn)
Chưa bao giờ em nghĩ đến vấn đề này, vì gia đình mình, vì Tổ quốc mình và vì ABC khác.
Tuy nhiên, bây giờ có cơ hội, định cư tại nền văn minh tiên tiến hơn. Khoan xét đến bài toán chi phí, vậy theo các cụ, em có nên dấn không?
Em thấy 1 ví dụ: Cha mẹ của ca sỹ nhí Xuân Mai là người rất giàu có, ở tầng lớp thượng lưu tại Việt Nam. Họ đã chuyển sang Mỹ với mong muốn con cái được "học hành đàng hoàng", hi vọng sẽ phát triển bản thân và gia đình hơn nữa, chấp nhận "hi sinh đời bố, củng cố đời con"...
Nhưng mà đời không như mơ, hiện thực không như "nghe người ta nói". Sau gần 20 năm kể từ khi sang Mỹ định cư, cha mẹ Xuân Mai có lẽ đã già. Xuân Mai được học nền giáo dục tiên tiến nên bây giờ trở thành y tá điều dưỡng, chuyên đi chăm sóc bênh nhân và người già. Nhìn bàn tay chai sạn của em thì có lẽ cuộc sống của em đã vất vã khổ cực rất nhiều.
Giấc mơ Mỹ ở đâu? Thành công ở đâu đối với gia đình Xuân Mai và cá nhân Xuân Mai khi định cư ở Mỹ?
(Các cụ đừng nói em tò mò đời tư nhé, em chỉ đưa ví dụ để các cụ tham khảo 1 trường hợp cụ thể thôi. Các cụ tự tìm hiểu sẽ thấy nhiều trường hợp tương tự nữa, kiểu như bỏ chỗ sáng để vào chỗ tối, đến lúc nhận ra vấn đề thì đã quá muộn)
Em ko muốn tranh luận những chuyện so sánh này kia đâu. Ở VN cũng có 500.000 công ty, một số trong đó rất lớn như Vin, Vietjet, Hòa Phát.... Những ông chủ cty đó cũng đã từng là đứa trẻ thôi.Bác đem 1 Ca sĩ Xuân Mai so sánh với 1 y tá Xuân Mai, thì hoàn toàn không ổn.
Sao bác không thử đem Mít tơ Hoàng Kiều ra soi xét??
Với tất cả sự tôn trọng cá nhân, có lẽ bạn Xuân Mai chỉ ở tầm Y tá tại Mỹ, tức là ở Việt Nam ta cũng vậy.
Ở ta, có thể bạn thành ông sao - cũng có thể không; ở Mỹ y hệt vậy.
Tôi thì tin rằng: Tại 1 xã hội tư bản, đừng cực đoan quá như ở Mỹ, mọi tố chất của con người ta - nếu có vài tố chất nào đó -, sẽ được bộc lộ hết.
Có 1 cậu (gọi tôi bằng chú), nó học ở Stuttgart dưới sự tài trợ của Bosch, rồi làm cho Bosch để trả nợ, 2 năm nghĩa vụ.
Rồi nó nhảy, vì Lufthansa trả xiền cao hơn.
Rồi nó bỏ nốt cả Lufthansa, làm 1 chỗ lương thấp hơn cả Bosch, nhưng có thời gian đi học tiếp, để có thể quay lại làm cho cả Bosch hoặc Lufthansa - với mức lương cao nữa, tất nhiên. Sau độ 2 năm nữa.
Lứa của nó, nhiều đứa như vậy.
Tất nhiên, cũng có đứa ngồi im ở 1 chỗ đến giờ, dù Lương không quá cao.
Chuyện khá là không tưởng ở Việt Nam.
Ở đâu mà chả phải lao động để sống?Anh Tấn kể ra cũng giàu đó chứ. Nhưng kể cả XM ở VN cùng không phải đi chăm sóc bệnh nhân hay người già đâu. Chí ít cũng ăn diện hàng hiệu, đi siêu xe nhảy nhót. Kể cả không tự kiếm được tiền thì cũng là rickkid chứ không phải "Rách Kid" như bây giờ. Thấy tội nghiệp XM ghê gớm. Hồng nhan bạc phận, mà có lẽ cái phận chính là bước ngoặt bố mẹ XM sang Mỹ định cư.
Có điều mà bạn cụ ko chia sẻ nữa là thế hệ F1 ở bển nó ko quan tâm Bố mẹ nó, nên nếu có về hưu cũng thui thủi một mình. Ốm đau tưj gọi xe đến viện, ở VN con nó còn nấu cho bát cháo mà ăn.Bạn em sống ở Mỹ 25 năm rồi, về VN chơi nó bảo các ông quá 40 rồi, nên ở VN đừng đi đâu nữa.
U40 quá tuổi hòa nhập văn hóa, quá tuổi học hành, và sức ì lớn. Trừ vài cá nhân đặc biệt xuất sắc, tài năng tầm cỡ thì nên đi.
Cụ nghĩ ở đâu không ô nhiễm, nó cũng là nước công nghiệp nên cũng ko sạch hơn mình mấy đâu, chưa kể dính vài tháng tuyết nhìn thì đẹp chứ nó biến con người thành cỗ máy thực sự. Đi làm ăn, ị ngủ...Em thì nghĩ nếu có cơ hội định cư ở những nước tiên tiến hơn thì cụ nên đi, tại sao:
1. Việt Nam là nước đang phát triển, công nghiệp chế biến chế tạo nhiều, môi trường đang ngày càng ô nhiễm.
Em là kỹ sư sản xuất nên em hiểu cái mức độ ô nhiễm ở các KCN hiện nay nó như thế nào.
2. Thực phẩm bẩn là một vấn nạn lớn của Việt Nam mà đến nay và nhiều chục năm về sau cũng sẽ khó mà cải thiện được.
3. Lối sống, đạo đức: Em thấy càng ngày càng xuống cấp, tất nhiên vẫn còn những việc tử tế, tuy nhiên nhìn chung ra thì con người Việt Nam đang vì đồng tiền mà đánh đổi nhiều giá trị đạo đức cốt lõi của con người.
4. Giáo dục, Y tế của nước ta thì vẫn còn phải cải thiện rất nhiều, trừ khi cụ có tiền vào các bệnh viện tư thì mới thoát khỏi cảnh chen lấn, chờ đợi, ghép giường, rồi giáo dục thì...chắc em ko cần nói nước.
=> Tổng quan: Đất nước ta đang ngày càng phát triển, em ko phủ nhận, những đánh đổi trên là hệ quả tất yếu, em vẫn đang sống và làm việc tại đất nước mình và cũng vẫn hạnh phúc với điều đó, cũng 1 phần vì em không có điều kiện và trình độ kém để định cư được ở nước ngoài.
Tuy nhiên, đang nói hoàn cảnh của cụ, nếu đặt lên bàn cân của cụ giữa đi sang nước phát triển (Mỹ, Canada, Châu âu...) và ở lại VN thì em nghĩ cụ nên đi, đi để đến một đất nước tiên tiến hơn, văn minh hơn.
Xã hội càng ổn định, luật pháp càng chặt chẽ thì người nghèo sẽ được nâng đỡ hơn, nhưng người có tiền muốn kiếm thêm nhiều sẽ khó khăn hơn.Em đọc các bài viết của cụ và tự hiểu gia đình cụ đã có những thành quả nhất định từ việc "trở về" sau một thời gian bôn ba xứ người.
Nhưng em tự hỏi liệu có phải khi ấy điều kiện khách quan (kinh tế, xã hội, thể chế...) nó khác bây giờ (có đôi chút dễ dàng hơn?!!!) so với xã hội hiện tại,
Em tiếp tục tàu ngầm để đọc và suy nghĩ ạ,
Hơi kỳ kỳ với mục 1 bao nhiêu người muốn Mỹ mà cụ ngược dòng có lý do nào ko?Nên đi cụ ạ, nhưng em nghĩ cần lưu ý mấy điểm:
1. Không đi MỸ
2. Không xác định hi sinh đời bố. Phải đi để cải thiện cả đời mình nên tuổi tác phải tầm từ 30-40, có tri thức, tay nghề để có cơ hội làm ăn kiếm tiền đàng hoàng tại nơi ở mới.
3. 2 vợ chồng phải cùng quyết tâm, chứ 1 thằng làm mửa mật 1 thằng ngồi thở dài thì chán lắm lại chia tay không chừng.
Em chỉ đánh giá trên quan điểm nhìn nhận của em giữa các nước phát triển và nước ta.Có điều mà bạn cụ ko chia sẻ nữa là thế hệ F1 ở bển nó ko quan tâm Bố mẹ nó, nên nếu có về hưu cũng thui thủi một mình. Ốm đau tưj gọi xe đến viện, ở VN con nó còn nấu cho bát cháo mà ăn.
Cụ nghĩ ở đâu không ô nhiễm, nó cũng là nước công nghiệp nên cũng ko sạch hơn mình mấy đâu, chưa kể dính vài tháng tuyết nhìn thì đẹp chứ nó biến con người thành cỗ máy thực sự. Đi làm ăn, ị ngủ...
Thực phẩm thì mình xuất đi thế giới đã >10 tỷ đô rồi, ko phải cái gì có hoá chất cũng độc hại đâu, hoá chất có nhiều loại trộn thêm vào thực phẩm còn tốt cho sức khoẻ con người.
Còn y tế giáo dục thì chắc cụ chỉ nghe hội nail chém trên face thôi. Hỏi các cụ đang sống bên đấy đi xem đi viện nó khổ thế nào và trẻ con nó hội nhập với dân bản địa thế nào
Mỹ nó rộng, có vùng ko có tuyết, nhưng mấy người nhà e bên trời âu thì mùa đông chán mớ đời. Trẻ thì còn lên bar chứ > 40 rồi thì đúng như robotEm chỉ đánh giá trên quan điểm nhìn nhận của em giữa các nước phát triển và nước ta.
Chẳng biết bọn Mỹ nó có tụ tập sau giờ làm, cuối tuần chém đế chế, đi nhậu, đá banh, câu cá như ở cơ quan em không nhỉ?
Nếu cuộc sống mà ăn làm ngủ lại ăn làm ngủ thì chán lắm.
a-bu-da-bi đấy cụ ạEm tò mò muốn biết QG có cảnh ảnh cụ thớt up là nước nào thế ạ, cái ảnh chụp đẹp quá