[TT Hữu ích] Định cư ở nước ngoài, các cụ có thích không?

SPESA

Xe hơi
Biển số
OF-602543
Ngày cấp bằng
9/12/18
Số km
183
Động cơ
126,270 Mã lực
Em nghĩ định cư ở đâu thích thì có qua nhiều tham số vì nó phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, tính cách đặc thù công việc của từng người các cụ ạ. Em nghĩ ở sống ở đâu mình thấy happy là được rồi. Em biết về định cư Mỹ một chút. Ở Việt Nam hay sang định cư ở Mỹ theo diện thân nhân, vầ gần đây theo diện đầu tư. Nhiều cụ mang tiền mang Mỹ đầu tư, lấy thẻ xanh, mua nhà của cho con cái đi học. Các cụ có cả quốc tịch Việt Nam. Đi đi về về như chim :). Cụ nào đi du học, đi làm bên Mỹ muốn có thẻ xanh định cư cũng khá lâu và cũng phải cày quốc khá cật lực. Được cái lương bên Mỹ cao nên cũng đáng lắm ạ.

Qua tiếp xúc thì em có cảm nhận là nhiều người dù là COCC, cán bộ... thì sau khi ở Mỹ vài năm đều muốn/ tìm cách ở lại Mỹ chứ không muốn về quê xây dựng đất nước ạ :D.
 
Chỉnh sửa cuối:

Natsumi07

Xe tải
Biển số
OF-129219
Ngày cấp bằng
2/2/12
Số km
295
Động cơ
377,015 Mã lực
Cụ đừng vội kết luận. Hãy chờ bạn cụ sống ở đó 5 năm rồi hỏi ý kiến xem đã, chứ một vài tháng hoặc 1,2 năm thì chưa thể khẳng định được đâu. Chỉ có điều là nếu muốn sống ở châu Âu thì nhất thiết phải có một nghề nào đó sử dụng được ở nơi mình sống( kể cả nghề lao động chân tay) chứ chỉ làm lao động phổ thông thì sẽ rất vất vả, chỉ hy vọng bù lại là có một cuộc sống đảm bảo yên ổn không phải lo những vấn đề xã hội và yên tâm hơn cho tương lai của F1

Bạn em , được học bổng Châu á thái bình dương của Pháp, sang học và ở lại làm việc 10 năm, lấy chồng làm cũng làm tận giảng viên ở Pháp, có 1 cô công chúa nhỏ, có nhà có xe ( ở Pháp thấy bạn em bẩu thế là bình thường ), nhưng day dứt nhớ nhà không chịu nổi, nó cứ nằng nặc đòi về, ai cũng bảo dở hơi, cuối cùng cách đây 1 tháng hai vợ chồng quyết mò về, nó phân tích em thấy được, nó bảo về đây có bố có mẹ, có họ hàng, nó mua một căn liền kề ở trên Đông ngạc, làm cái ô tô, cho con nhóc học trường Quốc tế Pháp, nó bảo chả khác gì ở Tây mỗi tội Hà Nội bụi quá nhưng vẫn sướng, em thấy rõ sự sung sướng của bạn em khi bạn ý về Việt Nam, nó k còn kêu than như hồi ở Pháp, thành ra em có đứa cháu đang định cho đi cũng nghĩ lại . Em trộm nghĩ như em đi chơi có 1 tháng mà đã chỉ ngóng ngày về nữa là tính bằng năm. Là em thì em vẫn thích ở quê nhà hơn, có tiền thi thoảng làm tý hít thở không khí CHâu Âu sướng hơn
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,198
Động cơ
396,344 Mã lực
Nếu có công ăn việc làm tử tế, có địa vị xã hội thì ở đâu cũng tốt. Sang nước khác cũng tốt nếu mình hòa nhập được. Nếu không thì buồn lắm. Nhiều ông cứ nghĩ củng cố đời con, đời nó sau này có khi làm gì còn biên giới nữa, kiểu như đeo cái balo lên lưng là ngày bay 1000km ngon lành...
 

quasin3000

Xe điện
Biển số
OF-1800
Ngày cấp bằng
5/10/06
Số km
2,373
Động cơ
586,788 Mã lực
Em nói cụ nghe tại sao em phải mang con ra nước ngoài cho nó đi học.

Một là ở cái trường con em đang học ở Việt Nam, học phí người ta tăng mỗi năm tối thiểu khoảng 10%, năm sau cao hơn năm trước, chính sách của nhà trường kinh doanh nhiều hơn là giáo dục. Cũng dễ hiểu thôi vì họ là trường tư mà. Không phủ nhận giáo viên ở đó rất là tốt, nhiệt tình, nhưng dù sao họ cũng chỉ là người làm công ăn lương. Thế nên họ cũng nhảy việc như chúng ta, và chuyện con về thông báo có cô giáo mới ko có gì là lạ.

Một ngày báo đăng thức ăn của trường bị phụ huynh học sinh phát hiện ra ôi thiu, thức ăn dù mua ở siêu thị uy tín nhưng cũng là loại hết date, không bán cho ai được thì họ bán cho con mình ăn.

Bếp ăn không đảm bảo vệ sinh, đầy cứt gián, cứt chuột. Nó gợi nhớ đến một vụ ngộ độc thực phẩm mà con em từng bị.

Một ngày em thấy ngoài tình cảm và lòng yêu nghê của các cô giáo dành cho con mình, thì trường con em học rốt cuộc không khác gì cái công ty em đang điều hành, cũng hứng chịu mọi hỷ nộ ái ố của xã hội. Khi thấy con em không hứng thú lắm với ngôi trường của nó, em nghĩ đến việc cho con em ra nước ngoài thử xem thế nào.

Nhìn vào công việc hiện tại và tương lai của công ty, thực lòng em không gánh nổi khoản học phí, và cũng ko dám nghĩ là con có thể xin được học bổng để đi học ở nước ngoài. Đã có nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn khi cho con đi du học mà không có một nền tài chính vững mạnh. Em đã từng đi du học nước ngoài, và rất may mắn, em có học bổng toàn phần nên thực sự thời đi học rất vui, vì có bao giờ phải lo nghĩ chuyện tiền bạc đâu. Nhưng cũng có một vài bạn bè khác, họ chỉ có học bổng một phần, hoặc thậm chí không có tý học bổng nào, cuộc sống khi đi du học khó khăn hơn nhiều.

Bạn thử tưởng tượng xem con cái mình phải bươn chải quá sớm nơi đất khách quê người, con trai đã đành, con gái bạn biết đấy, nhiều cạm bẫy rình rập lắm. Những chỗ con em mình làm thêm, có chỗ tốt, mà có chỗ cũng chẳng ra gì. Tất cả đều là hên xui, cuộc sống ở nước ngoài không phải là thiên đường, mà là chiến trường thật sự.

Làm một phép tính nhỏ, nếu con em đi học từ cắp 2, và được miễn học phí, khi vào đại học nó phải đóng học phí bằng 20% so với sinh viên quốc tế. Và nếu em chẳng có tiền, nó sẽ được nhà nước cho vay, khi nào đi làm nó tự trả nợ. Em có hai đứa con, thế nên câu nói của một người rất thân với em "anh có thể chắc chắn lo được cho các con đi du học sau này không" khiến em không khỏi suy ngẫm mãi. Nơi đây Việt Nam là tất cả với em, gia đình, bạn bè, công việc, sở thích ... nhưng rồi thì sao chứ, liệu con cái em lớn lên có còn cơ hội bước ra khỏi Việt Nam như bố mẹ nó đã từng may mắn có được không ?

Cuộc đời là những chuyến đi, như tinh thần OF thôi phải không các cụ.
Trong ngắn hạn thì được. Dài hạn thì không thể nhìn vào sự vụ được.

Hoà nhập là vấn đề muôn thủa. Nếu không phải là con người nhanh nhậy thì khó đấy.
 

kyo110288

Xe máy
Biển số
OF-101863
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
92
Động cơ
398,350 Mã lực
Em ra nước ngoài được mấy năm, thấy cuộc sống của họ êm đềm hơn, ít có cảnh bon chen vật vã như ở nhà. Ra đường ai cũng nhường nhin nhau, nhiều lúc thấy quá nửa đêm mà người ta vẫn kiên nhẫn đợi đèn xanh mới đi dù đường bốn phía chẳng có một bóng người hay xe cộ.

Thực phẩm bán ở siêu thị thì rẻ, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá hồi, cá thu, cua, tôm hùm đều rẻ hơn ở Việt Nam rất nhiều. Bù lại, rau xanh lại đặt.

Bánh kẹo đường sữa cũng rẻ.

Xăng cũng không đắt. Ô tô thì siêu rẻ. Sang đây sướng nhất là mua ô tô

Còn về chán, thứ nhất là xa gia đình, bạn bè. Bạn bè mới chưa chắc đã có, nếu có chưa chắc đã hợp. Tây rất lịch sự, nhưng mình sang đây cũng làng nhàng làng nhàng nên nó cũng chỉ ở mức không khinh mình thôi, chứ thân thiết thì không có.

Gia đình sống với nhau cứ lủi thủi. Bọn trẻ đi học thì cũng không bị bắt nạt gì (trẻ con Tây cũng có đứa nghịch ngợm nhưng đa phần là ngoai), trong lớp hay trong trường thì thường tụi tóc đen chơi với hội tóc đen, tóc vàng da trắng chơi với nhau. Các cấp phân biệt càng lớn càng giảm đi, ví dụ nếu con các cụ sang lúc nó học cấp 1 thì nó có xu hướng chơi nhóm theo màu da, quốc tịch, cấp 2 đỡ hơn, cấp 3 hòa nhập còn vào đại học là hòa tan vì ngôn ngữ của chúng nó tiến bộ đến đâu thì khả năng hòa nhập của nó tăng đến đấy.

Về già con cái sống theo kiểu tây, bỏ nhà đi ở riêng từ năm 18 tuổi, nếu các cụ ở vùng xa, năm nó về thăm nhà được 1 vài lần. Lớn nữa thì cút hẳn, có khi ở với nhau đẻ con mới báo bố mẹ biết. Quê hương VN chỉ là hai từ dĩ vãng, về một vài lần thấy chán là ko muốn về nữa.

Thế nên cố gắng làm sao con mình nó nửa nạc nửa mỡ, biết tiếng Anh mà đừng quên tiếng Việt, thật thà chất phác kiểu Tây nhưng đừng ngu quá, mai mốt không có cửa làm ăn với Việt Nam, mà cũng đừng khôn lỏi ở Việt Nam mai mốt không có cửa làm ăn với Tây.

Chốt lại là "Hy sinh đời bố củng cố đời con thôi - không sung sướng gì đâu - Ở nhà là nhất !"
Em đồng ý với cụ. Em cũng đang phấn đấu để được hy sinh đây ạ
 

traiphoga

Xe máy
Biển số
OF-518732
Ngày cấp bằng
29/6/17
Số km
71
Động cơ
177,690 Mã lực
Em ra nước ngoài được mấy năm, thấy cuộc sống của họ êm đềm hơn, ít có cảnh bon chen vật vã như ở nhà. Ra đường ai cũng nhường nhin nhau, nhiều lúc thấy quá nửa đêm mà người ta vẫn kiên nhẫn đợi đèn xanh mới đi dù đường bốn phía chẳng có một bóng người hay xe cộ.

Thực phẩm bán ở siêu thị thì rẻ, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá hồi, cá thu, cua, tôm hùm đều rẻ hơn ở Việt Nam rất nhiều. Bù lại, rau xanh lại đặt.

Bánh kẹo đường sữa cũng rẻ.

Xăng cũng không đắt. Ô tô thì siêu rẻ. Sang đây sướng nhất là mua ô tô

Còn về chán, thứ nhất là xa gia đình, bạn bè. Bạn bè mới chưa chắc đã có, nếu có chưa chắc đã hợp. Tây rất lịch sự, nhưng mình sang đây cũng làng nhàng làng nhàng nên nó cũng chỉ ở mức không khinh mình thôi, chứ thân thiết thì không có.

Gia đình sống với nhau cứ lủi thủi. Bọn trẻ đi học thì cũng không bị bắt nạt gì (trẻ con Tây cũng có đứa nghịch ngợm nhưng đa phần là ngoai), trong lớp hay trong trường thì thường tụi tóc đen chơi với hội tóc đen, tóc vàng da trắng chơi với nhau. Các cấp phân biệt càng lớn càng giảm đi, ví dụ nếu con các cụ sang lúc nó học cấp 1 thì nó có xu hướng chơi nhóm theo màu da, quốc tịch, cấp 2 đỡ hơn, cấp 3 hòa nhập còn vào đại học là hòa tan vì ngôn ngữ của chúng nó tiến bộ đến đâu thì khả năng hòa nhập của nó tăng đến đấy.

Về già con cái sống theo kiểu tây, bỏ nhà đi ở riêng từ năm 18 tuổi, nếu các cụ ở vùng xa, năm nó về thăm nhà được 1 vài lần. Lớn nữa thì cút hẳn, có khi ở với nhau đẻ con mới báo bố mẹ biết. Quê hương VN chỉ là hai từ dĩ vãng, về một vài lần thấy chán là ko muốn về nữa.

Thế nên cố gắng làm sao con mình nó nửa nạc nửa mỡ, biết tiếng Anh mà đừng quên tiếng Việt, thật thà chất phác kiểu Tây nhưng đừng ngu quá, mai mốt không có cửa làm ăn với Việt Nam, mà cũng đừng khôn lỏi ở Việt Nam mai mốt không có cửa làm ăn với Tây.

Chốt lại là "Hy sinh đời bố củng cố đời con thôi - không sung sướng gì đâu - Ở nhà là nhất !"
E nhất trí với cụ. 2 ae e cùng đi Úc cách đây 11 năm, e học thạc sỹ, thằng e học lớp 11; e học xong thì về, nó ở lại xin đc việc đúng ngành học (tài chính), đã có quốc tịch, nhà (trả góp) và lương trước thuế 80k/ năm, h lại đang bảo cố gắng cày cuốc, tích lũy thêm chút nữa rồi về quê choa start up=))
E thấy việc đi hay ở lại vn, sang nước ngoài có phù hợp hay không phụ thuộc vào mục đích, góc nhìn và tính cách mỗi người. Nhưng thật lòng e thấy dù có tiền, ngoài 20 trở ra thik nghi cũng khó lắm dù chỉ cần ở mức tương đối, mục đích cuối cùng cũng chỉ là có cái quốc tịch, lo cho các con có môi trường phát triển tốt nhất thôi.
 

thanhtps

Xe tăng
Biển số
OF-205521
Ngày cấp bằng
9/8/13
Số km
1,111
Động cơ
326,698 Mã lực
em thấy 2 năm đầu là cực kỳ khó khăn và muốn bỏ về . nếu o cali đỡ hơn , xa người việt chán vô cùng . nếu người nhà kg giúp thì chán kinh khủng .....
 

Tuanclup

Xe hơi
Biển số
OF-533650
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
101
Động cơ
169,520 Mã lực
Tuổi
29
Cứ ở Việt Nam! Là sướng nhất các cụ nhỉ
 

vietdoan2006

Xe hơi
Biển số
OF-43485
Ngày cấp bằng
16/8/09
Số km
145
Động cơ
465,695 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long
Em cũng từng có cơ hội ở lại Anh hoặc Canada để định cư nhưng... thôi, về nhà sống gần bố mẹ vẫn tốt hơn mặc dù cả họ nội ngoại em đa phần đều định cư ở nước ngoài.
Nói chung em không muốn bắt đầu mọi thứ từ đầu ở gần nửa đời người, mệt lắm, mấy lần di chuyển cuộc sống cứ loạn lên, mất thời gian thích nghi làm quen
 
Biển số
OF-597121
Ngày cấp bằng
1/11/18
Số km
122
Động cơ
9,888 Mã lực
Tuổi
32
E cũng thích, nhưng chắc fai đầu tư cho ô nhõi con đã, tốn kém lắm
 

thanhtps

Xe tăng
Biển số
OF-205521
Ngày cấp bằng
9/8/13
Số km
1,111
Động cơ
326,698 Mã lực
Em mới sang my nên mọi việc chưa quen nên thấy vn vẫn ok cho tuổi già trên 40
 

HKGB

Xe máy
Biển số
OF-183519
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
86
Động cơ
335,790 Mã lực
Nơi ở
HN
Đi đâu thì đi. Có công việc hòa nhập với xã hội tại đó mới vui. Chứ ra nước ngoài mà không giao tiếp, hòa nhập được với xã hội thì buồn chán chết. sống cô đơn như kiểu ở 1 mình 1 quả đồi ấy.
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
7,186
Động cơ
644,146 Mã lực
suy nghĩ này ít người có, em đang hướng để đôi dép nhà em bước đi ra nn học tập. lao động làm việc.

Tuỳ tính cách, môi trường song của từng nhà ạ.

Vợ chồng em đi học nước ngoài từ lúc 18 tuổi, đến bây giờ dù có ở Việt Nam hay đâu thì cũng thuộc dạng trung lưu khá. Vì đi nước ngoài từ sớm nên với em song ở đâu cũng thế, không có vấn đề về hoà nhập.

Ở VN thì cái chết mẹ gì cũng đắt. Không có phúc lợi xã hội, không có tiền là thấy bất an lắm. Còn ở nước ngoài vô lo vô nghĩ. Trường học, bệnh viện miễn phí mà chat lượng thì tốt hơn VN (hồi năm 2014 em đi) nhiều.

Em không hợp văn hoá nhậu nhẹt ở VN nên đi chẳng tiếc nuối trà đá hay quán nhậu. Chỉ băn khoăn thấy thương bố mẹ ở nhà xa con cháu. Nhưng về sau thì bố mẹ em cũng rất hay sang thăm con. Ở VN, it ra là hồi đó, đường phố bụi bặm, rất nhiều mùi thuốc lá, muốn đi chơi đâu cũng it chỗ để mà đi. Ra nước ngoài cuộc song nhẹ nhàng, không khí trong lành.

Nhà em di chuyển nhiều quen chân. Bây giờ lại đang muốn chuyển châu lục thêm một lần nữa :D Đi nhiều biết nhiều, càng vui :D
 

chuyenchemgio

Xe tăng
Biển số
OF-306881
Ngày cấp bằng
7/2/14
Số km
1,171
Động cơ
314,860 Mã lực
chắc nhà em cũgn phải cho bọn trẻ đi Úc thôi, còn mình thì 50-50, đi vài thangs rồi ở Vn cũng đc, còn bố mẹ già nữa
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
bài viết tào lao
( Hiện tôi 51 tuổi, định cư châu âu được một năm.............- Hai đứa con (một trai, một gái) được học hành trong nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Một cháu học ngành máy tính, một cháu học dược sĩ được chính phủ hỗ trợ tài chính (hỗ trợ học phí và cho vay không lấy lãi) cho đến khi tốt nghiệp (đây là chính sách chung của nước Mỹ).
Không tào lao đâu, cụ ạ, chuẩn luôn đấy!
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Không tào lao đâu, cụ ạ, chuẩn luôn đấy!
Nhiều nước người ta khuyến khích anh đi học, vì anh học cao lên thì khả năng anh sẽ làm ra nhiều tiền hơn, sẽ đóng góp nhiều thuế hơn cho nhà nước, nên đầu tư cho anh học là cách nuôi nguồn thuế.
Hỗ trợ tài chính cho một sinh viên ĐH được thực hiện qua nhiều con đường:
- trực tiếp : thường chỉ là một số tiền nhỏ vài ngàn đô/người, mang tính chất động viên.
- học phí giảm: người có quốc tịch hoặc định cu thì học phí chỉ bằng nửa hay thậm chí bằng 1/3 sv quốc tế.
- cho vay tiền đi hoc : đây là cách chủ yếu nhất giúp cho anh chỉ cần có sự chăm chỉ học thì sẽ được học đến nơi đến chốn. Người học được vay toàn bộ học phí và chi phí cho ăn ở, sinh hoạt để yên tâm học tốt, không phải lo làm thêm. Sau khi ra trường một số tháng nhất định, thường là 6 tháng, người này mới phải trả dần số tiền vay rất nhỏ mỗi tháng.
Đây là chính sách đối với tất cả mọi người một khi đã trở thành công dân hay thường trú nhân.
 

Mr_No.01

Xe máy
Biển số
OF-434683
Ngày cấp bằng
5/7/16
Số km
71
Động cơ
213,770 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Website
www.fb.com
Em thích ở VN hơn, tây hay mỹ đi chơi còn được chứ ở thì em không thích cho lắm.
 

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Em thích ở VN hơn, tây hay mỹ đi chơi còn được chứ ở thì em không thích cho lắm.
Thế cho nên tùy mỗi người. Thế giới đã thu nhỏ. Trong vòng 24h ta có thể có mặt ở bất cứ đâu, nên khoảng cách ngày càng không thành vấn đề lớn. Sống ở đâu thoải mái thì sống.
Tuy vậy ta cũng không thể phủ nhận rằng, với mỗi người, cơ hội cho họ sẽ khác nhau rất nhiều, tùy vào nơi họ sinh sống.
Tùy theo hoàn cảnh từng người mà quyết định thôi.
 

Car68

Xe tải
Biển số
OF-566137
Ngày cấp bằng
25/4/18
Số km
385
Động cơ
151,082 Mã lực
Tuổi
41
Ở hẳn nước ngoài trẻ thì vui nhưng về già thì lại buồn lắm bác, theo e sang mc ngoài kiếm tiền 10 đến 15 năm xog về VN là sướng nhất.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top