các cụ sao không lắp at chống rò nhỉ. nhà em chơi hẳn mỗi khu vực một cái. hôm nọ bắn con vít chạm dây điện sau nó cứ nhảy liên tục. tìm mãi mới ra
Cụ có thể nối tiếp mát vào lan can sắt, những khung thanh sắt được bắt sâu trong tường. Những máy giặt cửa ngang khi ổ điện không có dây tiếp mát thì đấu nối vào vòi nước.
Không được đấu thế này!Em hỏi ngu tí.
Trong trường hợp có rò điện ở các phụ tải đã được nối tiếp địa theo kiểu trên, khi ta vô tình chạm vào những đồ được nối thời có bị điện giật hôn
Em xợ nhém
Họ sx cho cả thế giới dùng, chưa có loại riêng cho VN, những chung cư và gia đình... điếc ko sợ súng cụ ợ.Như vậy là theo ý cụ chủ thì những nhà nào ko có tiếp địa thì ko nên mua điều hoà inverter và máy giặt lồng ngang ạ, mà hình như cả khu nhà em chả có nhà nào có cái đó cả thế thì em lại đi hỏi ngu nhà sx vậy, sao lại thiết kế như thế
Hơ hơ, vòi nước bi giờ thường bằng nhựa ạ.Cụ có thể nối tiếp mát vào lan can sắt, những khung thanh sắt được bắt sâu trong tường. Những máy giặt cửa ngang khi ổ điện không có dây tiếp mát thì đấu nối vào vòi nước.
Mới dùng được 3 tháng, còn bảo hành, cụ đọc kĩ tí chứ.Trời ơi , chắc điều hoà lâu đời quá
Em bổ xung thêm điện trở con người là biến trở ạ. Nó thay đổi dựa trên nhiều yếu tố. Khi bị ướt nó xuống rất thấp và thậm chí khi ta bị cảm cúm nó cũng giảm. Khi chạm vào từng vùng nó cũng khác nhau. Tay khác, lưỡi khác. Nên điện thế an toàn cho con người ngày xưa em học là 36 V hay sao ý. Nhưng giờ có mấy vụ trẻ ngậm dây sạc đt bị giật chết em vẫn chưa hiểu do sạc lởm hay do gì ạ.Ở đây thì quan trọng là điện thế cụ ạ, dòng chỉ là phụ. Khi chạm tay vào vỏ máy hở điện sẽ có dòng chạy qua người, chắc cụ còn nhớ đl ohm i = v/r , trong đó v là hiệu đt , là 225v, còn r là điên trở cơ thể người
Cụ dùng át chống giật cho nhà cũ luôn thôi ạĐợt rồi nhà em làm nhà mới e chủ động dùng toàn bộ loại ap chống giật cho an toàn, k hên xui được, tuy vậy nhà cũ e đang ở thì đúng là có tình trạng sờ vào tê tê
Facebook..... Thì méo tin....
Em vừa đọc được bài viết này trên facebook. Theo kinh nghiệm của em thì 99% các máy điều hòa inverter sẽ rò điện ra vỏ. Khi các đại lý bán máy cho thợ đi lắp, thợ lắp vội chạy theo số lượng mà không đấu tiếp mát hoặc không biết. Và người khách hàng sử dụng vô tình sẽ gánh hậu quả.Các cụ khi gọi thợ lắp điều hòa inverter hay máy giặt cửa ngang thì nên nhắc thợ nối tiếp mát cho an toàn nhé. Khi lắp xong hãy dùng bút điện kiểm tra độ an toàn.
Đấy là nó đo bằng đồng hồ và chỉ tiếp 1 điểm, nếu cả người nắm tay vào điểm rò thì sẽ khác và dòng gây chết người phải cỡ 50mA trở lên cơ.Câu hỏi hay mà sao không thấy cụ nào trả lời? Cụ nào thạo về điện giải thích giùm nhà cháu ạ.
Nhà cháu cũng chưa hiểu vì sao dòng điện dò khi đo tại cục nóng chỉ có 6,1 mA mà cũng gây ra cái chết kể trên?
theo quy phạm thì:Cụ nào hiểu biết về điện hướng dẫn chi tiết cho em cách thiết lập tiếp địa chuẩn cho em biết với. Em thấy nhiều cụ đấu dây mát với ống nước kẽm, đóng cọc sắt xuống đất 1m, đóng đinh vào tường.. . nhưng có vẻ những cách đấy ko an toàn và chưa đúng
Nên việc nối đất muốn an toàn tuyệt đối thì phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt trong thiết kế và thi công, cụ có thể tham khảo tại đây: http://dien-congnghiep.com/ho-tro-ky-thuat/508-quy-pham-trang-bi-dien-chuong-i-7.htmlI.7.93. Hệ nối đất an toàn, nối đất làm việc và nối đất chống sét phải được nối tới lưới nối đất bằng dây nhánh riêng.
Cái thứ 2 em thấy có gì đó sai sai cụ ạ.Các thiết bị điện, nhất là các động cơ điện luôn có khả năng rò điện.
Có 2 loại rò điện:
1. Rò cảm ứng. Rò cảm ứng không QUÁ nguy hiểm, đó chỉ là điện cảm ứng rò ra vỏ kim loại, dòng rất bé, sờ vào hơi tê lúc đầu nếu nắm chặt tay vào là hết (hiện tượng là như thế thôi, các cụ đừng thử nhé ). Rò này thì gần như động cơ điện nào cũng bị, đo bằng đồng hồ có khi hàng trăm vôn. Nếu vỏ máy có tiếp địa thì hiện tượng này loại bỏ hoàn toàn và không ảnh hưởng hay tiêu hao điện gì.
2. Rò do hở dây. Trong quá trình vận hành, có hàng tỷ lý do dẫn đến dây trong máy bị tróc vỏ bọc và chạm vào vỏ máy, như chuột cắn vỏ dây chẳng hạn. Loại rò này rất nguy hiểm, nếu không có tiếp địa, sờ vào vỏ máy cũng như thò hẳn tay vào ổ điện rồi. Nếu có tiếp địa và có át chống rò (chống giật), át chống rò sẽ nhảy ngay. Nếu có tiếp địa mà không có át chống rò, tùy tính hình rò, nếu rò ít thì điện cứ thế thất thoát qua chỗ rò này, nếu rò nhiều thì át bảo vệ sẽ nhảy.
Túm lại là để khỏi bị điện giật, cần tiếp địa vỏ kim loại tất cả các thiết bị dùng điện!
lỗi lắp đặt mà, có phải lỗi sản xuất đâu cụĐợi bọn LG đền có mà đến tết công gô
Cho dù điều hòa có rò điện . vì bọn lắp có đấu tiếp địa đâu ,trong khi hướng dẫn sử dụng thì đủ nội dung.
Cụ có cái đồng hồ điện giống nhà cháu quá, công nhận loại này ngon thậtthấy các cụ nói em mới check cái máy giặt elec nhà em,
em biết bị rò điện từ lâu, nhưng giờ mới đo thử,
trước thỉnh thoảng sờ tay vào vỏ (mà chân ướt) thấy tê tê, đo em kẹp vào hẳn khung của máy giặt luôn
để tránh rò điện, em đã chơi cái công tắc bình nóng lạnh (ngắt cả 2 dây) luôn, khi dùng thì bật, ko dùng thì tắt
Vâng, dùng cũng ổn cụ ợ,Cụ có cái đồng hồ điện giống nhà cháu quá, công nhận loại này ngon thật
cũng khó cụ, bảo cụ đền trong khi ko phải lỗi cụ có chịu koĐợi bọn LG đền có mà đến tết công gô
Cho dù điều hòa có rò điện . vì bọn lắp có đấu tiếp địa đâu ,trong khi hướng dẫn sử dụng thì đủ nội dung.