Nói như một vài Cụ trên này cũng đúng rồi, E xin nêu một vài ý và cả ví dụ cho các Cụ rõ
Như các Cụ thấy tại mỗi một cơ quan khi triển khai hệ thống CNTT thì bao giờ cũng nghỉ tới máy chủ để quản lý toàn bộ các công việc sự vụ tại đơn vị, người lập dự án CNTT cũng phải khảo sát toàn bộ hệ thống của đơn vị, tìm hiểu nhu cầu, khả năng truy cập sử dụng tài nguyên ... để quyết định xem đầu tư máy chủ như thế nào. Điều này dẫn tới ưu nhược sau:
Ưu điểm: mọi hoạt động CNTT của đơn vị đc quản lý trên máy chủ, nếu có hỏng hóc thì kỹ thuật chủ động làm ngay, và hơn nữa người sử dụng trong đơn vị đó có thể an tâm về CSDL. Tóm lại là người Việt có câu " cái gì của mình thì mình chủ động là thích nhất"
Nhược điểm:
1. Để đầu tư cho 1 máy chủ thường ko rẻ ( tùy thuộc vào nhiệm vụ, tùy thuộc vào hệ số rủi ro như có nơi tính dư công suất tới 300% phòng nghẽn mạng)
2. Với một máy chủ đó thì hiệu suất sử dụng lúc dư thừa, lúc quá tải tùy vào từng thời điểm
Ví dụ máy chủ của Bộ GD ĐT, mấy năm về trước, mọi ngày chạy tốt nhưng đến khi có điểm thi Đại học cho các Em tra cứu thì tắc nghẽn ngay, chắc các bác cũng đã nhận thấy trong 3 năm trở lại đây tình trạng này ko còn nữa. Vì sao vậy
Vâng đó chính là Cloud Computing (CC)
Các bác thấy là A có 1 máy chủ riêng, B có 1 máy chủ riêng. máy chủ A đang rỗi, máy chủ B đang quá tải nhưng ko tài nào nhờ máy chủ A chạy hộ, à thế là nơi thừa nơi thiếu
Giải pháp của CC là có đơn vị đầu mối có hạ tầng CNTT tốt, cả A và B đều thuê hoặc mua máy chủ ( trên danh nghĩa thôi) còn tực tế thì nó vẫn nằm ở trên đơn vị đầu mối, chính vì vậy mà bài toán hỗ trợ cho nhau giữa các máy chủ của A và B là do đơn vị đầu mối điều phối và kết quả là ko xẩy ra sự quá tải ở mỗi máy chủ cho mỗi đơn vị độc lập
Ngược điểm là chúng ta phải phụ thuộc vào đơn vị đầu mối CNTT, do vậy chúng ta phải lực chọn đơn vị có uy tín và lớn như Viettel, VDC, ..vvv
Một vài am hiểu của E, có gì chưa đúng xin các bác ném nhẹ tay (nói thật bên E đang triển khai món này ạ)