[TNGT] Diễn tiến tình huống vụ: Bị đánh chết sau khi đo nồng độ cồn

daydaynuadaymai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-312101
Ngày cấp bằng
17/3/14
Số km
1,705
Động cơ
314,190 Mã lực
Nơi ở
Xứ Thiên Đường, không phải, Xứ Thường Điên
Em thấy cũng chẳng khệnh mấy bởi mất tiền tỷ giờ phải đi gom đủ vốn đã. Đủ rồi mới bắt đầu tính lãi. Mà gom ngoài đường cũng không nhanh đâu vì có cả 1 cơ quan chứ có phải 1 mình đâu. Nên cũng vất vả lắm, tuy hơi khác kiểu vất vả lương thiện
La liếm, cướp giật ngoài đường, tháng có được 50 củ không?
 

aero_tourer

Xe tải
Biển số
OF-307638
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
460
Động cơ
304,872 Mã lực
Tin thêm hôm nay: http://baophapluat.vn/ho-so-vu-an/csgt-muu-sat-nguoi-vi-pham-cuoc-dien-thoai-kinh-hoang-298564.html
Cuộc điện thoại cuối cùng tố CSGT mưu sát người vi phạm
Thứ Hai, 10/10/2016 10:07 GMT+7
(PLO) -Trong cuộc điện thoại về cho anh trai, lần cuối cùng nạn nhân nói: “Công an đánh chết em rồi”.

Phạm Sỹ Hoài Như (ngồi hàng sau) và các bị cáo khác tại tòa

Nhớ đến tình cảnh của chồng lúc đó, người phụ nữ đau đớn: “Người ta đánh ông ấy rất dã man. Lúc đưa đến bệnh viện, người bê bết bùn đất, từ chân đến đầu thâm tím hết cả…”.

Cảnh sát “bắt tay” giang hồ

Vụ án CSGT gọi giang hồ đánh chết người vi phạm giao thông từng gây xôn xao dư luận vừa được TAND TP.HCM đưa ra xét xử vào ngày 23/9.

Phạm Sỹ Hoài Như (SN 1980, nguyên thượng úy CSGT Công an quận Tân Bình), Nguyễn Minh Chung (SN 1991, ngụ quận Tân Phú, TP HCM), Ngô Thành Vương (SN 1996, ngụ quận Tân Bình, TP HCM), Trần Đức Vững (SN 1996, quê Quảng Ngãi) và Phạm Thanh Kim Hạnh (SN 1997, ngụ Đắk Nông) bị VKSND truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”.

Theo cáo trạng, khoảng 21h30 ngày 25/6/2014, tổ tuần tra Đội cảnh sát giao thông (CSGT) Công an quận Tân Bình tiến hành tuần tra kiểm soát trên một số tuyến đường thuộc địa bàn quận Tân Bình, sau đó dừng và đứng chốt trước Đài liệt sĩ tại giao lộ ngã tư đường Trường Chinh và Tân Kỳ - Tân Qúy. Đội gồm 7 người do Phạm Sỹ Hoài Như làm tổ trưởng.

Khoảng 22h20, đội CSGT phát hiện anh Nguyễn Văn Chín (ngụ quận Gò Vấp) điều khiển xe máy có biểu hiện sử dụng rượu bia nên đã ra hiệu dừng xe kiểm tra.

Kết quả đo nồng độ cồn của anh Chín vượt quá quy định. Tổ tuần tra đã lập biên bản hành chính và tạm giữ phương tiện. Nhưng người vi phạm không đồng ý ký tên vào biên bản, lớn tiếng cự cãi.

Phạm Sỹ Hoài Như đến giải thích và đề nghị anh Chín chấp hành việc lập biên bản, nhưng anh này vẫn tiếp tục la lối. Khoảng nửa tiếng sau, Như điện thoại cho Nguyễn Minh Chung (đối tượng không nghề nghiệp, có tiền án về tội “Cướp giật tài sản”) yêu cầu đến nơi Như đang làm việc để nhờ một số chuyện.

Chung rủ thêm Phạm Thanh Kim Hạnh và Trần Đức Vững, Ngô Thành Vương đi cùng. Khi gần đến nơi, Chung điện thoại hỏi cần giúp việc gì, Như kể một người vi phạm giao thông bị lập biên bản nhưng không chịu ký tên mà còn cự cãi, chửi lại tổ tuần tra. Đội trưởng đội tuần tra yêu cầu Chung đánh dằn mặt và đuổi người này đi để tổ công tác làm việc.

Sau khi nghe Như mô tả đặc điểm hình dáng của người cần “xử lý” là mặc quần tây, áo sơ mi bỏ trong quần, Chung đi bộ đến nơi tổ công tác đang làm việc, nói nhỏ vào tai anh Chín: “Đã vi phạm giao thông mà còn cự cãi thì không lấy xe được đâu, muốn lấy xe thì đi theo tôi”.

Đang lo lắng vì bị giữ xe, nghe nói vậy, anh Chín liền đi theo Chung. Ba đồng bọn của Chung đã phục sẵn ở đoạn đường vắng vẻ. Khi anh Chín vừa đi tới, các đối tượng lao vào tấn công tới tấp. Khi người dân phát hiện nhóm thanh niên đánh đập một người đàn ông dã man liền kéo đến can ngăn, nhóm Chung mới bỏ đi.

Trước khi rời hiện trường, Chung điện thoại báo cáo với Như, đã “dạy” cho “kẻ lắm lời” một bài học. Hai ngày sau, anh Chín tử vong tại bệnh viện.

Giám định pháp y tử thi kết luận nạn nhân chết do: Chấn thương bụng kín, gãy vỡ ruột non, suy hô hấp do sặc chất chứa trong dạ dày. Nguyên nhân chết: Vỡ ruột non do chấn thương. Cơ chế chết: Sặc thức ăn vào đường thở.

Sau đó Trung tâm pháp y TP.HCM có văn bản giải thích: Hành vi của các đối tượng đấm vào dùng dưới sườn, đạp hông trái của nạn nhân gây ra được thương tích dẫn đến tử vong cho nạn nhân Nguyễn Văn Chín.

Vài ngày sau, CQĐT bắt khẩn cấp Nguyễn Minh Chung và Trần Đức Vững. Tại CQĐT, hai đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tôi như trên. Công an thu giữ trong người của Nguyễn Minh Chung: 1 viên đạn, 1 còng số 8, nhiều giấy ghi nợ…

Sau đó, Công an TP.HCM đã tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Phạm Sỹ Hoài Như và bắt giam vào ngày 7/11/2014.

Cố ý gây thương tích hay giết người?

Do được tại ngoại nên Hoài Như có mặt ở tòa khá sớm. Trong lúc chờ phiên tòa bắt đầu, Như ngồi một mình trước vành móng ngựa, lúc nào cũng nhìn xuống đất, không dám ngẩng lên nhìn về phía sau, nơi gia đình ông Chín đang ôm di ảnh bị hại.

Tại tòa, 4 bị cáo Chung, Hạnh, Vương, Vững đều khai nhận hành vi phạm tội của mình. Chung khai: Bị cáo đang chạy xe trên đường Lê Hồng Phong (quận 10) thì nhận được điện thoại của Như. Lúc đó, bị cáo có việc chưa đến được nên đã gọi điện cho Hạnh và Vững đến trước.

Khi Chung chạy xe đến thì gọi điện cho Như và cả nhóm đến gặp Như. Như nói với cả nhóm: có người kia bị lập biên bản vi phạm nhưng không ký, lại còn chửi tổ công tác và kêu nhóm Chung đánh dằn mặt người vi phạm, đuổi đi cho tổ công tác làm việc.

Các bị cáo Hạnh, Vương, Vững đều khẳng định có nghe Như “chỉ đạo” đánh dằn mặt ông Chín.

Tuy nhiên, Phạm Sỹ Hoài Như đã phủ nhận toàn bộ lời khai của 4 bị cáo trên. Như một mực: “Bị cáo có gọi điện cho Chung, nhưng không phải kêu Chung đánh ông Chín, mà vì ông này say quá nên bị cáo điện thoại nhờ Chung đưa ông ấy về”.

Trong phần tranh luận, luât sư bào chữa cho bị cáo Như cho rằng: Như chỉ gọi điện đưa bị hại về nhà chứ không kêu các bị cáo còn lại đánh nạn nhân. Dù các bị cáo khác khai Như chỉ đạo đánh nạn nhân, nhưng không có căn cứ nào khẳng định điều này.

Theo luật sư, vi phạm của Như chỉ là vi phạm về mặt hành chính, đạo đức, không vi phạm hình sự.

Trong khi đó, các luật sư bảo vệ quyền lợi của bị hại cho rằng: Các bị cáo đánh dã man nạn nhân trong khi nạn nhân không thể chống cự. Hành vi đó không thể gọi là “dằn mặt” mà là hành vi giết người. Từ đó, các luật sư này kiến nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Đại diện VKS khẳng định: Trong hồ sơ vụ án, lời khai của Như và các bị cáo khác đều thể hiện Như điện thoại cho Chung. Sau đó, Chung gọi đàn em đến đánh dằn mặt nạn nhân.

Như vậy, Như là chủ mưu, tội trạng đã rõ, không cần phải bàn cãi. Về quan điểm cần truy tố các bị cáo tội giết người, đại diện VKS cũng nêu ý kiến: Các bị cáo chỉ dùng tay chân đánh nạn nhân, không dùng hung khí, không mong muốn hậu quả xảy ra nên truy tố các bị cáo tội “Cố ý gây thương tích” là đúng quy định pháp luật.

Đồng quan điểm với VKS, sau giờ nghị án, HĐXX đã tuyên phạt: Phạm Sỹ Hoài Như (nguyên thượng úy CSGT Công an quận Tân Bình) và Nguyễn Minh Chung 12 năm tù, Trần Đức Vững 11 năm tù, Ngô Thành Vương 9 năm tù, Phạm Thanh Kim Hạnh 5 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.

Ngoài ra, các bị cáo còn phải bồi thường 241 triệu đồng tiền các phí tổn cho gia đình người bị hại và trợ cấp cho hai con của nạn nhân 2 triệu/tháng/cháu cho đến khi 18 tuổi.

Trong giờ nghị án, vợ nạn nhân chia sẻ: “Hôm xảy ra sự việc, chồng tôi có điện thoại về cho anh trai 3 lần. Lúc đầu nói bị CSGT bắt, sau nói bị giữ xe, lần thứ 3 nói: “Công an đánh chết em rồi”. Cả nhà cuống quýt điện thoại lại để hỏi địa điểm nhưng không ai nghe máy. Mấy chục phút sau thì bác sĩ điện thoại thông báo chồng tôi tôi đang cấp cứu ở bệnh viện”.

Nhớ đến tình cảnh của chồng lúc đó, người phụ nữ đau đớn: “Người ta đánh ông ấy rất dã man. Lúc đưa đến bệnh viện người bê bết bùn đất, từ chân đến đầu thâm tím hết cả… Họ đánh chồng tôi vỡ ruột làm ông ấy chết, rồi nói chỉ “cố ý gây thương tích” chứ không phải “giết người” thì tôi không đồng ý”.

Gia đình bị hại cho biết sẽ kháng cáo toàn bộ bản án.

Thật là, Những cái "bắt tay" tột cùng của sự khốn nạn mà đâu đó vẫn thường thấy!?
 

BinNguyen1979

Xe hơi
Biển số
OF-357328
Ngày cấp bằng
9/3/15
Số km
143
Động cơ
262,823 Mã lực
Update tình hình mới nhất:((:

Ông Nguyễn Văn Chín đã nói gì với anh trai trước khi chết?
23/09/2016 09:04 GMT+7
TTO - Anh trai ông Nguyễn Văn Chín, người vi phạm luật giao thông bị đánh đập dẫn đến tủ vong trong vụ CSGT tổ chức đánh người đã gọi điện thoại cho anh trai nói gì? (Cái tiêu đề này rất lủng củng, khó hiểu! Vãi báo!;)))


Được tại ngoại nên Như có mặt tại phiên tòa khá sớm - Ảnh: Hoàng Điệp

Sau nhiều lần hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung, thượng úy CSGT Phạm Sỹ Hoài Như hầu tòa về tội cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của ông Nguyễn Văn Chín.

Sáng 23-9, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử nguyên cảnh sát giao thông quận Tân Bình TP.HCM Phạm Sỹ Hoài Như đánh người vi phạm gây thương tích dẫn đến tử vong.

Cáo trạng quy buộc bị cáo Như đã gọi đồng phạm đến để đánh ông Nguyễn Văn Chín sau khi ông Chín cự cãi lại với CSGT vì bị yêu cầu đo nồng độ cồn. Đây là lần thứ 2 tòa này mở phiên tòa sơ thẩm sau khi vụ án đã được điều tra bổ sung.

Do được tại ngoại nên Phạm Sỹ Hoài Như có mặt khá sớm. Trong khi phiên tòa chưa được bắt đầu, Như ngồi trên ghế trước vành móng ngựa luôn gục đầu và không nhìn lại phía sau, nơi gia đình bị hại đang ngồi và có mang theo di ảnh của nạn nhân.

CSGT gọi người đánh "dằn mặt" người vi phạm

Theo cáo trạng, tối 25-6-2014 ông Nguyễn Văn Chín - ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM lái xe có biểu hiện sử dụng rượu bia đi đến giao lộ Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý (thuộc Q.Tân Phú) thì gặp tổ tuần tra của CSGT Tân Bình (trong đó có nguyên thượng úy Phạm Sỹ Hoài Như) yêu cầu dừng xe.

Khi tổ công tác yêu cầu ông Chín đo nồng độ cồn, ông Chín không chấp hành, không ký biên bản mà cự cãi với các CSGT.

Phạm Sỹ Hoài Như đã gọi điện cho Nguyễn Minh Chung (24 tuổi, quê Quảng Ngãi, người quen của Như, khi đó đang lái xe chở Nguyễn Quốc Khánh đi trên đường Lê Hồng Phong, Q.10) yêu cầu Chung đến ngã tư Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý.


Các bị cáo có mặt tại tòa - Ảnh: Hoàng Điệp

Chung nghe điện thoại của Như xong thì gọi điện tiếp cho Phạm Thanh Kim Hạnh (18 tuổi, quê Đắk Nông) và Trần Đức Vững (19 tuổi, quê Quảng Ngãi). Vững chở Ngô Thành Vương (19 tuổi, quê Hải Dương) đến theo yêu cầu.

Khi nhóm này đến nơi, Như nói rõ cho Chung biết là ông Chín không ký biên bản vi phạm giao thông mà còn cự cãi và bảo Chung đánh dằn mặt, đuổi ông Chín đi để tổ công tác làm việc. Sau đó, Như mô tả đặc điểm của ông Chín để nhóm của Chung đánh.

Nhóm của Chung dụ ông Chín ra khu vực vắng rồi đánh đập khiến ông gục xuống. Ông Chín tỉnh dậy lết đến chỗ tổ CSGT đang làm nhiệm vụ nhờ gọi taxi đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, sau đó ông Chín đã tử vong lúc 4g05 sáng 27-6-2014.

Bản kết luận của Viện Pháp y quốc gia - phân viện tại TP.HCM mới nhất cho thấy ông Chín bị phù phổi cấp, dị vật gây tắc các tiểu phế quản, vỡ ruột non đã được khâu, giập mạc treo ruột.

Nguyên nhân và cơ chế tử vong của ông Chín là suy hô hấp cấp do dị vật làm tắc đường hô hấp trên bệnh nhân sau mổ khâu thủng ruột non. Có thể do tai biến hậu phẫu trào ngược dịch dạ dày và thức ăn vào đường hô hấp dẫn đến tử vong.


Gia đình bị hại mang theo di ảnh của người thân - Ảnh: Hoàng Điệp

Tội giết người?

Ngày 9-7-2014, cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam bốn đối tượng của nhóm Chung. Ngày 7-11-2014, cơ quan điều tra bắt tạm giam Như nhưng sau đó Như được cho tại ngoại.

Sau khi có kết luận điều tra vụ án và cáo trạng, bà Dương Thị Thảo, vợ của nạn nhân Nguyễn Văn Chín, đã khiếu nại cho rằng hành vi của nhóm bị can này cấu thành tội giết người chứ không phải tội cố ý gây thương tích.

Tại phiên tòa được mở trước đó, ngày 25-12-2015 trong phần xét hỏi đối với giám định viên làm rõ việc thức ăn vào đường thở khi nào, giám định viên trả lời thức ăn vào đường thở sau khi nạn nhân đã ngưng tim, ngưng thở.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Chín được ghi trong kết luận giám định và cáo trạng khác với lời khai của giám định viên tại tòa.

Vì thế, TAND TP.HCM đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung về cơ chế dẫn đến cái chết của ông Chín.

Phiên tòa vẫn đang tiếp tục.

Phạm Sỹ Hoài Như: Tôi gọi người đưa ông Chín về

Trả lời thẩm vấn tại tòa, các bị cáo đã tham gia vụ cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của ông Chín đều thừa nhận hành vi của mình như cáo trạng nêu.

Riêng bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như cho rằng sau khi ông Chín cự cãi, không thực hiện theo yêu cầu của tổ tuần tra giao thông, Như đã gọi điện cho Chung là để Chung "đưa ông Chín về".

Thẩm phán hỏi lại: "Trách nhiệm của đội giao thông khi thấy người vi phạm chống đối thì phải làm gì?". Như đáp theo quy định thì phải gọi điện báo cáo với lãnh đạo cấp cao hơn.

Hội đồng xét xử (HĐXX) hỏi Như đã gọi điện thoại cho ai, Như nói có gọi cho Chung. HĐXX: "Chung có phải là chủ tịch phường hay trưởng công an phường không?". Như im lặng.

Bị cáo Chung có lời khai ngược lại với lời khai của Như. Chung khai Như gọi điện thoại cho Chung là để yêu cầu đánh dằn mặt ông Chín chứ không phải đưa ông Chín về. Vì thế Chung đã gọi thêm những người khác đến để đánh ông Chín.

Ông Chín cầu cứu anh trai: "Công an đánh chết em rồi!"

Trong phần trả lời thẩm vấn của luật sư, người anh của ông Chín cho biết, khi bị đánh, ông Chín đã gọi điện thoại cho ông nói: Anh ơi công an đánh chết em rồi!

Theo ông Nhân - anh trai của ông Chín, ngay buổi tối xảy ra vụ em ông bị đánh, ông Chín đã gọi điện thoại cho ông.

Lần thứ nhất, ông Chín gọi diện nói công an giữ xe của em rồi anh ơi, em không về được. Ông Nhân khuyên em là nên đi taxi về nhà. Nhưng 5 phút sau, ông Chín lại gọi điện thoại cho ông Nhân bảo, anh ơi, công an mang xe của em đi rồi, mà họ không lập biên bản, thì sao em lấy xe.

5 phút sau nữa, ông Chín lại gọi điện thoại cho ông Nhân la lên: Anh ơi công an đánh chết em rồi. Lúc ấy ông Nhân chỉ kịp nghe được một tiếng hự mà không thấy ông Chín nói được gì nữa, điện thoại thì vẫn còn mở.

Ông Nhân hoảng quá, gọi điện thoại cho người thân để chạy ra địa điểm ông Chín bị giữ xe, nhưng đang trên đường đi thì thấy số điện thoại của ông Chín gọi vào điện thoại của ông, đầu bên kia là bác sỹ nói ông Chín đang được cấp cứu.

Khi ông Nhân đến bệnh viện, thấy ông Chín đang quằn quại trên băng ca, người đầy bùn đất, tóc tai ướt hết.


Bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như trả lời trước toà về tội tổ chức đánh người vi phạm giao thông - Ảnh: THUẬN THẮNG

Bị cáo Phạm Sỹ Hoài Như trả lời trước toà về tội tổ chức đánh người vi phạm giao thông - Ảnh: THUẬN THẮNG

Các bị cáo tại toà - Ảnh: THUẬN THẮNG

Bị hại yêu cầu bồi thường hơn 3 tỷ đồng

Có mặt tại tòa, đại diện gia đình người bị hại đã lần đầu tiên yêu cầu chính thức mức tiền bồi thường là hơn 3 tỷ đồng bao gồm chi phí mai táng phí, tổn thất tinh thần, chi phí bệnh viện, tiền lương thực tế ông Chín bị mất, chi phí nuôi con ông Chín, chăm sóc ông Chín trong những ngày ở bệnh viện.

Gia đình ông Chín cho biết, đã nhận được 100 triệu, số tiền này sẽ được khấu trừ vào số tiền mà gia đình yêu cầu.
HOÀNG ĐIỆP
Nguồn:http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20160923/dang-xet-xu-vu-thuong-uy-csgt-to-chuc-danh-nguoi-vi-pham/1176165.html
Haizzzzz.... sợi dây kinh nghiệm lại rút tiếp... cứ rút thế này thì chả mấy chốc lại phải đi nối thêm cuộn mới mất thôi =)) từ đầu năm tới giờ, xài hết mấy cuộn rồi... từ giờ đến cuối năm chắc phải đầu tư nhập thêm về bán mới được. Nhu Cầu đang lên cao lắm ...

Em xin rút sợi dây kinh nghiệm là em cứ gặp xxx là em dạvâng bét nhè :-& (mình hèn quá)... về đến nhà rồi mới dùng số điện thoại rác nhắt tin là em é.o ký (thấy oai lại từ đầu [-O<[-O<[-O<[-O<[-O<)... không thì lại tạo cơ hội cho người ta rút sợi dây kinh nghiệm, vợ con em mất chồng mất bố thì toi xác ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
 

Sei

Xe máy
Biển số
OF-424193
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
61
Động cơ
218,010 Mã lực
Tuổi
36
haizz, bác Phó Sở bỏ 1 tỷ ra thì được tại ngoại, giờ các bác trên bao che lẫn nhau chỉ có dân đen là khổ
 

beanbag

Xe tải
Biển số
OF-201514
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
284
Động cơ
324,883 Mã lực
Pháp luật không xử lý được thì mình tự xử thôi các cụ ạ.... Khổ quá, em vừa xem phim "hai phượng" xong.
 

chungletc

Xe hơi
Biển số
OF-694302
Ngày cấp bằng
11/8/19
Số km
123
Động cơ
101,130 Mã lực
cho tù mấy thằng csgt côn đồ này đi. mẹ nó có học mà hành xử như thằng vô học ko chấp nhận được
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top