Các cụ ở ngoài Bắc mà làm điện PV áp mái thì đúng là làm vì đam mê chứ tính hiệu quả kinh tế không cao, khấu hao lâu vì cường độ bức xạ mặt trời tính trung bình 12 tháng trong năm thì mới chỉ bằng cỡ 1/6 -1/8 so với trong miền nam, em nói là dựa trên thực tế tự tay lắp cho mình và nhà người thân trong SG, và một cái ở Đà Nẵng (ngoài miền Trung, mùa mưa cũng từ 4-5 tháng, được cái nắng không quá gắt như trong SG và các tỉnh miền đông/tây Nam bộ, cường độ bức xạ mặt trời không thể bằng tring miền Nam từ Bình thuận trở vào), thống kê chung thì cũng có, em chỉ đang nói về cá nhân mình thôi, cách tính có thể lệch so với thống kê các cụ đọc.
Sản lượng trung bình một tháng từ PV áp mái em đạt hơn 900kwh -1000kw với 8,4Kwp tấm pin năng lượng - tính trung bình 12 tháng trong năm, còn đạt đỉnh thì có tháng hơn 1300kwh (có lắp PV optimizer riêng cho từng tấm pin), hệ thống gồm 15kw lưu trữ , 10,2kw hybrid inverter, toàn bộ ATS, RCBO, CB breaker đều có giao tiếp wif/zigbee và RS485 em đều dùng của Tougou (hãng con của Tuya), tổng chi phí lắp đạt toàn bộ hết hơn 120 triệu.
Hàng tháng tiêu thụ của em khoảng từ 1400-1600kwh, nên nhờ có PV nên trung bình chỉ phải trả hơn 500kwh mua từ EVN, tính theo giá bậc thang thì khảong >1,2tr, tiết kiệm được hơn 4 tr một tháng.
Với cá nhân em câu chuyện đầu tư PV áp mái nó xuất phát từ nhu cầu bản thân, điều hoà chạy các phòng gần như 24/7, hệ thống server chạy dịch vụ 24/7 ... Riêng khoản dùng PV áp mái có lưu trữ và bù tải trực tiếp trong chế độ off-grid hoàn toàn Solar - Backup - Utility (theo khung giờ từ 8g sáng đến 2 giờ sáng hôm sau) chỉ chuyển sang lưới khi pin lưu trữ còn 20% thì hệ thống server của em có thể bỏ luôn các con UPS5 KVA dùng cho servers, nội cái chuyện mua pin của hãng để thay theo chu kỳ 2 năm một nó đốt của em cũng kha khá $$$ hàng năm, tiền mua pin cho UPS cũng đủ để lắp cả dàn 20Kwp không lưu trữ rồi.
Điểm đặc biệt khi dùng hệ thống PV áp mái có lưu trữ và biến tần công xuất lớn là khi nghe các hệ thống high-end , tiếng nó căng, các dải được tách bạch và chi tiết, âm nền cực sạch vì đầu ra của PV áp mái có lưu trữ nó là true sinewave và hệ số công xuất luôn đạt ở 0,96 - 0,98 , PF luôn đạt gần 1, tổng méo hài (THD) có độ méo cực thấp.
Mua con powerplan để chơi highend audio (loại power regenerator) tầm 10kw cũng giá vài chục ngàn đô rồi, nên chơi điện PV có lưu trữ và dùng inverter công xuất lớn ( từ 10-15kw high frequency đổ lên) để giải quyết nhiều bài toán cùng lúc nó khá lợi và gọn gàng hơn, hiệu quả gần tương đương.
Trước khi phải tự tay thì công và lắp đặt, em từng khảo sát rất nhiều công ty lắp đặt NLMT ở trong Sài Gòn này, giá của họ cao gấp đôi (dù chi phí vật tư, thiết bị đã giảm nhiều so với thời điểm 2017-2019) nhưng chất lượng thi công lỹ thuật thì không đáp ứng yêu cầu của em, với em việc cabling và labeling phải đạt tiêu chuẩn như phòng lab, dây đi trong ống mà không qua cái lược chống rối dây ( cable comb) mà xoắn nhau hay rút một sợi vất kỳ để thay trong ống mà nặng hay kẹt do xoắn là không đạt yêu cầu cabling.... Đặc biệt dây battery bắt buộc phải có khớp nối loại 120-200A và có thể dựt ra được khi cần ngắt kết nối và phải di chuyển tủ pin được trong trường hợp cháy nổ, chứ không phải cái kiểu có mỗi đoạn đây đấu vào cái CB DC thuần tuý và lắp cố định như người ta hay lắp, thiết kế hệ thống trong trường hợp cháy nổ phải đặt lên hàng đầu từ vị trí thiết bị, tủ pin... grounding chống leakage current khi trời mưa ( cho cả hệ thống và cả panel), trước khi bắt tay vào làm, thường thì em vẽ các bản CAD và lên mô hình 3D thực tế.
Labeling cũng phải dùng máy in nhiệt để in nhãn và dán lên đó, đặt tên cũng phải theo quy tắc đặt tên, riêng khoản này thì em đánh giá là hầu như các công ty lắp đặt làm rất ẩu và chỉ theo quy tắc của bọn thợ vườn, em vốn là dân tổng đài ngày xưa nên nhìn những hệ thống kiểu này em cực kỳ khó chịu.
Còn một việc rất quan trọng là hầu như các công ty lắp đặt họ chỉ bán thiết bị và lắp đặt chứ hỏi mấy cái khác thì không biết, hỏi cái gì cũng ngu ngơ, em đành phải tự làm lấy hệ thống Energy monitoring riêng của mình vì mấy cái wifi dongle của hãng nó cập nhật lên cloud của họ cực chậm và không realtime, và em không hề muốn dữ liệu của mình phải post vào server của bên khác. Em đành phải tự viết lấy mấy cái services để đọc dữ liệu qua các cổng RS485, RS232, CAN từ biến tần và BMS của battery để có thể lập trình chuyển các mode tự động dựa trên SOC của pin cho các cái CB wifi breaker, ATS ... tất cả đều realtime với cái dashboard trên webapp và cả mobile app mình tự phát triển( tài liệu của các hãng về địa chỉ các thanh ghi đọc/ ghi dữ liệu, cấu trúc bản tin các loại biến tần thông dụng em cũng có)
Lan man đôi chút để "khoe" các cụ một chút thôi, và mục đích là để cho mọi người biết là em không chém gió, tất cả là người thật việc thật, và em làm thật sự vì đam mê và thử nghiệm tích hợp công nghệ. Quay về điểm xuất phát ban đầu của post này thì em nghĩ lắp điện PV áp mái ở khu vực miền Bắc thì hiệu quả TB trong năm chỉ đạt 2/5 so với khu vực miền Nam và miền Trung ( nam Trung bộ) là cùng. Nên cân nhắc vì đây là bài toán đầu tư và khấu hao dài hạn. Làm vì đam mê thì không nói.