[Funland] Điện NLMT áp mái.

nguyenhoa263

Xe máy
Biển số
OF-850937
Ngày cấp bằng
13/3/24
Số km
56
Động cơ
449 Mã lực
Tuổi
32
Cụ cho em hỏi. Nếu em lắp công suất điện tương đối lớn, lượng điện cung cấp cho nhà máy. Nguồn điện mặt trời này cùng cung cấp cho thiết bị như; Điều hòa, máy SX mà không có thiết bị lưu trữ. Như vậy nguồn điện mặt trời chạy song song cùng điện lưới thì có ảnh hưởng (giãn đoạn) việc vận hành SX và máy móc không. Vì em lo lắng hệ thống điện không ổn định.
Điện mặt trời chạy song song điện lưới và không ảnh hưởng tới việc sản xuất. Nguyên lí hệ thống điện mặt trời là: Từ dàn pin mặt trời, ánh nắng mặt trời được biến đổi thành dòng điện một chiều (DC), sau đó thông qua biến tần Inverter dòng điện một chiều chuyển thành dòng điện xoay chiều AC có cùng công suất và tần số với điện lưới Quốc gia. Chất lượng điện năng của điện mặt trời rất ổn định và được kiểm định chất lượng điện năng trước khi vận hành. Cứ có nắng là cái inverter nó sẽ chuyển thành điện để dùng, ko có nắng thì tự bù điện lưới nên ko ảnh hưởng nhé cụ.
IMG_20231119_104833.jpg
 

tquang

Xe tăng
Biển số
OF-384024
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
1,190
Động cơ
251,895 Mã lực
Tuổi
36
Lúc đầu thì nhìn nó rơi độp độp, giã xuống tấm panel nhìn cũng xót ruột, sáng nay lên kiểm tra lại thì thấy không hề hấn gì, xem ra mấy tấm cường lực 3 li mà hãng quảng cáo về độ bền là đúng, test thực tế qua trận mưa đá vừa rồi, nhưng cũng không biết với đường kính lớn hơn ngón chân cái mà rơi từ trên trời xuống ( động năng rất lớn) với tốc độ cao như thế thì chưa biết sao. Cơ bản là hiện tại nó sống qua được đợit mưa đá đầu tiên. Chỉ sợ tuy nó không nứt kính nhưng với động năng lớn kiểu đó thì có thể gây ra các vết nứt trên các cell ( micro crack) dạng chân chim, cái này thì đứng trên nhìn xuống không thấy được.

Hiệu xuất hiện tại vẫn lên được tầm 85% - khoản 4,7kw/h với dàn 5kwp còn dàn 3kwp tfhi được khoảng 2,4kw/h.
Hai mưới mấy năm em sống trong SG thfi đây là lần đầu tiên em thấy mưa đá. Thời tiết càng ngày càng cực đoan do biến đổi khí hậu, đến vùng nóng quang năm như miền Nam mà cũng xuất hiện mưa đá
Ak cụ cho cháu hỏi cái invt Power cụ nói có dễ cài đặt thông số dòng xạc, xả, giới hạn % xả của pin lưu ko ạ ?
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Ak cụ cho cháu hỏi cái invt Power cụ nói có dễ cài đặt thông số dòng xạc, xả, giới hạn % xả của pin lưu ko ạ ?
Co nhiều loại invt trên thị trường và em cũng không nắm được hết vì không dùng, cài đặt dòng nạp A thì invt nào cũng có, nhưng giới hạn dòng xả thì tuỳ từng loại. Với biến tần hoà lưới bám tải thì không có cài này, vì nó ra AC trực tiếp để hoà vào lưới
 

tquang

Xe tăng
Biển số
OF-384024
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
1,190
Động cơ
251,895 Mã lực
Tuổi
36
Co nhiều loại invt trên thị trường và em cũng không nắm được hết vì không dùng, cài đặt dòng nạp A thì invt nào cũng có, nhưng giới hạn dòng xả thì tuỳ từng loại. Với biến tần hoà lưới bám tải thì không có cài này, vì nó ra AC trực tiếp để hoà vào lưới
Cháu viết nhầm tên hãng ạ. Hãng Powmr mà cụ đang nói ở vòm trước í ạ. Cháu có kế hoạch lắp hòa lưới, lưu trữ ạ.
 

freethinker

Xe tăng
Biển số
OF-8847
Ngày cấp bằng
25/8/07
Số km
1,730
Động cơ
551,764 Mã lực
Nếu cụ cũng dân trong nghề thì cũng chẳng quá khó với cụ, cụ sẽ tự biết phải đấu như thế nào, chỉ lưu ý khi lắp đặt cần tiếp đất cho cả hệ thống từ giàn xà gồ lắp tấm pin, grounding cho từng tấm hay cả dàn tuỳ cụ miễn nó triệt tiêu được dòng cảm ứng là được ( khi trời mưa thì leakage curent có thể lên đến 40mA và có thể làm trip cầu dao nếu cụ dùng loại tốt, trời nắng khi vệ sinh dàn panel cụ có thể sẽ gặp hiện tượng tê tê khi tiến hành vệ sinh). AC output cảu inverter thì đấu vào tải - sau CB nếu lắp thêm nếu dùng hoà lưới bám tải, hoặc đấu toàn bộ tải ra trong nhà vào output source trên ATS, hai input sources trên ATS thì một cho AC grid từ EVN, default source thì đấu cho output load từ inverter. tài liệu dấu nối theo các mo hình tương ứng thì có đầu trên mạng hay các video hướng dẫn trên YT, cụ có thể thêm các tầng bảo vệ như chống sét, chống leakage từ tải trong nhà...cụ cứ từ tốn tham khảo.

Vì lý do cá nhân em không tiện post hệ thống của mình, cụ thông cảm.
Quả offgrid của cụ hay quá vừa để máy nghỉ vừa đỡ lãng phí hao tổn của biến tần. Tuy nhiên sẽ có lúc dùng nhiều điện như lúc bật bếp từ hoặc bình nóng lạnh lúc đó cụ cũng lấy từ pin ra hết? Lưu trữ của cụ bao nhiêu ah? Mình theo dõi nhà mình ko chạy gì thì tầm tốn 300w trong đó có thiết bị điện thông thường của nhà những từ 80-100w là của biến tần. ATS cụ dùng là loại gì thế?
 
Chỉnh sửa cuối:

freethinker

Xe tăng
Biển số
OF-8847
Ngày cấp bằng
25/8/07
Số km
1,730
Động cơ
551,764 Mã lực
Em hỏi nhờ cụ phát:
Em đã có 1 hệ bám lưới cỡ 3kwp rồi (gọi là hệ A). Đương nhiên là mất lưới thì mất PV. Mà mất thì để bọn trẻ con nó nóng bức thì cũng khó chịu. Thực tế em mua cái máy phát tàu cỡ 5t đồng nhưng nó chạy thấy è è giật giật phát chán, không tải được cái điều hòa 9k BTU nên nóng bức....lại thấy PV bỏ không đúng lúc cần nên TỨC hì hì.
Giờ em làm thế này được không: em đầu tư một hệ cỡ 30t trong đó 15t là pin lưu (chắc cỡ dung lượng cỡ 3kwh), 15 triệu còn lại cho inveter hybrid + panel (giả sử cỡ 1kwp đi) gọi là hệ B.
Em đấu nối sao đó cho khi mất lưới thì cái hệ B là nguồn đánh lừa hệ A để cho cả A và B cũng phát cho nguồn tiêu thụ.
Đương nhiên em hiểu (hiểu nguyên tắc thôi, có thể sai và có thể gây hậu quả hỏng hệ, hỏng thiết bị tiêu thụ điện...) là với hệ A thì lưới là nguồn hỗ trợ vô tận, thiếu đâu bù đó, giờ khi mất lưới thì A+B với tổng max là 4kwp, em chỉ rón rén dùng cỡ 2kwp (em nhìn trời rồi mới bật thiết bị...) thì việc thay lưới bằng hệ B + với PIN thì có ổn không ah.
Cụ phân tích các ngưỡng kỹ thuật (được và không được ở đâu) và chỉ ra các rủi ro giúp em
Cảm ơn cụ trước.
trân trọng
Nhà bác giống nhà mình sau khi nghiên cứu các kiểu thì mình thay inverter hybrid đi lại đường điện vào và lắp pin lưu trữ trên nền tấm pin cũ. Nhưng cụ cẩn thận khi mua inverter hybrid vì một số hãng nó quảng cáo thì hay lắm bọn bán hàng cũng xyz nhưng chức năng kém và dịch vụ bảo hành như mứt. Nhà mình mua 1 cái như này sau đó phải mua cái khác thay vào cái này mang về lắp ở chỗ khác. Cụ mua inverter hỏi chính xác là hybrid nhưng chạy theo chế độ đầu tiên là ưu tiên nuôi tải, sau là xạc vào pin, còn bao nhiêu đẩy lưới bán cho EVN. Chi thêm 1 ít đến tận nhà lắp, nghiệm thu ok thì trả tiền. Mình thấy mua loại đắt tý nó tản nhiệt bằng nhôm tốt hơn nhiều so với dùng quạt. Ko ồn, ko bị nóng ra nhà nhiều.

Một PA nữa là chạy AC couple tức là chạy // cả hòa lưới và hybrid nhưng suy đi tính lại thì thay biến tần vừa gọn vừa đơn giản hơn.
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Quả offgrid của cụ hay quá vừa để máy nghỉ vừa đỡ lãng phí hao tổn của biến tần. Tuy nhiên sẽ có lúc dùng nhiều điện như lúc bật bếp từ hoặc bình nóng lạnh lúc đó cụ cũng lấy từ pin ra hết? Lưu trữ của cụ bao nhiêu ah? Mình theo dõi nhà mình ko chạy gì thì tầm tốn 300w trong đó có thiết bị điện thông thường của nhà những từ 80-100w là của biến tần. ATS cụ dùng là loại gì thế?
Có nhiều cách để xử lý vấn đề chống drain battery khi cần huy động dòng xả cao tại một thời điểm. Nếu cụ có chơi off-grid như em thì cần ghép song song nhiều pack pin để chúng cùng xả cùng lúc, chỉ lưu ý khi đấu pin cần đấu theo kiểu daisy chain, star topology, hoặc đấu qua thanh busbar để tránh việc bị xả lệch 70-30 với pack pin đầu tiên trong mạch. Nếu cụ chơi bám tải và cấp nguồn AC cho invt thì nó sẽ lấy từ lưới để bù vào nếu nguồn solar không đủ. Nếu cụ muốn tránh xả pin quá cao tại một thời điểm thì cần dùng các CB breaker có chức năng đóng/cắt tự động theo giới hạn cường độ, tải tiêu thụ theo cài đặt để nhảy sang điện nguồn hoàn toàn qua ATS .... để làm việc này thì cụ cần chủ động mua sắm thiết bị đóng cắt thông minh để làm cái tủ hybrid theo ý mình, còn lắp đặt thông thường dùng các loại CB phổ thông giá vài chục ngàn thì chúng không có tính năng này.
Thực tế trong mode off-grid, thời gian nấu nướng trong ngày đa phần đều rơi vào khung thời gian phát điện từ solar, buổi trưa tầm từ 10h sáng thì dàn solar của em nó đã gần đạt đỉnh với công xuất đầu ra của 2 dàn nó đạt được tầm 5,5 - 7kwh out put, nên mấy cái bếp từ nó chẳng là nghĩa lý gì, về chiều tầm 4giừo chiều thì nó tụt xuống tầm 2-5-2,8kwh output nên có bù thêm từ pin thì cũng chỉ tầm 40-45A mà thôi, mà từ 3-4 pack pin ghép song song thì mỗi cái trong chúng cũng chỉ gánh 1/n tổng pack pin thôi.

Như đã nói trong vào post trước , việc monitor công xuất tiêu thụ , đóng mở các CB chủ động theo thời gian thực em sử dụng nền tảng lập trình tự động hoàn toàn theo các logic mình định nghĩa thông qua các NodeMCU bằng giao tiếp RS232/485 để đọc thông tin và gởi lệnh vào thiết bị đóng cắt này.... cái platform này em tự build trên nền tảng NodeRed - MQTT- influxDB ( hoặc MongoDB). Các nodeMCU thì em dùng các nền tảng lập trình IoT trên platformIO để viết. Chi tiết thì không nói ở đây vì nó dài dòng và mất thời gian.

Ngoài lề:
Biến tần của PowMr có rất nhiều loại từ 1 phase đến 3 phases , giá từ chục triệu đến vài chục triệu, cả trăm triệu cũng có, tuỳ cụ nghiên cứu , tất cả thông tin đều có trên website của hãng.

Em đánh giá cao tính năng không dùng điện lưới làm nền khi hoạt động ở mode SBU ( Solar - Battery - Utility) của hãng này, trong khi các hãng khác thì luôn lấy 10-15% để chạy nền dù đang ở chế độ chỉ solar và pin hoàn toàn, em không thích thằng Deye hay Lux power vì lý do này, từng mua về dùng rồi sau đó thay. Trước đây thì PowMr cũng là hãng đầu tiên dùng SV-PWM (space-vector PWM) trong mạch biến đổi DC-AC để nâng cao hiệu xuất chuyển đổi và có PF=0,98 , gần bằng 1. Trước đây vài năm em cũng tham gia chương trình beta testing cho PowMr khi hãng này mới ra sản phẩm, họ thường gởi các mẫu mới để em test, sau đó thì em gởi trả hoặc mua lại với rất giá rẻ (riêng các bản update để fix lỗi thì em luôn được gởi sớm nhất qua email hoặc trên beta channel của hãng).

Hao phí để nuôi chính biến tần thì tuỳ công xuất của từng loại, với loại thông minh thì nó sẽ tự nghỉ và ngủ đông khi tải ra không có, lúc này biến tần nó chỉ tiêu thụ tầm 20-30w mà thôi, còn khi hoạt động thì nó sẽ tốn khoảng 60-80w cho chính nó. của em thì em đo được khoảng 85w
 
Chỉnh sửa cuối:

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Điện mặt trời chạy song song điện lưới và không ảnh hưởng tới việc sản xuất. Nguyên lí hệ thống điện mặt trời là: Từ dàn pin mặt trời, ánh nắng mặt trời được biến đổi thành dòng điện một chiều (DC), sau đó thông qua biến tần Inverter dòng điện một chiều chuyển thành dòng điện xoay chiều AC có cùng công suất và tần số với điện lưới Quốc gia. Chất lượng điện năng của điện mặt trời rất ổn định và được kiểm định chất lượng điện năng trước khi vận hành. Cứ có nắng là cái inverter nó sẽ chuyển thành điện để dùng, ko có nắng thì tự bù điện lưới nên ko ảnh hưởng nhé cụ.
IMG_20231119_104833.jpg
Cụ không hiểu kỹ câu hỏi của cụ PhongFood
Câu hỏi của cụ ấy có thể hiểu là :
1/ Nếu cụ ấy lắp đặt dàn PV công xuất lớn để chạy máy móc thiết bị cho nhà xưởng sản xuất, thì liệu với công xuất đầu ra và tính ổn đỉnh của dàn PV kia thông qua biến tần xuống thì có ổn định hay không? trong trường hợp không bám tải mà chạy chạy song song ( ý là chạy song song 2 hệ thống) thì có đáp ứng được hay không?

Tạm hiểu là cụ ấy sẽ tách ra một số thiết bị SX để dùng với hệ PV áp mái công xuất lớn, phần còn lại chạy điện lưới như cũ. Cái ý chạy song song mà cụ ấy hỏi có thể hiểu như vậy.

2/ Để trả lời được câu hỏi #1 thì cần phải làm rõ hơn câu hỏi của cụ PhongFood là các thiết bị máy móc dùng cho sản xuất của cụ ấy dùng 1 phase hay 3 phase, tổng dòng khởi động tại một thời điểm là bao nhiêu XX kw ? tương đương với XXX amper , có bám tải hay không? phương án độc lập không bám tải và chỉ dựa vào nguồn solar duy nhất và pin lưu trữ hay sao.... Tất cả phài được làm rõ qua con số tính toán và thống kê cẩn thận trước khi có câu trả lời

Mấy cái cụ trả lời nó chẳng liên quan gì đến câu hỏi và là những điều mà ai cũng biết, không trả lời trực tiếp được câu hỏi của cụ kia. Cụ nói "Chất lượng điện năng của điện mặt trời rất ổn định và được kiểm định chất lượng điện năng trước khi vận hành" Điều này cực kỳ sai so với thực tế, sự thật là chẳng có cơ quan nào kiểm định chẩt lượng điện nếu cụ dùng tự sản tự tiêu nhé, hơn nữa điện MT cực kỳ mất ổn định, vì nó không hề được sinh ra từ các nguồn có chuyển động có quán tính. Nó phụ thuộc vào biến động môi trường hàng giờ, hàng phút. Muốn ổn đjnh thì phải bám vào tải hoặc bù trực tiếp từ pin. Phát biểu của cụ cực kỳ gây hiểu lầm và ngộ nhận với rất nhiều người.

PhongFood, nếu không bám vào tải thì gặp đám mây một cái nó rã lưới luôn, cả một đống máy móc, động cơ 3 phases tiêu thụ từ hàng trăm đến hàng nghìn kw mỗi ngày, thằng PV áp mái nào gánh nổi ? ngay cả MW dùng trực tiếp cho nhà xưởng , thiết bị sản xuất mà không bám lưới cũng không gánh nổi. CHỉ một phương án duy nhất là hoà lưới bám tải dùng cho sx thôi cụ , tuy cụ vẫn còn phương án khác nhưng hãy quên nó đi, vì chi phí cho lưu trữ để bù trực tiếp cho nguồn ở cấp độ vài trăm kw - vài nghìn kw trở lên cho nhà xưởng, nhà máy sản xuất thì đắt khủng khiếp, và chẳng ông nào điên rồ đến mức đi làm chuyện ấy. Còn cụ bám tải để bù công xuất khi có biến động từ đầu ra của solar thì không phải lo lắng. Hiện nay nhà máy, nhà xưởng người ta vẫn làm thế thôi, và đó là phương án khả dĩ nhất hiện tại
 
Chỉnh sửa cuối:

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,690
Động cơ
139,721 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Cụ không hiểu kỹ câu hỏi của cụ PhongFood
Cụ hỏi của cụ ấy có thể hiểu là
1/ cụ ấy hỏi nếu cụ ấy lắp đặt dàn PV công xuất lớn để chạy máy móc thiết bị cho nhà xưởng sản xuất thì liệu với công xuất đầu ra và tính ổn đỉnh của dàn PV kia thông qua biến tần xuống thì có ổn định hay không trong trường hợp không bám tải mà chạy chạy song song (???) thì có đáp ứng được hay không.

2/ người trả lời nếu cụ thể thì phải làm lõ hơn câu hỏi của cụ PhongFood là các thiết bị máy móc dùng cho sản xuất của cụ ấy dùng 1 phase hay 3 phase, tổng dòng khởi động tại một thời điểm là bao nhiêu XX kw ? tương đương với XXX amper ? phương án điện áp mái 1 pha vs 3 phases thì sao ? cái nào có lợi hơn, các điều kiện cần phải thoả mãn để có thể bám tải từ phía EVN, cấp phép cho thiết bị được đấu vào lưới, phương án bù phản kháng , cos phi phải đạt được bao nhiêu ở mức tối thiểu.v,v... Tất cả đều phải được tính toán cụ thể bằng con số chứ không nói chơi chơi được.

Nhiều thứ cực kỳ lằng nhằng chứ không như điện 1 pha dùng ở ở hộ gia đình.

Mấy cái cụ trả lời nó chẳng liên quan gì đến câu hỏi và là những điều mà ai cũng biết, không trả lời câu hỏi được câu hỏi của cụ kia, không bám vào tải thì gặp đám mây một cái nó rã lưới luôn, cả một đống máy móc động cơ 3 phases tiêu thụ từ hàng chục đến hàng trăm kw mỗi ngày, thằng PV nào gánh nổi ? ngay cả hàng MW mà không bám lưới cũng không gánh nổi.
Vì nó là điện phục vụ SX, nên Cty cũng đang băn khoăn tìm hiểu giải pháp tiết kiệm điện. Nhưng cũng tránh không làm giãn đoạn SX.
1. Vì làm SX thì chắc chắn dùng điện 3 pha. Tổng công suất điện em chưa có con số chính xác là bao nhiêu (do đang dự kiến dùng cả hơi, điện lưới/điện MT). Em đưa 2 con số hệ thống NLMT dự kiến lắp đặt 1000kw/h phục vụ; ĐHKK, máy móc sx, thiết bị phụ trợ khác để các cụ có con số trao đổi.
2. Thủ tục pháp lý với KCN có hỗ trợ.
 

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,016
Động cơ
1,026,937 Mã lực
Vì nó là điện phục vụ SX, nên Cty cũng đang băn khoăn tìm hiểu giải pháp tiết kiệm điện. Nhưng cũng tránh không làm giãn đoạn SX.
1. Vì làm SX thì chắc chắn dùng điện 3 pha. Tổng công suất điện em chưa có con số chính xác là bao nhiêu (do đang dự kiến dùng cả hơi, điện lưới/điện MT). Em đưa 2 con số hệ thống NLMT dự kiến lắp đặt 1000kw/h phục vụ; ĐHKK, máy móc sx, thiết bị phụ trợ khác để các cụ có con số trao đổi.
2. Thủ tục pháp lý với KCN có hỗ trợ.
Những băn khoăn.kỹ thuật cụ đang hỏi, thì nhà thầu lắp đặt họ sẽ xử lí cho cụ.
Việc gián đoạn sx sẽ giảm.đến mức c tối thiểu, vì chỉ mất 1 ngày để đấu nối vào ht điện hiện tại.
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Vì nó là điện phục vụ SX, nên Cty cũng đang băn khoăn tìm hiểu giải pháp tiết kiệm điện. Nhưng cũng tránh không làm giãn đoạn SX.
1. Vì làm SX thì chắc chắn dùng điện 3 pha. Tổng công suất điện em chưa có con số chính xác là bao nhiêu (do đang dự kiến dùng cả hơi, điện lưới/điện MT). Em đưa 2 con số hệ thống NLMT dự kiến lắp đặt 1000kw/h phục vụ; ĐHKK, máy móc sx, thiết bị phụ trợ khác để các cụ có con số trao đổi.
2. Thủ tục pháp lý với KCN có hỗ trợ.
Cụ tham khảo bên chỗ cụ nhanchauchau ấy, bên cụ ấy là FDI đã triển khai cái món này để chạy tín chỉ carbon nên cụ ấy rất rành,
Mới tag cụ ấy vào mà đã thấy cụ ấy trả lời rồi.

Lưu ý là bây giờ thì nên lựa chọn loại hoà lưới bám tải có zero-export phòng khi các anh EVN không thích cho lên lưới anh ấy, nhất là mấy mấy ngày nghỉ lễ tết, thứ bảy ,CN mà không sản xuất và tiêu thụ điện từ solar cụ nhé, không lại phải tìm giải pháp trung gian tốn kém mà cũng không đúng như mong muốn
 
Chỉnh sửa cuối:

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,016
Động cơ
1,026,937 Mã lực
Cụ tham khảo bên chỗ cụ nhanchauchau ấy, bên cụ ấy là FDI đã triển khai cái món này để chạy tín chỉ carbon nên cụ ấy rất rành,
Mới tag cụ ấy vào mà đã thấy cụ ấy trả lời rồi.

Lưu ý là bây giờ thì nên lựa chọn loại hoà lưới bám tải có zero-export phòng khi các anh EVN không thích cho lên lưới anh ấy, nhất là mấy mấy ngày nghỉ lễ tết, thứ bảy ,CN mà không sản xuất và tiêu thụ điện từ solar cụ nhé, không lại phải tìm giải pháp trung gian tốn kém mà cũng không đúng như mong muốn
Em chỉ rõ 1 số điểm.về chủ trương, chính sách làm nlmt. Còn vấn đề kỹ thuật cụ thể, k phải chuyên ngành của em, bên phòng chuyên môn họ sẽ lv với nhà thầu.
 

Nhu An

Xe tải
Biển số
OF-348375
Ngày cấp bằng
27/12/14
Số km
286
Động cơ
271,641 Mã lực
Còn hệ thống của em ? em dùng các module PV optimizer mục đích là để tăng công suất.

module PV optimizer mua ở đâu vậy bác? Mình muốn tận dụng được tối đa công suất 16 tấm pin để sử dụng ban ngày cho nhà mình, đang dùng inveter Deye 8KW hoà lưới bám tải 1 pha.
Bác tư vấn, hướng dẫn giúp.
 
Chỉnh sửa cuối:

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
module PV optimizer mua ở đâu vậy bác? Mình muốn tận dụng được tối đa công suất 16 tấm pin để sử dụng ban ngày cho nhà mình, đang dùng inveter Deye 8KW hoà lưới bám tải 1 pha.
Bác tư vấn, hướng dẫn giúp.
Đây cụ
Screenshot 2024-06-16 at 6.34.49 PM.png

cứ mạnh dạn mua và ship về
Em cũng chỉ mua qua Aliexpress thôi
Cụ có thể ghép 2 tấm vào một module cho tiết kiệm, nó cho phép điện áp đến 80V và dòng 12A
một tấm pin của cụ thì cao nhất cũng tầm 12A và 45-48V điện áp hở mạch thôi, còn đóng mạch vào thì V nó chỉ còn 36-38V là cao nhất ( với tấm 144 cell 545-580W nhé, loại nhỏ hơn thì điện áp và dòng nó còn thấp hơn nhiều)

Link :

 
Chỉnh sửa cuối:

Nhu An

Xe tải
Biển số
OF-348375
Ngày cấp bằng
27/12/14
Số km
286
Động cơ
271,641 Mã lực
Đây cụ
View attachment 8577360
cứ mạnh dạn mua và ship về
Em cũng chỉ mua qua Aliexpress thôi
Cụ có thể ghép 2 tấm vào một module cho tiết kiệm, nó cho phép điện áp đến 80V và dòng 12A
một tấm pin của cụ thì cao nhất cũng tầm 12A và 45-48V điện áp hở mạch thôi, còn đóng mạch vào thì V nó chỉ còn 36-38V là cao nhất ( với tấm 144 cell nhé, loại nhỏ hơn thì điện áp và dòng nó còn thấp hơn nhiều)

Link :

Cảm ơn bác nhiều. Như vậy cái Inverter Deye 8Kw hoà lưới bám tải đang sử dụng không cần phải thay phải không bác.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,690
Động cơ
139,721 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Những băn khoăn.kỹ thuật cụ đang hỏi, thì nhà thầu lắp đặt họ sẽ xử lí cho cụ.
Việc gián đoạn sx sẽ giảm.đến mức c tối thiểu, vì chỉ mất 1 ngày để đấu nối vào ht điện hiện tại.
Không phải giãn đoạn đấu nối với evn cụ. Giãn đoạn SX ở đây là toàn bộ TB đang chạy thì giãn đoạt do thiếu hụt công suất điện NLMT phải chuyển qua điện lưới cụ. Nó chỉ vài mm giây nhưng thiết bị điều khiển cũng ngừng hoạt động (gây lỗi).
Em chỉ rõ 1 số điểm.về chủ trương, chính sách làm nlmt. Còn vấn đề kỹ thuật cụ thể, k phải chuyên ngành của em, bên phòng chuyên môn họ sẽ lv với nhà thầu.
Em đang quan tâm về giải pháp KT nhiều hơn. Còn chủ trương em đã nắm sơ bộ. Do lắp NLMT thì ngay từ đầu phải tính toán kết cấu mái.....
Cụ tham khảo bên chỗ cụ nhanchauchau ấy, bên cụ ấy là FDI đã triển khai cái món này để chạy tín chỉ carbon nên cụ ấy rất rành,
Mới tag cụ ấy vào mà đã thấy cụ ấy trả lời rồi.

Lưu ý là bây giờ thì nên lựa chọn loại hoà lưới bám tải có zero-export phòng khi các anh EVN không thích cho lên lưới anh ấy, nhất là mấy mấy ngày nghỉ lễ tết, thứ bảy ,CN mà không sản xuất và tiêu thụ điện từ solar cụ nhé, không lại phải tìm giải pháp trung gian tốn kém mà cũng không đúng như mong muốn
Bên Cty cũng chủ trương ngay từ đầu hướng đến sử dụng NL xanh. Đến thời điểm hiện tại qua trao đổi nhanh thì; sử dụng hoà lưới bám tải và dùng ĐMT bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Thực tế thế nào phải làm việc cụ thể cụ.
 

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,016
Động cơ
1,026,937 Mã lực
Không phải giãn đoạn đấu nối với evn cụ. Giãn đoạn SX ở đây là toàn bộ TB đang chạy thì giãn đoạt do thiếu hụt công suất điện NLMT phải chuyển qua điện lưới cụ. Nó chỉ vài mm giây nhưng thiết bị điều khiển cũng ngừng hoạt động (gây lỗi).

Em đang quan tâm về giải pháp KT nhiều hơn. Còn chủ trương em đã nắm sơ bộ. Do lắp NLMT thì ngay từ đầu phải tính toán kết cấu mái.....

Bên Cty cũng chủ trương ngay từ đầu hướng đến sử dụng NL xanh. Đến thời điểm hiện tại qua trao đổi nhanh thì; sử dụng hoà lưới bám tải và dùng ĐMT bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Thực tế thế nào phải làm việc cụ thể cụ.
Cụ k nên lo, việc thiếu hụt công suất, phải lấy điện từ lưới là việc diễn ra liên tục, online luôn.
Nên inverter và tủ điện đk nó được tk để làm được việc đó.
Ví dụ thực tế bên em, lắp hệ 1MW nhưng công suất sinh ra thì thường là nhỏ hơn 1M, có hôm chỉ trăm kW. Công suất tiêu thụ thì lớn hơn 1 M. Như vậy lúc nào cũng có phần cs bù từ lưới, và nó cũng nhảy múa như mây bay trên trời che tấm panel. Máy móc hoạt động bt, k ghi nhận hỏng hóc, gián đoạn gì hết.
Còn việc tính toán cụ thể, cụ lựa chọn nhà thầu, họ sẽ tư vấn cụ thể phù hợp nhất với bên cụ.
Nếu cụ cần, em chụp tên đvị lắp bên em cho cụ tham khảo. Họ lắp cho bên em cũng tầm chục M, trải dài nhiều nhà máy, nhiều tỉnh, và đang tiếp tục triển khai. Em đánh giá là họ làm chỉn chu, chuyên nghiệp, từ tính toán ktế, tính lại kn chịu tải mái, lv với ca pccc, điện lực địa phương...
 
Chỉnh sửa cuối:

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cảm ơn bác nhiều. Như vậy cái Inverter Deye 8Kw hoà lưới bám tải đang sử dụng không cần phải thay phải không bác.
nó đâu có liên quan.
Cụ tim hiểu thêm về PV Optimizer và cach nó hoạt động.
Tuy nhiên nếu như điều kiện môi trường ổn định, không có bị che chắn, nắng luôn đạt đỉnh thì các bộ PV optimizer gần như không phát huy được tác dụng ngoài việc ổn định điện áp giữa cái cell trong môt panel, chống hiện tượng fluctuate dòng ra thôi.
Tăng công xuất ở đây phải hiểu là nó giúp đạt đến giới hạn cao nhất mà một panel có thể đạt được, chứ nó không thể biến từ cái không có thành cái có được, vì dụ như tấm panel chỉ có mã là 550w thì nó sẽ giúp đạt gần mức đó chứ không thể biến thành 600w được.

Thực tế thfi luôn có hiện tượng chênh lệch điện áp giữa cái cell trong một array trên panel, điều đó nó gây ra biến động dòng, gây ra việc dòng up/down liên tục, thằng PV Optimizer nó sẽ làm công việc là luôn cố gắng ổn định cái dòng một cách cố định lâu nhất có thể , nói đơn giản là giảm V để tăng I và cố định nó lâu nhất có thể. Điều này để giúp mppt module nó không bị dán đoạn và phải dò tìm lại điểm cực đại , hạn chế tối đa thời gian chết khi dò tìm lại điểm cực đại, nhờ vậy mà nó tăng thêm được sản lượng. Không có PV Optimizer thì hiện tượng trồi sụt cường độ và điện áp nó diễn ra liên tục , mppt tracker nó phải chạy dò điểm cực đại liên tục khi có sự chênh lệch lớn, khoảng thời gian giữa việc dò tìm lại điểm cực đại thì nó không tạo ra sản lượng, tạo ra các khoảng trống trong đồ thị ,và các đỉnh cực đại nó sẽ có hình răng cưa, và biến thiên liên tục chứ nó không có dạng góc tù và trải dài như khi có PV Optimizer.

Nó tăng công xuất theo cách như vậy, chứ không phải từ 500w mà tăng lên thành 600w , không có cái phép màu nào như vậy cả. Em giải thích một cách đơn giản nhất có thể, không đi vào chi tiết, còn cụ thể muốn hiểu sâu thì cụ phải tìm tài liệu, nhìn vào mấy cái đồ thị có PV Optmzer và không có PV Optimzer mà hãng so sánh để hiểu cách nó làm việc thực tế.

Thực tế trong hệ thống của mình trước và sau khi lắp Optimizer thì nó tăng sản lượng được thêm tầm 10%, tức một ngày trung bình sản lượng từ 50kwh một ngày thì nó có thể thêm được 5-6kw/h nữa tức khảong 56kwh, ứng với khoảng hơn 10%. Cái này thì dựa trên đồ thị sản lượng hàng ngày của hệ thống monitor chứ không phải là phỏng đoán.
 
Chỉnh sửa cuối:

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cụ k nên lo, việc thiếu hụt công suất, phải lấy điện từ lưới là việc diễn ra liên tục, online luôn.
Nên inverter và tủ điện đk nó được tk để làm được việc đó.
Ví dụ thực tế bên em, lắp hệ 1MW nhưng công suất sinh ra thì thường là nhỏ hơn 1M, có hôm chỉ trăm kW. Công suất tiêu thụ thì lớn hơn 1 M. Như vậy lúc nào cũng có phần cs bù từ lưới, và nó cũng nhảy múa như mây bay trên trời che tấm panel. Máy móc hoạt động bt, k ghi nhận hỏng hóc, gián đoạn gì hết.
Còn việc tính toán cụ thể, cụ lựa chọn nhà thầu, họ sẽ tư vấn cụ thể phù hợp nhất với bên cụ.
Nếu cụ cần, em chụp tên đvị lắp bên em cho cụ tham khảo. Họ lắp cho bên em cũng tầm chục M, trải dài nhiều nhà máy, nhiều tỉnh, và đang tiếp tục triển khai. Em đánh giá là họ làm chỉn chu, chuyên nghiệp, từ tính toán ktế, tính lại kn chịu tải mái, lv với ca pccc, điện lực địa phương...
việc lấy lưới bù vào solar nhìn có vẻ tức thời nhưng thực chất nó vẫn có sự gián đoạn tầm 20 ms hay ít hơn, với thiết bị điều khiển cực nhạy với biến đổi điện thì việc bị gián đoạn tầm 10ms thôi nó vẫn có khả năng bị reset nếu các bộ nguồn cấp cho nó không đạt chuẩn, thực tế thì mấy con switch của Cisco rất nhạy với biến đổi điện áp, nó có thể vẫn bị reset lại, các bộ MCU điểu khiển tự động nó hoạt động từ 3,3V và do các bộ nguồn xung cấp cho nó, nó vẫn có thể bị ảnh hưởng nhất định dù trong tầm 20ms đổ lại

Với các thiết bị điều khiển tự động, báo hiệu , truyền dẫn thông tin ... thì cụ nên cắm sau ups cho nó liền mạch và an toàn, còn thiết bị khác gắn với tải công xuất cao thì không cần bận tâm lắm, bản thân trong chúng cũng đều có tụ bù luôn rồi, gỉải hoạt động cũng khá rộng và khả năng chống chịu với biến động điện áp cũng tốt hơn.

Việc bù công xuất tức thời từ lưới với response time < 10ms để có thể đạt mức độ seamlessly thì nó còn ... phụ thuộc vào từng loại và từng hãng làm invt nữa, không phải cái nào cũng như cái nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

HN_2012

Xe tăng
Biển số
OF-139228
Ngày cấp bằng
20/4/12
Số km
1,960
Động cơ
475,992 Mã lực
Nhà mình lắp từ hôm thứ 3 đến giờ tổng điện tiêu thụ tầm 100 số, lấy lưới 58 số và mặt trời tạo ra 48 số. Hệ 5.8kw đó là còn mấy ngày mưa và nắng ko nhiều.
Hệ pin nhà cụ lắp tổng công suất bao nhiêu, pin 14.3kw và bộ biến tần hybrid này tổng chi phí bao nhiêu và các vật tư như pin NLMT, pin lưu trữ và biến tần của hãng nào đấy cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top