Em cũng đồng ý với ý kiến này. Cứ cho là nó đắt, nó chỉ dành cho các nước phát triển... thì hoàn toàn có thể bỏ tiền ra làm ở quy mô nhỏ. Thứ nhất là để nghiên cứu, thứ hai để đa dạng nguồn năng lượng... các nơi như đảo xa hoàn toàn có thể xây dựng các dự án này. Tiền tài trợ từ EVN.
Hiện nay các vùng đảo của mình đều đang tận dụng điện gió và điện mặt trời tại chỗ, tạm đủ dùng cho nhu cầu tại chỗ.
Hiệu quả hay không phụ thuộc vào EVN có muốn mua không? Và mua bao nhiêu xiền!
quan trọng là tiền điện từ năng lượng này có đắt ko
Quan trọng là a EVN có cho phát vào khung giờ vàng hay ko
Hihi. Tây thì lo đầu tư điện gió, điện mặt trời; tàu thì điện than
Công nghệ lên cao thì giá thành sẽ giảm cụ ơi!
Giờ phát triển để tạo nền tảng cho tương lai thôi.
Tại thời điểm này và khoảng 20 năm nữa, thì giá thành điện gió và điện mặt trời ở nước ta cũng rất cao so với các nguồn năng lượng khác cụ nhé.
Đất nước ta, tài nguyên, điều kiện để sản xuất nhiệt điện than, nhiệt điện khí và thuỷ điện vẫn đang rất tốt với công suất lớn và còn phát huy thời gian dài nữa. Ở các nước phát triển hoặc các tài nguyên và điều kiện sản xuất nhiệt điện hay thuỷ điện không còn hoặc sự tác động môi trường gây ảnh hưởng lớn và rõ rệt thì họ sẽ không thể phát huy được 2 thế mạnh của nguồn năng lượng này, dẫn đến họ phải chọn những giải pháp đắt đỏ hơn.
Cụ nghĩ sai rồi. Cái này phải nhìn lâu dài. Do VN ko hòa lưới đc. Nên chi phí cao. Chứ đc hòa lưới và bán điện dư thừa thì ngon lắm. Sau 7>> 10 năm thì dùng miễn phí. Vd 1 năm gd cụ dùng hết 3200kwh. Cụ đầu tư khoảng 12> 14 tấm 350wp. Loại xịn của LG và cục chuyển đổi ngon. Vật tư linh tinh khác. Giá rơi vào 150>170 củ. Bảo đảm sau 7..10 năm là cụ lấy lại sạch và dùng 20 miễn phí tiếp theo. Theo tính toán của nhà sx là 7 năm. Em cho thêm 3 năm nữa là thoải mái. Cục chuyển dòng 15 mới phải thay.
Về kỹ thuật thì nhiều vấn đề lắm, em cũng chỉ hóng hớt được những cái cơ bản như thế này. Cụ sẽ thấy ngay lợi hại ra sao.
1. suất đầu tư điện gió và mặt trời cao hơn so với nhiệt điện hay thuỷ điện rồi. Kể cả không bàn đến suất đầu tư, theo nghiên cứu, cùng một công suất thì nhà máy phong điện 1 năm chỉ chạy được khoảng 1000 giờ, thủy điện là được 5000 giờ. Riêng đó thôi đã thấy kể cả khi vận hành, 1kWh điện phong điện đắt đỏ hơn mấy lần rồi.
2. sự cơ động giải quyết phụ tải đỉnh của thủy điện tốt hơn rất nhiều so với phong điện hay quang điện, nó đáp ứng được biểu đồ phụ tải giờ cao điểm rất hiệu quả, khởi động máy của 1 tuabin thủy điện chỉ tính bằng phút, công suất ổn định. Còn phong điện hay quang điện thì không thể như thế được. Lúc gió to lúc gió nhỏ, lúc sáng lúc râm, biến tần liên tục, riêng vì đó là phải kéo một nguồn năng lượng khác đến để bù ổn định cho 2 thằng này đã khiến tỷ lệ hao tổn điện năng cao lên rồi.
3. Nhiệt điện đảm bảo công suất, giải quyết nền phụ tải, thủy điện làm đầu tàu cùng một số các nguồn khác để phủ đỉnh như cách điều độ hiện nay là hợp lý với điều kiện nước ta hiện nay. Sự cơ động của thủy điện cũng giúp tiết kiệm nhiên liệu (là nước) cho những lúc không cần thiết. Còn phong điện hay quang điện thì không phải thích lúc nào phát cũng được, do đó cần phải có tích trữ. Acquy thì tốn kém, mà có tuổi thọ ngắn, hết thời hạn phải xử lý thì cũng rất ảnh hưởng môi trường.
4. Phong điện và quang điện sẽ giải quyết hiệu quả ở những nơi cục bộ mà lưới điện không hoặc khó tới. Trong tương lai, các nguồn năng lượng chúng ta đang làm chủ đạo cũng sẽ cạn dần, vì thế lộ trình cũng sẽ phải phát triển các nguồn năng lượng khác, cứ dần dần thôi, nhưng giờ chưa phải vội.