Cụ #
Spencie quan liêu nhỉ, có bài báo vừa mới hôm qua về điểm trường chưa có điện, thầy giáo vẫn phải dùng đèn dầu đây
(Baonghean.vn)- Bản Phà Nọi, xã Đoọc Mạy là bản xa xôi, hiểm trở của huyện biên giới Kỳ Sơn. Ở nơi trời cao đất thấp này, thầy giáo Nguyễn Trọng Toàn đang âm thầm gieo chữ, xây ước mơ cho những em học sinh người Mông.
baonghean.vn
Họ nằm trong cái số 0.45% còn lại. Thay vì mỉa mai, bác tính hộ em 0.45% của đất nước 100 triệu dân là có bao nhiêu người vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ?
Đúng là có 2 chuyện cần tách biệt và ko nên vì cái nọ phủ nhận cái kia:
- VN phủ điện rất tốt, nhất là so với các nước phát triển tương đương, dân số tương đương và tính đến yếu tố địa hình.
- Vẫn còn 1 số điểm trường, điểm dân cư quá xa trục chính (ví dụ nhất là Kì Sơn, có nhiều xã lắm nhưng cứ lấy Huồi Cọ làm ví dụ, phải đi nguyên 1 ngày cả đường, xong đi thuyền băng qua hồ Thuỷ điện, để vào được 1 số bản nằm ở phía bên kia hồ) thì vẫn chưa được phủ điện. Hoặc 1 số cộng đồng quá thưa thớt, thì chưa được phủ.
Lý do là gì, EVN hàng năm sẽ có ngân sách để làm truyền tải và có tính đến số đầu tư/số người được hưởng điện lưới. Có những bản chỉ có 20 hộ hay thôn 40 - 50 hộ, nhưng để kéo vào thì tốn chi phí rất nhiều, chi phí vận chuyển, cáp, nhiều thứ khác lắm.
Cộng đồng khó làm nhất là Mông, vì lý do văn hoá, họ luôn thích ở cao, lưng chừng giời, và có rất nhiều chương trình để hạ sơn người Mông để họ dễ tiếp cận văn hoá, giáo dục, y tế, điện đường trường trạm hơn nhưng vẫn chưa thành công toàn bộ.
Một số cộng đồng dân tộc ít người khác, đặc biệt là sống trong khu vực Tây Nghệ An và Trường Sơn Xanh nữa
Thế nên sẽ vẫn có những vùng trũng, vùng lõm của phát triển và sẽ cần giải quyết. Như bác gì trên kia bảo, chờ các anh 1516 mang thiết bị vào giúp họ sạc điện thoại