- Biển số
- OF-367920
- Ngày cấp bằng
- 24/5/15
- Số km
- 1,848
- Động cơ
- 271,557 Mã lực
Ngày 3/2/2003: ông Chung Cheng từ Hong Kong nhập cảnh Việt Nam, mang theo các triệu chứng bệnh cúm lạ.
Ngày 26/2/2003, ông Chung Cheng, người Hong Kong, nhập viện Việt Pháp (Hà Nội), với các triệu chứng giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ, sốt, ho nhiều và khó thở.
Các bác sĩ, y tá vẫn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân này như với bệnh cúm thông thường khác. Vài ngày sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, gia đình ông đã thuê chuyên cơ đưa về nước, để lại sau lưng Bệnh viện Việt Pháp có hơn 5 y tá sốt với biểu hiện giống Chung Cheng.
Lúc đó không ai biết về độ nguy hiểm của bệnh, các y bác sỹ không đeo khẩu trang, không đồ bảo hộ.
Lo lắng trước căn bệnh lạ, bác sĩ Carline – người Pháp công tác tại Bệnh viện Việt Pháp – tìm hiểu trên Internet thấy ở phía nam Trung Quốc đang có một bệnh dịch lạ với biểu hiện sốt, ho. Ông chột dạ nghĩ tới tình hình của bệnh viện và lập tức báo cáo lên Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ít hôm sau, đại diện WHO – bác sĩ Carlo Ubani đã sang Việt Nam trực tiếp nắm bắt tình hình.
Tối 5/3/2003, bệnh viện phát lệnh đóng cửa, toàn bộ nhân viên ở lại viện. Ngày 15/3, y tá Nguyễn Thị Lượng là người đầu tiên ra đi, sau đó cứ vài ngày lại có thêm người tử vong. Số người mắc bệnh không ngừng gia tăng. Lúc cao điểm, có quá nửa nhân viên bệnh viện đổ bệnh. Để bảo vệ sự an toàn của cộng đồng, bệnh viện đã tự cách ly, toàn bộ nhân viên không được về nhà.
Cùng lúc này, ở Hong Kong, Singapore, Canada đều có người mắc bệnh. Dịch SARS lan ra toàn thế giới. Tất cả đều có mối liên quan trực tiếp, gián tiếp với chuyến bay cuối cùng về nước của bệnh nhân Chung Cheng – người được xác định là bệnh nhân SARS đầu tiên ở Việt Nam.
Bị cô lập, nhân lực và trang thiết bị không đủ cho một tình huống đặc biệt khó khăn mà giới y học chưa hề gặp trước đó, Bệnh viện Việt Pháp đã phải “mượn" hai chiếc máy thở ở Bệnh viện Bạch Mai. Về sau, Bộ Y tế làm việc với Bạch Mai và chính thức cho Việt Pháp mượn một chiếc máy nữa.
5 ngày sau, Pháp cử 4 bác sĩ và các kỹ thuật viên cùng 5 chiếc máy thở sang. Những ngày tiếp theo, Bộ Y tế chỉ đạo chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Nhiệt đới.
"Bệnh nhân cuối cùng ra đi khiến chúng tôi bị sốc nặng. Chúng tôi âm thầm gói ghém anh ấy lại, rải nhiều lớp khử trùng, lặng lẽ mang xuống Văn Điển hỏa táng trong vội vã "- một trong 3 bác sĩ điều trị chính cho các bệnh nhân khi đó, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thọ nhớ lại.
Dịch SARS đã khiến 44 y tá, bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp lây bệnh, 6 người (trong và ngoài nước) đã chết, theo thứ tự thời gian họ ra đi năm 2003:
-Y tá Nguyễn Thị Lượng, ngày 15/3;
- Bác sĩ Jean – Paul Dirosier, ngày 19/3;
- Y tá Phạm Thị Uyên, ngày 24/3;
- Bác sĩ Nguyễn Thế Phương, ngày 24/3;
- Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội, ngày 12/4
- Bác sĩ Jacque, tháng 7/2003 (chết sau khi về Pháp).
Ngoài ra, có 2 người liên quan cũng tử vong là bệnh nhân Chung Cheng và bác sĩ đại diện WHO – Carlo Ubani.
Ngày 26/2/2003, ông Chung Cheng, người Hong Kong, nhập viện Việt Pháp (Hà Nội), với các triệu chứng giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ, sốt, ho nhiều và khó thở.
Các bác sĩ, y tá vẫn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân này như với bệnh cúm thông thường khác. Vài ngày sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, gia đình ông đã thuê chuyên cơ đưa về nước, để lại sau lưng Bệnh viện Việt Pháp có hơn 5 y tá sốt với biểu hiện giống Chung Cheng.
Lúc đó không ai biết về độ nguy hiểm của bệnh, các y bác sỹ không đeo khẩu trang, không đồ bảo hộ.
Lo lắng trước căn bệnh lạ, bác sĩ Carline – người Pháp công tác tại Bệnh viện Việt Pháp – tìm hiểu trên Internet thấy ở phía nam Trung Quốc đang có một bệnh dịch lạ với biểu hiện sốt, ho. Ông chột dạ nghĩ tới tình hình của bệnh viện và lập tức báo cáo lên Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ít hôm sau, đại diện WHO – bác sĩ Carlo Ubani đã sang Việt Nam trực tiếp nắm bắt tình hình.
Tối 5/3/2003, bệnh viện phát lệnh đóng cửa, toàn bộ nhân viên ở lại viện. Ngày 15/3, y tá Nguyễn Thị Lượng là người đầu tiên ra đi, sau đó cứ vài ngày lại có thêm người tử vong. Số người mắc bệnh không ngừng gia tăng. Lúc cao điểm, có quá nửa nhân viên bệnh viện đổ bệnh. Để bảo vệ sự an toàn của cộng đồng, bệnh viện đã tự cách ly, toàn bộ nhân viên không được về nhà.
Cùng lúc này, ở Hong Kong, Singapore, Canada đều có người mắc bệnh. Dịch SARS lan ra toàn thế giới. Tất cả đều có mối liên quan trực tiếp, gián tiếp với chuyến bay cuối cùng về nước của bệnh nhân Chung Cheng – người được xác định là bệnh nhân SARS đầu tiên ở Việt Nam.
Bị cô lập, nhân lực và trang thiết bị không đủ cho một tình huống đặc biệt khó khăn mà giới y học chưa hề gặp trước đó, Bệnh viện Việt Pháp đã phải “mượn" hai chiếc máy thở ở Bệnh viện Bạch Mai. Về sau, Bộ Y tế làm việc với Bạch Mai và chính thức cho Việt Pháp mượn một chiếc máy nữa.
5 ngày sau, Pháp cử 4 bác sĩ và các kỹ thuật viên cùng 5 chiếc máy thở sang. Những ngày tiếp theo, Bộ Y tế chỉ đạo chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Nhiệt đới.
"Bệnh nhân cuối cùng ra đi khiến chúng tôi bị sốc nặng. Chúng tôi âm thầm gói ghém anh ấy lại, rải nhiều lớp khử trùng, lặng lẽ mang xuống Văn Điển hỏa táng trong vội vã "- một trong 3 bác sĩ điều trị chính cho các bệnh nhân khi đó, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thọ nhớ lại.
Dịch SARS đã khiến 44 y tá, bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp lây bệnh, 6 người (trong và ngoài nước) đã chết, theo thứ tự thời gian họ ra đi năm 2003:
-Y tá Nguyễn Thị Lượng, ngày 15/3;
- Bác sĩ Jean – Paul Dirosier, ngày 19/3;
- Y tá Phạm Thị Uyên, ngày 24/3;
- Bác sĩ Nguyễn Thế Phương, ngày 24/3;
- Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội, ngày 12/4
- Bác sĩ Jacque, tháng 7/2003 (chết sau khi về Pháp).
Ngoài ra, có 2 người liên quan cũng tử vong là bệnh nhân Chung Cheng và bác sĩ đại diện WHO – Carlo Ubani.
Chỉnh sửa cuối: