Giải này không riêng XT mà nhìn chung các nhân sự HAGL đá rất xuống so với trước, cho dù CP và VT đã ghi hai bàn cực kỳ quan trọng.
Nhìn xa hơn, cái sự này có khơi nguồn từ lộ trình làm bóng đá nhiều cảm hứng nhưng thiếu khoa học của HAGL.
V-League vừa rồi đã đi qua 4/5 chặng đường, HAGL đang ở vị trí khá an toàn và không còn vất vả trụ hạng như mấy mùa trước, nhưng nhìn vào tổng thể các trận đội này đã thi đấu thì có thể thấy một vài điểm bất cập như sau:
1. Không còn duy trì lối đá phối hợp nhỏ ban bật, nhưng BHL cũng không định hình được lối chơi nào cụ thể. Sau mỗi trận thắng thì truyền thông thường ca ngợi là HAGL đã biết thích nghi và đa dạng lối chơi - nhưng theo em thì nhìn kỹ sẽ thấy lối chơi đó thực chất là bế tắc nên cầu thủ "tự diễn biến lối chơi". Trong đội hình HAGL vẫn có nhiều cá nhân tốt nên cái sự "tự diễn biến" này đem lại một số trận thắng và thường thắng rất hú vía và không phản ánh đúng thế trận trên sân.
2. Mất TA khiến ý đồ HAGL nung nấu từ lâu là xây dựng lối chơi lấy cặp TA-XT làm tiền vệ trung tâm bị hỏng, nhân tố thay thế TA là Triệu Việt Hưng chỉ đá tròn vai chứ không sáng tạo, Minh Vương có sự sáng tạo thì lại có xu hướng trùng lắp với XT, thiên về công mà kém hỗ trợ thủ.
HAGL đào tạo được nhiều tiền vệ, công bằng mà nói thì các tiền vệ này tuy trẻ nhưng so với mặt bằng VL thì rất khá và có tiềm năng. Nhưng tiếc là toàn bộ trong số này lại không có ai có thể đá tốt ở vị trí tiền vệ phòng ngự.
Bầu Đức và BHL có lẽ vẫn ý thức được là cả khi TA không chấn thương thì khả năng hỗ trợ phòng ngự của cặp này vẫn kém nên xưa nay vẫn có chủ ý tìm về một cầu thủ ngoại ở vị trí trung vệ để kỳ vọng sẽ vừa gia cố hàng thủ vốn đã kém và cũng để bù đắp cho điểm yếu nói trên của cặp tiền vệ trung tâm (gần giống như vai trò Đình Trọng đã làm trong hiệp hai trận U23 gặp HQ). Nhưng qua bao lần tìm kiếm đều thất bại, cầu thủ mua về không đảm đương được vai trò. Dẫn tới hầu hết các trận đấu mỗi khi bị đối phương tấn công đội hình đã rối ngay từ xa, VT và CP rất mất sức đeo bám từ bên kia sân về phía sân nhà chỉ để làm cái việc mà lẽ ra chỉ cần một nhân sự tốt ở sân nhà gánh vác.
3. Chính từ cái sự rối ren của cặp tiền vệ trung tâm, mà kéo theo hàng thủ đã yếu phải làm việc càng vất vả và lĩnh vô số bàn thua rất ngớ ngẩn.
Thua nhiều nên phải lấy công bù thủ, dẫn tới phải trông chờ vào nhóm tiền đạo kỳ cựu và không còn cơ hội cho các tiền đạo khác được vào sân tôi luyện. HAGL còn một vài tiền đạo khác cũng có vẻ có tiềm năng nhưng với tình hình đội 1 thế này, chưa chắc đã có cơ hội ra sân.
Cứ loanh quanh CP-VT mà không có thêm những gương mặt khác, các đối thủ dễ bắt bài.
4. Lại từ HAGL nhìn ra U23 (và xa hơn là ĐTQG).
Một vài năm qua, tuyển trẻ của ta luôn mặc định vị trí của XT (khập khiễng nhưng tạm ví như Argentina mặc định vị trí của Messi). Nếu không may vị trí này có sự cố như chấn thương hay xuống phong độ (như hiện nay) thì hệ quả sẽ như chúng ta đang thấy.
Em không dựa vào phong độ yếu kém của XT ở giả này mà thay đổi những đánh giá về cậu ta, trong suy nghĩ của em XT vẫn là một cầu thủ tài năng thuộc dạng ít thấy của bóng đá trẻ VN. Nhưng nếu ở từng thời điểm mà XT không đạt yêu cầu thì nên mạnh dạn sử dụng phương án khác.
Ở AFF Cup và Asian Cup tới đây, khi lập ĐTGQ chắc hẳn ông Park sẽ có nhiều phương án lựa chọn cặp tiền vệ trung tâm hơn thì nên mạnh dạn nghĩ tới các phương án táo bạo khác, bao gồm cả việc thay đổi cách sử dụng XT.
5. Cho dù XT hay bất cứ cầu thủ khác không đạt phong độ và thi đấu không thăng hoa như ở giải trước thì cũng nên nhìn nhận thẳng thắn rằng đây vẫn là lứa tốt nhất mà ta có được từ hàng chục năm qua, cũng không thể đếm đầu người mà kể công riêng Hà Nội hay đếm bàn thắng mà tung hô chỉ HAGL. Có những người sẽ cho rằng nếu XT không ra sân ở trận vừa qua thì biết đâu giờ ta đã có suất đá chung kết, cũng có những người khác lại nói nếu CP,VT không ghi hai bàn ấy thì giờ ta cũng chỉ ngang Malai, Indo... những cái "nếu" này đều có lý của nó, nhưng không nên thổi cho những cái "nếu" này to ra mà làm mất đi giá trị củâ cả một tập thể.