[Funland] Điểm chuẩn đại học 30,5 ; 30,34

Bonjovi

Xe hơi
Biển số
OF-294171
Ngày cấp bằng
28/9/13
Số km
182
Động cơ
303,728 Mã lực
em thấy các cụ phàn nàn nhiều về việc này nhưng phàn nàn chưa đúng vấn đề.

cái ai cũng thấy đó là điểm số không phân loại được thí sinh. việc này đương nhiên ảnh hưởng tới thí sinh, nhưng rõ ràng là nó cũng ảnh hưởng tới các trường đại học. thế mà chỉ có thí sinh và người nhà thí sinh phàn nàn là chính, còn các trường có thấy mấy ai phàn nàn gì đâu. có nghĩa là có rất nhiều trường (có lẽ là đa số ?) hoàn toàn chấp nhận một phương án tuyển sinh mà không hề có sự phân loại thí sinh. tại sao lại như thế ? em thấy đây là một vấn đề còn lớn hơn cả việc cải tiến phương án thi cử như thế nào.

vậy thì tại sao các trường lại chấp nhận tuyển sinh không cần phân loại ? đó là bởi vì họ cũng chẳng cần quan tâm tới chất lượng thí sinh. và đó là bởi vì chất lượng đào tạo của trường hoàn toàn không bị đánh giá. các trường công thì họ không quan tâm là rõ ràng vì nó không ảnh hưởng tới túi tiền của họ. các trường tư rất mong muốn có một cơ chế đánh giá chất lượng để cạnh tranh, nhưng tại sao lại không có cơ chế đánh giá chất lượng đào tạo ?

về cơ bản, sản phẩm của trường là người lao động. do đó cái đánh giá chất lượng đào tạo tốt nhất đó chính là thị trường lao động. tại sao người tuyển dụng lao động mà lại không quan tâm chất lượng của người lao động ? với các công ty tư nhân, họ rất quan tâm tới tuyển dụng. họ bỏ nhiều tiền để mua cv, bỏ nhiều thời gian (thì cũng là tiền) để lọc cv, bỏ nhiều công sức cho việc phỏng vấn chứ không chỉ tin vào kết quả đào tạo của các trường đại học. nhưng vẫn còn rất nhiều người có thể kiếm được việc chỉ nhờ tấm bằng. tất nhiên họ phải có thêm quan hệ, tiền nong và nhiều thứ nữa. những công ty nhà nước, đơn vị hành chính nhà nước chính là nơi họ nhắm tới.

nói cách khác, nếu muốn có một kỳ thi đại học tốt hơn, có lẽ việc đầu tiên cần làm lại không phải là sửa cái đề đó, mà lại là:
- giảm biên chế nhà nước tới mức tối đa
- chuyển các công ty nhà nước thành hạch toán độc lập
- chuyển các trường đại học công thành hạch toán độc lập

khi đó thị trường lao động sẽ công bằng và sạch hơn. các công ty, đơn vị phải cạnh tranh với nhau để có được nhân lực tốt. các trường đại học phải nâng cao chất lượng đào tạo để cạnh tranh với nhau, và họ vì thế cũng sẽ đòi hỏi một cơ chế tuyển sinh cạnh tranh hơn để có thể có lợi thế trong việc đào tạo. lúc đó chúng ta sẽ có lời giải về việc nên tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học như thế nào.
Em nhất trí với ý kiến của cụ.
3 cái nhà nước lên làm mạnh mà cụ nhắc ở trên (- giảm biên chế nhà nước tới mức tối đa - chuyển các công ty nhà nước thành hạch toán độc lập - chuyển các trường đại học công thành hạch toán độc lập)
Tuy nhiên những cái này đã nói cách đây hơn 20 năm rồi, cái chính là đội quan chức việt nam có muốn làm nhanh hay không thôi :D . Chứ cứ để như hiện nay, dân kêu vớ vẩn thì họ chỉ đá gà đá vịt, cải tiến ba lăng nhăng.
 

Chè Minh Cường

Xe hơi
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-486994
Ngày cấp bằng
6/2/17
Số km
177
Động cơ
194,624 Mã lực
Nơi ở
https://trahoasen.vn/
Website
traminhcuong.com
Thi 20.000 chọn 2.000, ngày xưa đỗ xong em toàn chém: tôi phải đấu loại với ..18.000 đứa khác để vào đấy. Thế mới oai kaka
hahaha. Ừa xưa đỗ đại học cứ như sắp ra làm quan ấy. Khao cả họ haha
 

thanhtran72

Xe tải
Biển số
OF-390537
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
459
Động cơ
238,244 Mã lực
Về các trường ĐH thì bây giờ nhiều trường tự chủ rồi. Các trường này chỉ được nhà nước hỗ trợ 1 phần kinh phí xây dựng. Còn lại các kinh phí lương thưởng, chi tiêu thường xuyên là phải tự. Do đó nhiều trường bây giờ bắt đầu khó khăn.

Về việc lựa chọn NV hiện nay theo kiểu lọt sàng xuống nia. HS toàn đặt Nv các trường cao trên, các trường thấp dưới, và lại theo độ hot của các ngành. Do đó, mặc định SV giỏi là vào các trường như BK, Ngoại thương, Y, KTQD,....

Cách này mấy năm đầu làm cho các trường dưới thiệt thòi vì mặc dù có chính sách học bổng cũng không thu hút được HS giỏi. Tuy nhiên 2 năm gần đây, việc tổ chức thi chung lại làm cho các trường tốp giữa rất khoái, tại vì họ vẫn có các HS điểm cao (tầm 25-28đ). Mà cc biết đấy, 1 em 27đ với 1 em 28đ chưa biết em nào đã giỏi hơn em nào, để đạt sự hoàn hảo cần 1 chút may mắn nữa. Ngoài ra mặt bằng điểm các trường luôn tăng cũng làm cho các trường làm đẹp thêm báo cáo (mặc dù chất lượng đầu vào chưa chắc đã tăng). Chính vì vậy mà các trường đều không ai kêu ca gì hết.

Người mà bị ảo tưởng là các em HS và gia đình. Các e và gia đình nghĩ mình giỏi lắm. Nhưng vào ĐH sẽ bị sốc, nhiều em bị điểm kém, phải thi lại học lại. Nhiều em phải nghỉ học. Mấy năm trước trong SG có trường cho nghỉ vài trăm em 1 lúc. Nhiều em đặt nguyện vọng theo mức độ hot, nhưng sau khi học mới thấy không yêu thích ngành học. ..



em thấy các cụ phàn nàn nhiều về việc này nhưng phàn nàn chưa đúng vấn đề.

cái ai cũng thấy đó là điểm số không phân loại được thí sinh. việc này đương nhiên ảnh hưởng tới thí sinh, nhưng rõ ràng là nó cũng ảnh hưởng tới các trường đại học. thế mà chỉ có thí sinh và người nhà thí sinh phàn nàn là chính, còn các trường có thấy mấy ai phàn nàn gì đâu. có nghĩa là có rất nhiều trường (có lẽ là đa số ?) hoàn toàn chấp nhận một phương án tuyển sinh mà không hề có sự phân loại thí sinh. tại sao lại như thế ? em thấy đây là một vấn đề còn lớn hơn cả việc cải tiến phương án thi cử như thế nào.

vậy thì tại sao các trường lại chấp nhận tuyển sinh không cần phân loại ? đó là bởi vì họ cũng chẳng cần quan tâm tới chất lượng thí sinh. và đó là bởi vì chất lượng đào tạo của trường hoàn toàn không bị đánh giá. các trường công thì họ không quan tâm là rõ ràng vì nó không ảnh hưởng tới túi tiền của họ. các trường tư rất mong muốn có một cơ chế đánh giá chất lượng để cạnh tranh, nhưng tại sao lại không có cơ chế đánh giá chất lượng đào tạo ?

về cơ bản, sản phẩm của trường là người lao động. do đó cái đánh giá chất lượng đào tạo tốt nhất đó chính là thị trường lao động. tại sao người tuyển dụng lao động mà lại không quan tâm chất lượng của người lao động ? với các công ty tư nhân, họ rất quan tâm tới tuyển dụng. họ bỏ nhiều tiền để mua cv, bỏ nhiều thời gian (thì cũng là tiền) để lọc cv, bỏ nhiều công sức cho việc phỏng vấn chứ không chỉ tin vào kết quả đào tạo của các trường đại học. nhưng vẫn còn rất nhiều người có thể kiếm được việc chỉ nhờ tấm bằng. tất nhiên họ phải có thêm quan hệ, tiền nong và nhiều thứ nữa. những công ty nhà nước, đơn vị hành chính nhà nước chính là nơi họ nhắm tới.

nói cách khác, nếu muốn có một kỳ thi đại học tốt hơn, có lẽ việc đầu tiên cần làm lại không phải là sửa cái đề đó, mà lại là:
- giảm biên chế nhà nước tới mức tối đa
- chuyển các công ty nhà nước thành hạch toán độc lập
- chuyển các trường đại học công thành hạch toán độc lập

khi đó thị trường lao động sẽ công bằng và sạch hơn. các công ty, đơn vị phải cạnh tranh với nhau để có được nhân lực tốt. các trường đại học phải nâng cao chất lượng đào tạo để cạnh tranh với nhau, và họ vì thế cũng sẽ đòi hỏi một cơ chế tuyển sinh cạnh tranh hơn để có thể có lợi thế trong việc đào tạo. lúc đó chúng ta sẽ có lời giải về việc nên tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học như thế nào.
 

Lavender168

Xe buýt
Biển số
OF-721331
Ngày cấp bằng
21/3/20
Số km
888
Động cơ
86,553 Mã lực
Em thấy:
1. Bộ dục nên xét tốt nghiệp PTTH, Đại học tổ chức thi theo nhóm trường, ví dụ nhóm trường Y tổ chức thi 01 đề tại các trường y, các cháu có thể lấy kết quả này để đăng ký nguyện vọng của các trường Y. Tương tự nhóm trường Kinh tế cũng thế.
2. Bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên mà thay vào đó bằng chính sách ưu tiên hỗ trợ tiền học phí, tiền sinh hoạt hàng tháng cho những đối tượng được ưu tiên. Vì cháu được 27 điểm (không công ưu tiên) so với cháu được 28 điểm (được cộng 2,75 điểm ưu tiên) thì cháu được 28 điểm ngu hơn cháu được 27 điểm rất nhiều, vì để đạt được điểm từ 8 trở lên là những cháu này phải giải được các câu hỏi cực khoai mà cháu được 8 điểm trở xuống không đủ trình độ để giải.
3. Không nên tổ chức thi ở tỉnh, vì thực tế nếu cho các cháu học ở huyện em mà về HN để thi tốt nghiệp PTTH thì em nghĩ kết quả trượt tốt nghiệp phải trên 90%. Ở trên có nhiệu cụ đề cập đến việc những cháu được 27 điểm trở nên (thi ở tỉnh lẻ) nếu bây giờ vẫn phát đề đó cho các cháu làm lại, chắc chắn tụt mất khoảng 10 điểm, điểu này hoàn toàn có thể xay ra.
Cụ nói đúng ý em luôn. Từ mấy năm trước. Nhưng ý như này những người làm chính sách kg thể kg nghĩ đến. Mà vẫn duy trì kiểu hiện tại bao năm nay. Hẳn có lý do của họ. Kg phải của nd.
Em nhớ kg nhầm mấy năm trc có cháu trai HN thiếu chút xíu điểm vào YHN vì vẫn mong muốn làm nghề nên theo học y Thái Nguyên, trên đg lên trg vì tai nạn xe máy.
Đứa em họ em học giỏi xuất sắc mặt mũi hiền hậu chỉ ước ao làm bs nha khoa thi năm thứ nhất trượt. Điểm cao nhé năm thứ hai vẫn thiếu 1/4d.
Con bé ngậm ngùi quên đi ước mơ bs nha khoa để bước chân vào ĐHXD. Ngày đó chưa mấy ai nghĩ đến phương án du học.. tội nghiệp.
 

Xeomchocon

Xe tăng
Biển số
OF-495973
Ngày cấp bằng
9/3/17
Số km
1,224
Động cơ
194,413 Mã lực
Rất tán thành cụ ở dòng này, các cháu điểm 25-30 thậm chí thấp hơn rất khó trượt đại học nếu đặt NV đúng và chấp nhận học ở trường thấp hơn, đi xa hơn, không thể đổ lỗi cho kỳ thi của bộ.
Ví dụ con mình, cháu học làng nhàng, được cái chăm chỉ. Trong đầu mình nghĩ cháu chỉ được từ 18-20 nếu đề khó, và may mắn năm nay đề dễ nên cháu đạt gần 25 điểm. Nhưng mình không mừng vì nhìn phổ điểm, mình biết con mình đang ở chỗ nào và vừa tầm với trường nào.
CÁc cháu khi đặt NV đầu tiên chọn ngành (cái này mình thấm thía khi chọn NV cho cậu đầu, năm đó đạt điểm khá cao nhưng chọn NV ẩu quá, giờ học xong kêu chán ngành, hic), rồi chọn trường. Đừng quá cứng nhắc khăng khăng là tôi 27 điểm, phải học BK hay Công nghệ mà phải nghĩ, tôi 27 điểm và nhiều bạn 27 điểm, nếu đặt không khéo, trượt hết sẽ phí 27 điểm.
Mình ví dụ một bạn đạt 27 điểm, muốn học Công nghệ thông tin, rất muốn vào BK, nhìn qua thì mức điểm này bạn không đạt vào BK nhưng vẫn cứ đặt vì biết đâu đấy, chỉ cần 10 NV thôi là bạn đã đỗ:
- Đầu tiên bạn liệt kê các ngành học CNTT ở BK, sau đó đến ĐHCN-ĐHQG, HVBCVT, ĐH Công nghiệp, Giao thông, Thủy lơi
- Tham chiếu điểm chuẩn năm ngoái để ra một list, xếp theo thứ tự điểm chuẩn năm ngoái từ cao tới thấp
- Nhìn phổ điểm áng chừng điểm 27 của mình chỉ tương đương 26-26.5 năm ngoái, vậy chú trọng vào các ngành/trường năm ngoái có điểm chuẩn ở khoảng ấy. Chọn các NV đó làm tiêu điểm- minh gọi là NV chốt
- Sau đó đặt trên NV chốt đó 3-4 NV có điểm chuẩn cao hơn
- Đặt dưới NV chốt đó 4-5-6 NV thấp hơn, cố gắng NV cuối cùng thấp hơn NV chốt tầm 5-6 điểm hoặc hơn
- Như vậy, một mạng lưới nhiều tầng được thiết lập, chắc các cháu khó có thể trượt
Các ngành khác cũng tương tự, thậm chí nhiều cháu ở HN nhưng phải vào SÀI GÒN học trường Y Phạm Ngọc Thạch hoặc lên Thái Nguyên học Y Dược Thái Nguyên..Ngay HN cũng còn rất nhiều trường điểm chuẩn 16-20-24!
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
10,381
Động cơ
472,783 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Năm 98 3 thằng em vác học bạ xét tuyển vào Đ.h mở lật học bạ ra 3 thằng bị đuổi về. Can tội toán,lý,hóa đều 8 trở lên. Đi về học bạ giả x-(
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
em thấy cụ hơi ...buồn cười khi nói "các trường có phàn nàn gì đâu". điểm thi cao thì tuyển sinh cao, điểm thi thấp thì hạ điểm.
ở khía cạnh khác, các trường giờ cũng cạnh tranh nhau để tuyển sinh ở góc độ làm kinh tế chứ ko phải là vấn đề chất lượng đào tạo. điểm cao quá thì họ hạ thấp xuống để tuyển được nhiều thì phàn nàn ở chỗ nào ????.
trong lập luận của cụ, các trường công ko quan tâm đến chất lượng đào tạo, điều này khá đúng, và như thế càng ko có lý do để họ phàn nàn về điểm cao hay thấp, nó chỉ là cái mốc để tuyển sinh được đúng chỉ tiêu mà họ được giao/nhận
các trường dù nâng điểm hay hạ điểm, nhưng nếu điểm thi không có khả năng phân loại thí sinh thì sẽ có nguy cơ là dù nâng điểm vẫn tuyển phải thí sinh chất lượng kém. vậy mà họ lại không hề phàn nàn về điều này -> đây là một vấn đề

các trường làm kinh tế nhưng lại không quan tâm đến chất lượng đào tạo, điều này chứng tỏ là hiệu quả kinh tế của trường đại học, nơi mà công việc chính của họ là giảng dạy, lại không phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm họ làm ra -> đây lại là một vấn đề nữa

hai vấn đề trên cần phải được giải quyết, có lẽ còn quan trọng hơn cả việc nên ra đề thi đại học như thế nào.
 

Ronin2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434243
Ngày cấp bằng
3/7/16
Số km
1,359
Động cơ
227,779 Mã lực
các trường dù nâng điểm hay hạ điểm, nhưng nếu điểm thi không có khả năng phân loại thí sinh thì sẽ có nguy cơ là dù nâng điểm vẫn tuyển phải thí sinh chất lượng kém. vậy mà họ lại không hề phàn nàn về điều này -> đây là một vấn đề

các trường làm kinh tế nhưng lại không quan tâm đến chất lượng đào tạo, điều này chứng tỏ là hiệu quả kinh tế của trường đại học, nơi mà công việc chính của họ là giảng dạy, lại không phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm họ làm ra -> đây lại là một vấn đề nữa

hai vấn đề trên cần phải được giải quyết, có lẽ còn quan trọng hơn cả việc nên ra đề thi đại học như thế nào.
Đây là điều đáng lo ngại. Các trường đh hiện nay hầu như k có thống kê chất lượng sv sau khi tốt nghiệp. Tỉ lệ có vc làm, tỉ lệ thành đạt của các kĩ sư, cử nhân ...
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,804
Động cơ
430,919 Mã lực
các trường dù nâng điểm hay hạ điểm, nhưng nếu điểm thi không có khả năng phân loại thí sinh thì sẽ có nguy cơ là dù nâng điểm vẫn tuyển phải thí sinh chất lượng kém. vậy mà họ lại không hề phàn nàn về điều này -> đây là một vấn đề

các trường làm kinh tế nhưng lại không quan tâm đến chất lượng đào tạo, điều này chứng tỏ là hiệu quả kinh tế của trường đại học, nơi mà công việc chính của họ là giảng dạy, lại không phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm họ làm ra -> đây lại là một vấn đề nữa

hai vấn đề trên cần phải được giải quyết, có lẽ còn quan trọng hơn cả việc nên ra đề thi đại học như thế nào.
cụ nói chuẩn như sách giáo khoa, nhưng lại thiếu thực tế
vấn đề 1: bộ là nơi ra đề, hay là cái thước đo, ông bộ cho cái gì thì trường dùng cái đó; hơi đâu mà thắc mắc cho mệt, bộ cũng là nơi CAO NHẤT phải chịu trách nhiệm về chất lượng tuyển sinh chứ đâu phải chỉ có mình trường thôi. cãi nhau hay ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước khác gì là cãi nhau với cái cối xay gió.
vấn đề 2: chất lượng được thị trường đánh giá/người dùng/người tuyển dụng đánh giá. khi mà môi trường tuyển dụng ko có sự công bằng, chạy chọt và quan hệ, thì việc đảm bảo chất lượng của trường cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều cả. Các trường chủ yếu giờ lo cho mục tiêu ngắn hạn (tuyển sinh được càng nhiều càng tốt - thu nhiều, kinh tế ổn hơn); chứ cái việc lo dài hạn (chất lượng tốt dẫn đến tuyển sinh được nhiều ) nó xa xỉ lắm
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
673
Động cơ
91,370 Mã lực
Tuổi
64
cụ nói chuẩn như sách giáo khoa, nhưng lại thiếu thực tế
vấn đề 1: bộ là nơi ra đề, hay là cái thước đo, ông bộ cho cái gì thì trường dùng cái đó; hơi đâu mà thắc mắc cho mệt, bộ cũng là nơi CAO NHẤT phải chịu trách nhiệm về chất lượng tuyển sinh chứ đâu phải chỉ có mình trường thôi. cãi nhau hay ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước khác gì là cãi nhau với cái cối xay gió.
vấn đề 2: chất lượng được thị trường đánh giá/người dùng/người tuyển dụng đánh giá. khi mà môi trường tuyển dụng ko có sự công bằng, chạy chọt và quan hệ, thì việc đảm bảo chất lượng của trường cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều cả. Các trường chủ yếu giờ lo cho mục tiêu ngắn hạn (tuyển sinh được càng nhiều càng tốt - thu nhiều, kinh tế ổn hơn); chứ cái việc lo dài hạn (chất lượng tốt dẫn đến tuyển sinh được nhiều ) nó xa xỉ lắm
ông Bộ mà lại là nơi cao nhất chịu trách nhiệm về chất lượng tuyển sinh thì coi như việc tuyển sinh đi tong rồi. thứ nhất là cụ mang trách nhiệm gán cho tập thể thì cụ failed là chắc rồi, vì cuối cùng chẳng cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cả. cụ thấy bao nhiêu năm nay thi cử như vậy mà có ông BT nào phải chịu trách nhiệm, bị kỷ luật hay mất ghế vì nó đâu. thứ hai là mà kể cả mất ghế thì cũng chưa đủ để gánh cái hậu quả do ổng gây ra cho hàng triệu thí sinh.

em biết cãi nhau với cối xay gió chả để làm gì, nhưng ít ra chúng ta phải biết là cái cối xay gió đang sai. có thể chúng ta chẳng thay đổi được gì nhưng không lẽ vì thế mà mù quáng cho rằng mọi thứ đang đúng ?

vấn đề 2 không hiểu cụ viết ra làm gì khi mà em và cụ nhận định giống hệt nhau.
 

thanhtran72

Xe tải
Biển số
OF-390537
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
459
Động cơ
238,244 Mã lực
Cụ nhận xét khá đúng. Điểm thi không có khả năng phân loại thí sinh nhưng cũng không phải là vấn đề đối với nhà trường. Trừ 1 số trường cần HS có năng lực để học như các ngành kỹ thuật, Y dược,... thì các ngành như CA, AN, quản trị, kinh tế, công đoàn..... điểm cao hay thấp mấy môn tuyển sinh vào đều như nhau. Ngay cả các ngành cần HS có năng lực thì 1 số ngành như Y bây giờ nhiều trường cũng chỉ dạy như cưỡi ngựa xem hoa, SV nào chịu khó sẽ phải tự học, còn SV nào lười thì cực kỳ thiếu căn bản. Ở nhiều tuyến dưới bây giờ bs rất kém. Còn đối với 1 số ngành kỹ thuật thì SV học ra cũng chẳng làm sâu về kỹ thuật vì ở VN bây giờ có ít nhu cầu, chủ yếu là đi làm quản lý kỹ thuật hoặc ứng dụng kỹ thuật hoặc sale.

Ngoài ra cách học của HS ở Phổ thông khác xa ở ĐH, do đó nếu điểm cao ở phổ thông vào ĐH chưa chắc đã giỏi. HS hiện nay đa phần chỉ biết học, giải bài tập và thi. Còn ĐH cần SV khả năng tự tìm tòi, tự học,... nên nếu em nào chỉ cần có căn bản loại khá và ý thức tự học tốt thì sẽ khá hơn nhiều 1 em chỉ biết làm bài và giải bài, không biết tự tìm tòi nghiên cứu.

Còn vấn đề 2 như 1 cụ đã nói

vấn đề 2: chất lượng được thị trường đánh giá/người dùng/người tuyển dụng đánh giá. khi mà môi trường tuyển dụng ko có sự công bằng, chạy chọt và quan hệ, thì việc đảm bảo chất lượng của trường cũng chẳng có ý nghĩa gì nhiều cả.
Cái vấn đề này là của XH, nhà trường không quyết định được. Chỉ khi nào XH đánh giá con người qua kiến thức và khả năng làm việc thì khi đó HS, SV mới đánh giá trường qua chất lượng giảng dạy. Khi đó trường mới quan tâm đến chất lượng.
Với nhu cầu học ĐH hiện nay thì các trường tốp trên và giữa kiểu gì cũng tuyển được SV, còn các trường top dưới thì chật vật. Có thể do đó, họ cũng chẳng cần quan tâm đến chất lượng làm gì. Còn các trường tốp dưới có đào tạo tốt HS cũng chẳng quan tâm. Có thể thấy rằng nhiều trường có truyền thống lâu năm như XD, Mở Địa chất, Thủy Lợi, Nông Nghiệp,.... có nhiều ngành lâu đời với lực lượng GV nhiều kinh nghiệp nhưng điểm đầu vào rất thấp.

Hiện nay nhiều trường còn có trò bỏ tiền cho các công trình KH để nâng hạng. Cho nên mới có sự ngược đời là có trường ở ĐN xếp hạng khoảng 400-500 nhưng HS cũng chẳng thèm vào. Các em đó thích vào ĐH Đà Nẵng hay vào SG học.


các trường dù nâng điểm hay hạ điểm, nhưng nếu điểm thi không có khả năng phân loại thí sinh thì sẽ có nguy cơ là dù nâng điểm vẫn tuyển phải thí sinh chất lượng kém. vậy mà họ lại không hề phàn nàn về điều này -> đây là một vấn đề

các trường làm kinh tế nhưng lại không quan tâm đến chất lượng đào tạo, điều này chứng tỏ là hiệu quả kinh tế của trường đại học, nơi mà công việc chính của họ là giảng dạy, lại không phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm họ làm ra -> đây lại là một vấn đề nữa

hai vấn đề trên cần phải được giải quyết, có lẽ còn quan trọng hơn cả việc nên ra đề thi đại học như thế nào.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,804
Động cơ
430,919 Mã lực
ông Bộ mà lại là nơi cao nhất chịu trách nhiệm về chất lượng tuyển sinh thì coi như việc tuyển sinh đi tong rồi. thứ nhất là cụ mang trách nhiệm gán cho tập thể thì cụ failed là chắc rồi, vì cuối cùng chẳng cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cả. cụ thấy bao nhiêu năm nay thi cử như vậy mà có ông BT nào phải chịu trách nhiệm, bị kỷ luật hay mất ghế vì nó đâu. thứ hai là mà kể cả mất ghế thì cũng chưa đủ để gánh cái hậu quả do ổng gây ra cho hàng triệu thí sinh.

em biết cãi nhau với cối xay gió chả để làm gì, nhưng ít ra chúng ta phải biết là cái cối xay gió đang sai. có thể chúng ta chẳng thay đổi được gì nhưng không lẽ vì thế mà mù quáng cho rằng mọi thứ đang đúng ?

vấn đề 2 không hiểu cụ viết ra làm gì khi mà em và cụ nhận định giống hệt nhau.
cụ ơi, cụ tỉnh lại giúp em với ạ. 100% cơ quan công quyền là trách nhiệm tập thể cụ ạ; chứ em có gán đâu mà tự nó thế
giờ các trường đh tích cực ts theo hồ sơ, cái này các trường danh tiếng trên thế giới áp dụng. nhưng áp vào VN sẽ tạo ra ối hệ lụy
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top