[Funland] Dịch giả Dương Tường qua đời

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,104
Động cơ
316,053 Mã lực


Dương gian chín chục năm có lẻ.​
Tường tri năm chục sách còn hơn.​
Giữa xuân lìa thế không vội vã.​
Sự nghiệp xem ra cũng đủ đầy.​

Dương gian thấm thoát qua chín chục.
Dịch giả năm mươi quyển còn thêm.

Dịch giả Dương Tường qua đời

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường - người từng chuyển ngữ tiểu thuyết "Lolita" của Vladimir Nabokov - qua đời lúc 20h08 ngày 24/2, thọ 91 tuổi.

Bà Nguyễn Thị Trinh - vợ nhà thơ Dương Tường - cho biết ông mất ở ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trước đó, ông yếu sức, mắc nhiều bệnh như zona, khớp. Năm 2020, ông từng trải qua ca mổ do rạn xương.

Dịch giả Dương Tường trong buổi tọa đàm Người lãng du trở về nguồn, tổ chức nhân dịp phát hành cuốn Kiều in Dương Tườngs version ở Hà Nội, năm 2020. Ảnh: Gia Hà

Dịch giả Dương Tường trong buổi tọa đàm "Người lãng du trở về nguồn", tổ chức dịp phát hành cuốn "Kiều in Dương Tường's version" ở Hà Nội, năm 2020. Ảnh: Gia Hà

Ông sinh năm 1932 ở Nam Định, từng làm phóng viên tại Thông tấn xã Việt Nam, biên dịch viên tại Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của Đế quốc Mỹ ở Việt Nam và về hưu từ năm 1979. Với niềm say mê ngôn ngữ, ông tự học tiếng Pháp, tiếng Anh.

Gia tài dịch thuật của ông gồm hơn 50 tác phẩm của nhiều nền văn học lớn như Anh, Mỹ, Nga, Đức, Nhật Bản. Trong đó, nhiều bản dịch của ông chinh phục nhiều thế hệ độc giả như: Lolita, Cuốn theo chiều gió, Cội rễ, Đồi gió hú, Bức thư của người đàn bà không quen, Kafka bên bờ biển, Con đường xứ Flandres, hay Đi tìm thời gian đã mất.

Về những phản ứng chưa hài lòng của một số độc giả với công việc dịch thuật của ông, nhất là bản dịch Lolita, Dương Tường từng cho biết những gì cần làm ông đã làm rồi. Ông quan niệm "một bản dịch lý tưởng phải là một tác phẩm, trong đó dịch giả là đồng tác giả".

Dương Tường nói ông "ăn nằm với con chữ suốt 60 năm cuộc đời". Năm 2020, ở tuổi 88, ông hoàn thành bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh, coi đó là "đỉnh núi Everest" cần chỉnh phục cuối cùng. Dịch giả làm việc bằng một chiếc máy tính nối với màn hình cỡ lớn. "Nhiều lần, tôi định bỏ cuộc vì không thể nhìn nổi gì. Những lúc như vậy, tôi nhắm nghiền mắt rồi trấn an, tự động viên bản thân. Một lát sau, tôi mở mắt ra và lại nhìn được nét chữ. Đó là một trải nghiệm kỳ diệu", dịch giả nói. Dương Tường ví hai năm dịch sách như cuộc phiêu lưu cuối đời ông.

Ngoài dịch thuật, Dương Tường phê bình văn học, mỹ thuật, làm thơ. Ông từng thể nghiệm thể loại mà ông gọi là "thơ ngoài lời", với cách biểu đạt, hình thức mới.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Chúc cụ yên giấc. Chả đủ trình độ để đánh giá, nhưng em từng dịch 1 quyển truyện nhỏ cho thiếu nhi. Cái cảm giác lăn lộn với con chữ như 1 sự tra tấn tinh thần khủng khiếp. Giờ cho tiền em cũng chịu.
 

Duc_Quang

Xe buýt
Biển số
OF-386351
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
958
Động cơ
236,668 Mã lực
Tuổi
25
Chúc cụ yên giấc, cụ là một tượng đài với những người có dính dáng tới nghề dịch như chúng tôi.
 

Mưa!

Xe điện
Biển số
OF-319947
Ngày cấp bằng
16/5/14
Số km
2,597
Động cơ
279,897 Mã lực
Tạm biệt 24 phím cầm chiều của tôi ☺


24 phím cầm chiều
24 nhành sương mím
24 tiếng ve sầu đại lộ tháng tư

Gửi lại em
cầu thang 24 bậc
tờ thư 24 gác mưa
làn menuetto 24 âm xưa
Gửi lại em
mùi hoa sữa 24 miền hoài niệm
ga khuya 24 lần đưa đón
bài huê tình 24 lối sân sau
Gửi lại em
doi sông 24 nhịp cầu
tình khúc bãi ngô 24
sương giăng 24 nẻo đi về
Nhâm nhâm 24 hàng đèn
mênh mênh 24 ngã tư mắt
Gửi lại em
chiêm bao 24 chợt hiện tan
cung đàn 24 lần đứt nối
vũng im khuya 24 mạy sao chìm
Gửi lại em
24 phố dài thơm
24 serenade
24 vibratô
24 khung trời tím
24 lối công viên
24 vầng trăng góa
Gửi lại em
gửi lại em tất cả
kể cả con âm đầu trót thụ tinh thơ
Riêng đêm em xòa bóng nốt ruồi
24 quầng
anh giữ.

 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,910
Động cơ
246,776 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Có phải người dịch "Cuốn Theo Chiều Gió" không cc ? Vì em nghe đọc trên FM trước đây có câu : "sau đây mời quý vị và các bạn nghe đọc tiếp tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió" của Marcret Misen. Bản dịch của Dương Tường".
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,346 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dịch giả coi quyển sách mình chuyển ngữ như tác phẩm cũng đúng. Dịch giả Cũng trăn trở từng con chữ để sát nghĩa mà lại dễ đọc. Không đơn giản, dịch giả dù vì cái gì thì em cũng trân trọng những người như vậy. Nhờ họ mà con trẻ, người lớn dễ tiếp cận hơn với văn hoá xã hội thế giới. Cảm ơn tác giả!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,104
Động cơ
316,053 Mã lực
Dịch giả coi quyển sách mình chuyển ngữ như tác phẩm cũng đúng. Dịch giả Cũng trăn trở từng con chữ để sát nghĩa mà lại dễ đọc. Không đơn giản, dịch giả dù vì cái gì thì em cũng trân trọng những người như vậy. Nhờ họ mà con trẻ, người lớn dễ tiếp cận hơn với văn hoá xã hội thế giới. Cảm on tác giả!
Xin thưa,

"Dịch là uyên bác" hay nói cho dễ hiểu: Muốn dịch phải uyên bác!
 

emdeplam

Xe tăng
Biển số
OF-435103
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
1,067
Động cơ
246,764 Mã lực
Tuổi
29
Cụ chưa kịp làm bộ Đi Tìm Thời Gian Đã Mất ... hix.
Còn cái thằng lợn Thiên Lương có sức khỏe, có tài thì lại chuyên đi tìm mấy tác phẩm có rồi ngồi dịch lại bới móc
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,062
Động cơ
1,671,183 Mã lực
Em lên Thư viện Pháp có nhiều cuốn có tên Dương Tường. Khâm phục cụ vì nhiều đóng góp cho văn học, dịch thuật.
 

Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-2657
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
1,977
Động cơ
565,796 Mã lực
Nơi ở
bon bon
Cụ chưa kịp làm bộ Đi Tìm Thời Gian Đã Mất ... hix.
Còn cái thằng lợn Thiên Lương có sức khỏe, có tài thì lại chuyên đi tìm mấy tác phẩm có rồi ngồi dịch lại bới móc
Dịch lại dễ hơn chứ cụ, có cốt sẵn rồi chỉnh sửa da thịt theo ý mình. Nó chả khác gì Cây mẹ với cái cây tầm gửi cả, xong quay ra chê cây này ít dinh dưỡng khen cây kia ngon ngọt hơn!
Ông phê bình văn học có viết nổi tác phẩm nào tử tế quái đâu, nhưng bới sạn thì cực giỏi.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,104
Động cơ
316,053 Mã lực
Chúc cụ yên giấc. Chả đủ trình độ để đánh giá, nhưng em từng dịch 1 quyển truyện nhỏ cho thiếu nhi. Cái cảm giác lăn lộn với con chữ như 1 sự tra tấn tinh thần khủng khiếp. Giờ cho tiền em cũng chịu.
Dịch giả coi quyển sách mình chuyển ngữ như tác phẩm cũng đúng. Dịch giả Cũng trăn trở từng con chữ để sát nghĩa mà lại dễ đọc. Không đơn giản, dịch giả dù vì cái gì thì em cũng trân trọng những người như vậy. Nhờ họ mà con trẻ, người lớn dễ tiếp cận hơn với văn hoá xã hội thế giới. Cảm on tác giả!
Xin thưa,

"Dịch là uyên bác" hay nói cho dễ hiểu: Muốn dịch phải uyên bác!
Ngoài kiến thức về ngôn ngữ trong đó vốn từ, phong phú và tinh tế có một người viết tốt cần phải có kiến thức văn hóa lịch sử khoa học và xã hội chính thức càng nhiều việc dịch thuật càng chuẩn xác.

Vì sao ư?
Để hiểu được một bản văn hay tác phẩm văn học thì ai cùng phải biết rằng, đằng sau một bản văn hay một câu chuyện, bao giờ cũng có một nền văn hóa rất là dài, tồn tại song song với nó, hiểu được bối cảnh văn hóa, hoặc hoàn cảnh địa lý, chính trị của những người sống ở cái thời điểm đó, sẽ giúp cho việc thâm nhập ngôn ngữ dễ dàng hơn và việc chuyển ngữ sẽ không còn là một thách thức. Hơn nữa, ngày nay, do việc phát triển kinh tế, phát triển của khoa học, khiến cho việc hiểu và dịch thuật sẽ tốt hơn xưa nếu biết cách ứng dụng!

Một ví dụ ngay đến bản dịch kinh thánh hiện nay mà cả thế giới đang dùng so với bản chính gốc cũng có vấn đề. Việc "chênh" so với bản gốc đã dẫn đến những sự hiểu lầm trầm trọng khi chú giải!

FYI, riêng về mảng dịch thuật, chú giải Thánh kinh, người Việt Nam đã rất tự hào khi chúng ta có một linh mục là cha Cao Gia An, tuy còn rất trẻ nhưng đã là vị tiến sĩ về Kinh Thánh đầu tiên của Việt Nam hay nó chính xác là Tiến sĩ chú giải Thánh Kinh tại Học viện Biblicum và đề tài (cái khởi nguồn cho) luận án Thánh Kinh của ông chính là ông nhờ đã xới tung bản dịch kinh thánh truyền thống có từ lâu nay (Kinh thánh được dịch từ bản gốc tiếng Do Thái (Hê-bơ-rơ) sang tiếng La Tinh và hệ lụy là những bản dịch các ngôn ngữ khác từ bản la tinh chưa chuẩn xác sang đã dẫn tới hiểu lầm!

Để dịch tốt và "hiểu thông viết thạo" như vậy ông được nắm vững không dưới 10 ngôn ngữ trong đó có những tiếng cổ rất khó học. Tuy nhiên, với tinh thần khiêm tốn ông luôn cho rằng đó (việc nắm vững nhiều ngôn ngữ) là món quà tặng mà Chúa đã ban cho mình.


Xin mời các bác nào quan tâm tới dịch thuật cùng vào tham khảo:

 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,104
Động cơ
316,053 Mã lực
Dịch lại dễ hơn chứ cụ, có cốt sẵn rồi chỉnh sửa da thịt theo ý mình. Nó chả khác gì Cây mẹ với cái cây tầm gửi cả, xong quay ra chê cây này ít dinh dưỡng khen cây kia ngon ngọt hơn!
Ông phê bình văn học có viết nổi tác phẩm nào tử tế quái đâu, nhưng bới sạn thì cực giỏi.

Dịch là sáng tạo, là uyên bác!
Còn dịch lại nếu giỏi coi như "hiệu đính", còn dở hay dốt thì là "Vẽ rắn thêm chân"
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
17,189
Động cơ
1,134,665 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Chúc cụ Dương Tường an nghỉ.
Cụ đã đưa rất nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới tới với độc giả Việt Nam.
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,346 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xin thưa,

"Dịch là uyên bác" hay nói cho dễ hiểu: Muốn dịch phải uyên bác!
Vâng, đồng ý với cụ. Nhưng em nghĩ chỉ dịch thôi thì ở mức chuyển ngữ xảo thủ thôi, còn dịch hay dịch có hồn thì chắc phải chuyển ngữ đại sư mới đủ hai chữ "Uyên bác" được ạ.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,104
Động cơ
316,053 Mã lực
Chúc cụ Dương Tường an nghỉ.
Cụ đã đưa rất nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới tới với độc giả Việt Nam.
Ra đi dương thế còn chưa nghỉ. :D
Ngóng lại thế gian vẫn chửa yên! :P


Công kia sách thế còn ghi nhớ. ^:)^
Nghĩa nọ thân nhân chắc chẳng quên! :x
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,104
Động cơ
316,053 Mã lực
Vâng, đồng ý với cụ. Nhưng em nghĩ chỉ dịch thôi thì ở mức chuyển ngữ xảo thủ thôi, còn dịch hay dịch có hồn thì chắc phải chuyển ngữ đại sư mới đủ hai chữ "Uyên bác" được ạ.

Thế nên mới có đẳng cấp trong dịch thuật và cả phiên dịch!

FYI, có những phiên dịch theo đoàn khi cất tiếng thì người phiên dịch bên đối tác không dám dịch nữa, và lấy cớ .... nhờ dịch ......... luôn hộ! :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top