Hải Dương Địa danh,danh nhân,văn hóa con người Hải Dương

Tôn silic

Xe tăng
Biển số
OF-19303
Ngày cấp bằng
30/7/08
Số km
1,312
Động cơ
515,600 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
nhà em trên phố lớn nhưng sâu trong ngõ nhỏ
em thấy sao mình ko lập thớt giới thiệu những gì quê hương mình có nhỉ.em thấy có rất nhiều địa danh mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử như văn miếu mao điền,côn sơn kiếp bạc,thành cổ hải dương....rồi có những người con đất thành Đông mang lại vẻ vang cho quê hương nữa,những vùng đất truyền thống văn hóa và cách mạng....
chúng ta hãy cùng nhau sưu tầm,giới thiệu cho mọi người hiểu thêm về quê hương mình nhỉ ? mỗi người góp 1 bài sẽ làm cho thớt này thêm phong phú :6::6::6:
 

Tôn silic

Xe tăng
Biển số
OF-19303
Ngày cấp bằng
30/7/08
Số km
1,312
Động cơ
515,600 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
nhà em trên phố lớn nhưng sâu trong ngõ nhỏ
em xin mở màn Hải Dương Thành Đông
- Trước năm 1804 trấn sở Hải Dương đóng ở Mao Điền ( Cẩm Giàng). - Tổng đốc Hải Dương đương nhiệm Trần Công Hiến là người thực thi lệnh di trấn sở từ Mao Diền về làng Hàn và là người tổ chức, điều hành xây dựng thành mới. Có nghĩa là sau một thời gian khá dài, thành Đông mới được rời về trung tâm TP Hải Dương bây giờ. - Thành mới có tên là Hải Dương tỉnh thành hoặc thành Đông. Thành được xây dựng theo kiểu Vô Băng (Vauban) - (Vauban là kĩ sư quân sự và là thống chế quân đội Pháp 1633-1707. Ông là tác giả kiẻu thành phòng ngự rất hiệu quả ở Châu Âu thế kỉ 1-18. ) - Thành được xây dựng trên khu đất cao thuộc địa phận xã Bình Lao, Hàn Giang, Hàn Thượng. Thành Đông buổi đầy đắp bằng đất. Năm Minh Mạng thứ 5( 1824) gia cố bằng đá ong, thành này gọi là thành nội.
- Thành nội có hình lục giác đều, trung tâm ở vào khoảng ngã tư máy xay hiện nay ( Ngã tư Kho Đỏ). Từ trung tâm đến các góc thành dài chừng 500m. Ngoài thành có hào sâu bao quanh. Hào thành nối với sông Kẻ Sặt và qua cống Ba Cửa( Bến Canô ngày nay) nối thẳng với sông Thái Bình. - Thành nội có chu vi 551 trượng( 2204 m2), cao 1 trượng 1 thước 2 tấc ( 4 m 48cm). Thành thông với bên ngoài qua 4 cửa: đông, tây, nam, bắc. - Cửa Đông ở vào khoảng giữa đoạn từ Hồ Văn Hóa đến Bưu Điện, trông ra phố Đông Môn ( nay là phồ Phạm Hồng Thái). Đông môn là cửa phía Đông. - Ngoài có bốn cửa có haò rộng 11 trượng( 44m), sâu 6 thước( 2m4). Từ thành nội ra các cổng thành phải qua một cầu gạch xây vòm cuốn; bắc qua hào. Cầu dài chừng 5m, rộng 3 m. - Cầu phía đông và cầu phía Nam đã bị phá từ cuối thế kỉ 19. - Cầu phía bắc còn di tích trên đường Chi Lăng ( Gần xí nghiệp liên hiệp Dược). - Cầu phía tây còn di tích trên đường từ viện 7 đến khu tập thể phố Tuệ Tĩnh
- Nửa thứ nhất: từ cửa bắc đi vào có một lối đi chính( trùng với đường Chi Lăng ngày nay). Hai bên lối đi chính là nhiều dãy nàh binh, nơi ở của binh lính giữ thành và nhà công sở quản vệ. - Hai bên tả, hữu, sát thành có hai hồ rộng để lấy nước cho binh lính tắm giặt, sinh hoạt hoặc lấy nước phòng cháy, chữa cháy khi cần thiết.

- Đi sâu vào phía trong là 10 dãy nhà kho dài, mỗi bên năm dãy xếp đối xứng nhau qua một lối đi rộng, giữa lối đi có nhà đợi ( thác gia). - Bên trái lối đi có ba kho lương thực và hai kho chứa nước. Bên phải là một kho gỗ, hai kho lương thực, một kho tiền, kho nước liền nhau..

- Bên hữu phía giáp thành có nhà tằm phụ trách việc nuôi tằm dệt lụa trong cả tỉnh. - Bên tả giáp thành có kho củi, khám đường và ngục thất để giam giữ phạm nhân.Ngoài hào thành phía bắc có sở Lương Án xét xử người có tội.

- Nửa thứ 2. Đi lối cửa nam vào, có 3 khu.

- Chính giữa là hai kì đàu có cột cờ cao còn gọi là khu cột cờ. Tới đầu thế kỉ 20 hãy còn xóm cột cờ ( nay là khu tập thể nhà máy Bơm). - Bên phải là dinh Tổng Đốc, cạnh dinh Tổng đốc giáp với tường thành có một kho vũ khí. - Bên trái là sở Bố Chánh, giáp thành là nông xưởng và ao - Qua kì đài vào sâu phía trong là hành cung. Bên phải hành cung là sở lãnh binh. Bên trái là sở Án sát. Lãnh binh trông coi việc quân sự. Án sát ohụ trách việc hình sự.

Qua đây mọi người có thể hình dung buổi đầu Hải Dương tỉnh thành chỉ là một trung tâm quân sự và không có dân cư sinh sống. Sau thời gian xây dựng, ổn định, quan quân trong thành chỉ có chừng ba cơ binh, khoảng trên 1000 người.
Năm Tự Đức thứ 19 ( 1866), Thành Đông được mở rộng, xây thêm ra phía ngoài thành nội. Phía ngoài 4 cổng thành đắp thêm 4 thành phụ gọi là thành Dương Mã hay thành ngoại. - Thành phụ cửa Nam dài 57 trượng, rộng 37 trương, 5 thước - Cửa Bắc dài 66 trượng 5 thượng, rộng 33 trượng 5 thước - Cửa Đông dài 58 trượng 7 thước, rộng 38 trượng 5 thước - Cửa Tây dài 55 trượng 5 thước, rộng 35 trượng 3 thước - Phía ngoài thành Dương Mã có 1 lớp thành đất bao bọc, 4 xung quanh gọi là La thành ( tương tự La thành của thành Long Biên). - Chu vi La thành dài 1539 trượng. Thành cao 3 thước, bờ thành rộng hơn 2 thước. Ngoài La Thành còn có 1 hào rộng 5 thước sâu 4 thước.


-Như vậy nếu lấy thành Đông làm trung tâm thì , trong phạm vi 15 km ta sẽ có tổng thể Hải Dương như sau:

- Ở chính tâm là thành Đông gồm : thành nội, thành ngoai ( thành Dương Mã), và La Thành. Ba mặt bắc, đông, nam có sông lớn bao bọc. Ở hai mặt đông và nam có 6 đồn nhỏ bảo vệ từ xa. Phía đông có hai đồn là đồn Ngọc Uyên và đôn Đông Lân. - Phía nam có 3 đồn là Ngọc Lặc, Ba Soi, Thủy Đồn đều nằm ven sông - Phia đông nam có đồn Phạm Xá

- Phía đông và nam có các đồn thì phía Tây có :

- Tây Bắc : thành Hoàng Miếu, xã Tắc Miếu thờ thần linh, Hội đồng Miêu, Đông Thượng điếm canh giữ đường - Phía Tây cách 15 km có Văn Miếu , Khải Thánh Tử, Thí Trường Nguyễn Bình Khiêm , người trấn Hải Dương đã đậu giải nguyên( đỗ đầu), khoa thi Nhâm Thân 1532 tại đây. - Phía Tây Nam có: Sơn Xuyên là miếu thờ thần.
nguồn : http://yeuhaiduong.vn/
 
Chỉnh sửa cuối:

HwngHD

Xe tăng
Biển số
OF-3528
Ngày cấp bằng
26/2/07
Số km
1,453
Động cơ
569,163 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
TP Hai Duong
Cụ cứ từ từ, Thread này mang tính chất văn hóa, lịch sử sâu sắc, sau này sẽ được stick luôn luôn ở trên nên các cụ ấy cũng phải consider cẩn thận trước khi post. Các bài post sẽ được giữ dài lâu để làm tư liệu giúp các OFers HD hiểu rõ về quê hương HD cũng như các bạn chi hội khác hiểu thêm về lịch sử và con người HD(b)(b)(b)
 

ngocbhhd

Xe điện
Biển số
OF-32984
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
2,352
Động cơ
500,870 Mã lực
Nơi ở
Những nơi có rượu & gái đẹp
Cụ cứ từ từ, Thread này mang tính chất văn hóa, lịch sử sâu sắc, sau này sẽ được stick luôn luôn ở trên nên các cụ ấy cũng phải consider cẩn thận trước khi post. Các bài post sẽ được giữ dài lâu để làm tư liệu giúp các OFers HD hiểu rõ về quê hương HD cũng như các bạn chi hội khác hiểu thêm về lịch sử và con người HD(b)(b)(b)
Cụ HwngHD quả là uyên thâm in English, cụ USE Đông tây Y combine smoothly with the Cúng :)):)):)):)):))
 

Prelude

Xe đạp
Biển số
OF-34314
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
47
Động cơ
475,870 Mã lực
Nơi ở
Nơi mọi phụ nữ thích
TỔNG QUAN KHU DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC

Nguồn: http://www.consonkiepbac.org.vn/News.aspx?CategoryID=125


Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia; thời Trần, thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía bắc giáp huyện Cẩm Lý (tỉnh Bắc Giang), phía nam giáp 2 xã Cộng Hoà và Văn An (huyện Chí Linh), phía đông giáp xã Bắc An và xã Hoàng Hoa Thám (huyện Chí Linh), phía tây giáp huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang).



Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình, kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân, nghìn tướng chầu về…ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời…Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề; Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn - Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng (địa phận 2 xã Cộng Hoà và Văn An) và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang *1. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hoá đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Hoàng với sông núi huyện Chí Linh*2.
Đây là vùng đất lịch sử mãi còn âm vang những chiến công lẫy lừng qua nhiều thời đại, đặc biệt là trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của

Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất nước, cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang…

***

Nếu như khu di tích lịch sử Kiếp Bạc có một di tích trung tâm, lớn nhất, linh thiêng nhất là ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Trần; du khách về chủ yếu là để tưởng niệm nhớ ơn Đại Vương và để sinh hoạt tâm linh, thì ở quần thể di tích lịch sử - văn hoá - danh thắng Côn Sơn, cụm di tích thờ Phật (chùa Hun) và cụm di tích về danh nhân (đền thờ Nguyễn Trãi), đều có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt; du khách tới đây dâng hương niệm Phật, tưởng nhớ Ức Trai và ngoạn cảnh, tiêu dao, nên có nhiều người là trí giả, văn nhân và đông đảo thày giáo, học trò. Xưa nay, người đời tìm đến Côn Sơn là cuộc tìm về với căn nhà vũ trụ, nơi hoà hợp tột cùng của âm dương, sơn thuỷ và trời đất. Để ở đó, con người được hưởng thụ khí trời trong mát, với hương rừng, gió núi và tiếng ca muôn thuở của suối chảy, thông reo; được đắm mình trong hồn thiêng sông núi, trong cổ tích ngàn năm còn rung động trái tim của muôn triệu con người.

Côn Sơn là mảnh đất lịch sử lâu đời. Hơn một ngàn năm trước, Định quốc công Nguyễn Bặc, thượng thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở đây để đánh sứ quân Phạm Phòng Át, giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước vào năm 968. Trong các cuộc chiến tranh giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc, quân dân trong vùng thường lấy rừng núi Côn Sơn làm căn cứ đánh giặc.

Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm và Thanh Mai, Côn Sơn là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền phái mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Đệ nhất tổ - Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ - Pháp Loa tôn giả và đệ tam tổ - Huyền Quang tôn giả đều đã về đây hoằng dương thuyết pháp, phát triển giáo giới, xây dựng chùa Hun thành chốn tổ đình, một Thiền viện lớn từ thời đại nhà Trần.

Côn Sơn là mảnh đất có bề dầy văn hoá hiếm có. Ở đây, văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho giáo và văn hoá Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hoá Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối… Văn hoá Lý - Trần, văn hoá Lê - Nguyễn hiển hiện trước mắt mọi người và ở các tầng văn hoá dưới lòng đất khi khai quật khảo cổ học. Di sản văn hoá phi vật thể quý giá ở Côn Sơn chứa đựng trong sách vở, trong các truyền thuyết còn lưu, trong các nghi thức cúng tế, trong các hoạt động lễ hội vô cùng phong phú. Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hoá đến thăm, cảm hứng và sáng tạo đến như ở Côn Sơn. Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hoá Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách. Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời. Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn - "núi nhà"*3, tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ và nguồn thi hứng dạt dào. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn) v.v. đều đã đến đây tìm lại dấu vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị. Tháng 2-1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt đối với cổ nhân. Người xưa từng đúc kết: "Núi chẳng cần cao có tiên ắt nổi tiếng. Nước chẳng cần sâu có rồng ắt thiêng". Mỗi sự vật, di tích ở Côn Sơn đều lấp lánh ánh sáng của Nguyễn Trãi - Sao Khuê; mỗi địa danh ở Côn Sơn đều in đậm dấu ấn thiêng liêng, áng thi văn, cổ thoại, truyền thuyết ly kỳ và những sự tích bất hủ của những danh nhân kim cổ. Những di tích và tên tuổi các danh nhân, của Trúc Lâm Tam Tổ, đặc biệt là của Nguyễn Trãi, đã nâng tầm vóc Côn Sơn trở thành quốc tự, thành di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, thành "một cõi đi về" trong đời sống tâm hồn của muôn triệu người dân Việt, kể cả những người sống xa Tổ quốc .

Cảnh sắc thiên nhiên và con người tạo dựng đã làm cho Côn Sơn thành một "Đại thắng tích"*4. Ở đây, có núi Kỳ Lân và Ngũ Nhạc, với rừng thông bát ngát, suối chảy rì rầm, nước hồ trong mát; có Bàn Cờ Tiên, Thạch Bàn, Giếng Ngọc; có chùa Hun, am Bạch Vân, đền Nguyễn Trãi, động Thanh Hư, cầu Thấu Ngọc, có Ngũ Nhạc linh từ… Cũng vì Côn Sơn cảnh vật tốt tươi, “sắc ngàn ráng đỏ, rừng gấm cuốn, cỏ lụa giăng”, chùa chiền cổ bích, am pháp thâm nghiêm, u tịch và tao nhã, nước biếc, non xanh, hữu tình và hoà hợp, thành miền thắng cảnh làm say đắm hồn người, là nơi con người có thể gửi gắm ước nguyện tâm linh, thoả chí hướng và rung động tâm hồn. Cho nên, từ bao đời nay, mùa trẩy hội, "trai thanh gái lịch đi lại đông như mắc cửi"*5; bao thi nhân, trí giả tìm về rồi ở đó, nghiền ngẫm và xúc cảm viết nên những trước tác có giá trị sâu sắc, những áng thơ văn tuyệt đẹp. Ở đây, Huyền Quang viết kinh, thuyết pháp, làm thơ; Trần Nguyên Đán nghiên cứu nông lịch và viết "Băng Hồ ngọc hác tập", Nguyễn Phi Khanh viết “Thanh Hư Động ký” và Nguyễn Trãi viết "Côn Sơn ca" cùng nhiều bài thơ xứng là kiệt tác.

Những năm gần đây, nhân dân Hải Dương, được sự đồng lòng của đồng bảo cả nước, đã tu bổ hàng loạt di tích, đồng thời xây dựng mới nhiều công trình văn hóa lớn như đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán, đường lên Ngũ Nhạc v.v. làm cho Côn Sơn càng giàu thêm giá trị văn hóa, cảnh sắc càng thêm tráng lệ, tôn nghiêm và ngoạn mục, hấp dẫn nhiều du khách bốn phương.

*****

Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vươn, hổ phục", có "tứ đức, tứ linh". Thế sông núi hiểm mà hài hoà, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã. Tại đây, hội nước 4 dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ "đức" đứng sau: sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi thì có tên là sông Thái Bình. Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ*6 mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Kiếp Bạc có đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh.



Vào thời nhà Trần ở thế kỷ XIII, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, vị tổng chỉ huy quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông đã chọn Vạn Kiếp để đặt đại bản doanh, xây dựng phủ đệ. Với tài thao lược của Quốc Công Tiết Chế, Kiếp Bạc - Lục Đầu Giang đã phát huy sức mạnh tổng lực của thế trận chiến tranh nhân dân. Dưới sự chỉ huy của Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương, quân và dân Đại Việt đã "trên dưới một lòng, cả nước giúp sức" lập nên những chiến côn vang dội: Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp và cuối cùng là trận Bạch Đằng lừng lẫy, đánh bại hoàn toàn đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, để non song toàn vẹn, dân tộc khải hoàn ca khúc thái bình. Từ sau cuộc đại thắng giặc Nguyên lần thứ ba, Trần Hưng Đạo đã về ở hẳn tại tư dinh Vạn Kiếp cho tới cuối đời. Tại đây, trước nguy cơ quân Nguyên xâm lược lần thứ hai, Đại Vương đã viết "Binh gia diệu lý yếu lược" để dạy tướng sỹ, và viết "Hịch tướng sỹ" để xác định trách nhiệm, nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực học tập binh thư, luyện tập võ nghệ, sắn sàng diệt giặc cho họ; sau khi về nghỉ, Ngài lại viết "Vạn Kiếp tông bí truyền thư", đúc kết những kinh nghiệm, những bí quyết đánh giặc giữ nước của một đời cầm quân truyền lại cho hậu thế. Trước khi mất, được vua Trần Anh Tông về thăm bệnh và hỏi kế sách giữ nước, Đại Vương đã căn dặn: "Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước".

Bởi Đại Vương là danh tướng bậc nhất "tài mưu lược, anh hùng, một lòng giữ gìn trung nghĩa … lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên"*7 . Ngài đã được triều đình nhà Trần cho lập đền thờ ngay khi còn sống, gọi là Sinh Từ; Thượng hoàng Trần Thánh Tông tự soạn văn bia ngợi ca công đức Đại Vương. Ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300), Đại Vương mất tại Kiếp Bạc. Triều đình đã tôn phong là Thái sư Thượng phụ*8 Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương; nhân dân Đại Việt tôn là Đức Thánh Trần, xây đền Kiếp Bạc để tưởng nhớ công lao to lớn đối với non sông, đất nước. Ngày giỗ Đại Vương hàng năm trở thành ngày chính hội Đền Kiếp Bạc. Hội Đền kéo dài hàng tuần, thu hút hàng chục vạn con dân Đại Việt từ khắp mọi miền đất nước về kính bái, nguyện cầu. Đó là một trong số lễ hội lớn nhất của cả nước được gìn giữ hơn 7 thế kỷ nay, trở thành mỹ tục truyền thống, thể hiện sâu sắc đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Đền Kiếp Bạc cùng với hai ngôi đền trên núi Bắc Đẩu và Nam Tào được ví như "một cõi thiên bồng giữa hạ giới". Tại vị trí trang trọng nhất của Đền Kiếp Bạc, tượng Đức Thánh Trần bằng đồng nặng hàng tấn ngự trên ngai sơn son thếp vàng đường bệ, uy nghi, bao thế kỷ vẫn toát ra hùng tâm tráng chí và hào khí Đông A lẫm liệt, khiến khách hành hương không ai không ngưỡng vọng thành kính. Được phối thờ tại Đền là gia quyến của Đại Vương, gồm 04 tượng thờ: Nguyên từ Quốc mẫu Thiên Thành công chúa (tức phu nhân của Trần Hưng Đạo), tướng quân Phạm Ngũ Lão (danh tướng đời Trần, và là con rể của Đại Vương), 2 người con gái của Trần Hưng Đạo là Đệ nhất Khâm từ Hoàng thái hậu Quyên Thanh công chúa (phu nhân của vua Trần Nhân Tông), Đệ nhị Nữ đại hoàng Anh Nguyên quận chúa (phu nhân tướng quân Phạm Ngũ Lão) và 04 ngai cùng bài vị thờ vọng bốn con trai của Đại Vương.

Cổng đến Kiếp Bạc có câu đối nổi tiếng:

Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí

Lục Đầu vô thuỷ bất thu thanh

Nghĩa là: Kiếp Bạc muôn ngọn núi đều có hùng khí của kiếm thiêng

Lục Đầu không con nước nào chẳng vọng tiếng thu*9





Có thể nói, mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc ở triều đại nhà Trần, gợi nhớ về Đức Thánh Trần linh thiêng trong tâm thức dân tộc Việt - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người kết tinh rực rỡ hào khí Đông A, linh hồn của các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Kiếp Bạc đã trở thành mảnh đất tâm linh, nơi tìm về dâng tấm lòng tri ân thành kính và lời cầu mong được phù giúp chiến thắng mọi trở lực, đạt được mọi điều sở nguyện trong đời của biết bao thế hệ người Việt, thuộc mọi tầng lớp và ở mọi miền đất nước.




***

Trong nhiều thế kỷ qua, những giá trị lịch sử - văn hoá lớn lao của Côn Sơn - Kiếp Bạc, cùng với danh thơm, sự nghiệp của các bậc vĩ nhân đã toả rọi hào quang vào lịch sử và văn hoá dân tộc. Sự linh thiêng của Kiếp Bạc, Côn Sơn tồn tại vĩnh hằng cùng sông núi nước Nam. Những công trình như chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, Đền Nam Tào, Đền Bắc Đẩu, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Ngũ Nhạc linh từ.... trong quần thể Côn Sơn - Kiếp Bạc mãi mãi là những chốn thờ tự thiêng liêng, nơi đặt niềm tin nhân thế. Vẻ đẹp hùng vỹ mà nên thơ, tráng lệ mà trầm mặc thanh u của cảnh vật do thiên nhiên và con người tạo dựng tại Côn Sơn - Kiếp Bac đang tiếp tục được chăm sóc, tu bổ cho ngày càng tốt tươi, hoành tráng, giàu tiềm năng, ngày càng hấp dẫn du khách thập phương về đây niệm Phật, tưởng nhớ các danh nhân, "nghỉ ngơi chơi ngắm"*10, nâng cao tri thức và bồi bổ tâm hồn…

Ghi chú:

*1.

- Tứ linh: 4 con vật linh thiêng: rồng (long), kỳ lân (ly), rùa (quy), phượng hoàng (phượng)

- Lục đầu giang: Đoạn sông trước cửa đền Kiếp Bạc kéo xuống đến ngã ba sông thuộc địa phận Trần Xá phía dưới Phả Lại huyện Chí Linh được tạo nên bởi 6 đầu sông (S. Đuống, s. Cầu, s. Thương, s. Lục Nam, s. Kinh Thầy, s. Thái Bình) hợp lại, gọi là Sông Sáu Đầu, tên Hán là Lục Đầu Giang.

- Nhạc: núi cao; Ngũ Nhạc: 5 núi cao. Nước Trung Hoa có Ngũ Nhạc gồm: Bắc Nhạc (Hằng Sơn), Nam Nhạc (Hoành Sơn), Đông Nhạc (Thái Sơn), Tây Nhạc (Hoa Sơn), Trung Nhạc (Tung Sơn).

*2. Chí Linh: Rất linh thiêng, cực linh thiêng.

*3. Núi nhà: Khi nói về Côn Sơn, Nguyễn Trãi thường gọi là "gia sơn" (núi nhà), "hương lý" (làng quê), "cố lý"(làng cũ).

*4.và *5: Nhận xét của Phạm Quý Nha trong "Công dư tiệp ký" của Vũ Phương Đề.

*: Thiên Đức (Đức lớn của trời); Nguyệt Đức (đức lớn của trăng), Minh Đức (đức lớn của của sự sáng tỏ), Nhật Đức (đức lớn của của ban ngày với vầng Thái Dương toả sáng).

*7. Trích "Đại Việt sử ký toàn thư", bản in Nội các quan bản khắc in năm Chính Hoà thứ XVIII (1697).

*8. Thượng phụ: Tức Lã Vọng, do giúp Chu Vũ Vương giành được thiên hạ, được Vũ Vương tôn làm thầy, gọi là Thượng phụ

*9. Tiếng thu: Ở đây là âm vang chiến thắng ngàn thu. Có bản dịch: "Kiếp Bạc núi nhô hình kiếm dựng; Lục Đầu vang dậy tiến quân reo".

*10. Nguyễn Phi Khanh - Thanh Hư Động ký.
 
Chỉnh sửa cuối:

Prelude

Xe đạp
Biển số
OF-34314
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
47
Động cơ
475,870 Mã lực
Nơi ở
Nơi mọi phụ nữ thích
ĐỀN CAO AN PHỤ

http://www.consonkiepbac.org.vn/News.aspx?CategoryID=128

Đền Cao An Phụ thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tên tự là An Phụ Sơn Từ, thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Trần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211), là anh ruột của Trần Cảnh, vị vua đầu tiên triều Trần (1225-1400), quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay là xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm 1237, triều đình cắt đất các xã An Phụ, An Dưỡng, An Sinh, An Hưng, An Bang, ban cho Trần Liễu làm thái ấp và phong làm An Sinh Vương. Tháng 4, năm Nguyên Phong thứ nhất (1251) An Sinh Vương Trần Liễu mất, thọ 41 tuổi. Sau khi mất ông được lập đền thờ trên núi An Phụ.

Đền Cao toạ lạc trên đỉnh núi An Phụ. Nơi đây phong thuỷ hữu tình, được sử sách ca ngợi là một trong những cảnh đẹp đáng du ngoạn. Phía Đông Bắc nhìn về dãy Yên Tử sừng sững; Phía Tây Bắc là Động Kính Chủ được mệnh danh: Nam thiên đệ lục động, có dòng Kinh Thầy uốn lượn sát chân núi; Phía Tây nam là miền châu thổ mênh mông.

Đền xây dựng từ thời Trần. Các công trình kiến trúc hiện nay được trùng tu, tôn tạo thời Nguyễn. Những năm gần đây, Đền Cao được nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo, khôi phục nhiều hạng mục công trình, mở rộng phạm vi khu di tích, xứng với tầm vóc của danh nhân: như đền chính, nghi môn ngoại, nghi môn nội và xây dựng mới tượng đài Trần Hưng Đạo, một công trình văn hóa hoành tráng cuối thế kỷ XX.

Lễ hội được tổ chức ngày mùng 01 tháng 4 (âm lịch ), kỷ niệm ngày mất của An Sinh Vương, nhân dân thập phương rước lễ vật về đền tế lễ... Ngoài lễ hội chính, đền Cao có quan hệ mật thiết với khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, do vậy trong hai kỳ lễ hội tại Côn Sơn- Kiếp Bạc (Xuân, Thu nhị kỳ) khách thập phương hành hương về thắp hương tưởng niệm rất đông.



--------------------------------------------------

http://www.skydoor.net/place/An_Phụ

Cụm di tích An Phụ hiện nay thuộc xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, cách thành phố Hải Dương hơn 30 km về phía đông. Quý khách hành hương theo đường bộ như đường 5, 18, 186, 189 và đường thuỷ theo các tuyến sông Thái Bình, Kinh Thầy đều có thể chiêm ngưỡng và đến di tích một cách thuận tiện.



Cụm di tích An Phụ gồm các công trình và dấu tích :

- Đỉnh núi An Phụ - ngọn phía nam là Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là đền Cao, văn bia gọi là An Phụ Sinh Từ (Trần Liễu là thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211), mất tháng tư, năm nguyên Phong thứ nhất (5 -1251), thọ 41 tuổi. Sau khi mất ông được lập đền thờ trên núi An Phụ. Kỷ niệm ngày mất của ông (1 - 4 âm lịch) trở thành ngày hội của đền Cao.



- Chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là chùa Cao, xung quanh con nhiều cây cổ 600 - 700 năm tuổi.

- Giếng Ngọc trước chùa ở độ cao 230 mét vẫn đầy nước, quanh năm trong mát ...

- Bàn cờ tiên ở phía đông chùa Cao với nhiều sự tích ...

- Trụ Kinh Thiên (trụ đá chọc trời),

- Tượng đài Trần Hưng Đạo ở độ cao 200 mét, thấp hơn đền An Phụ Sinh Từ 50m, một công trình tượng đài anh hùng dân tộc hoành tráng, điển hỉnh của nước ta cuối thế kỷ 20.

- Đình Huề Trì (phía tây nam núi An Phụ) nơi thờ Thiện Nhân, Thiện Khánh (nữ tướng của Hai Bà Trưng).



Dãy núi An Phụ có chiều dài 17 km, đỉnh cao nhất An phụ cao 246 mét, có nhiều đỉnh nhỏ và những khe đèo đã được dân gian đưa vào thơ ca và thêu dệt lại nhiều sự tích. Trên đỉnh dãy núi cao xanh thẫm nổi lên như một chóp nón khổng lồ - đó là cụm di tích An Phụ. Đỉnh núi chia làm 2 ngọn nhỏ : Ngọn phia nam có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu ( là thân phụ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn "1228-1300", người con trung hiếu, người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, lập chiến công hiển hách, 3 lần kháng chiến thắng quân Nguyên
Mông), tục gọi là đền Cao, còn văn bia gọi là An Phụ Sơn Từ. Khoảng giữa 2 dãy núi là chùa Tường Vân cổ kính,
tục gọi là chùa Cao. Bên chùa còn trụ đá Kinh Thiên (Trụ đá chọc trời), trước chùa có một giếng nước, nước luôn
đầy và trong mát quanh năm. Cách chùa 100 mét về phía đông, có một khoảng đất bằng phẳng, xung quanh kè đá
gọi là bàn cờ tiên. Xung quanh đền và chùa vẫn còn một số cây cảnh cổ xanh tốt, đặc biệt còn một số cây Đại có
700 năm tuổi, chứng minh cho sự trường tồn của di tích.



An Phụ có hai nhánh kéo dài : Phía đông đến tận phố An Lưu, trụ sở của Huyện Kinh Môn, phía tây kéo dài tới sông Kinh Thầy, đối diện với núi cả của Chí Linh, tạo thành một phòng tuyến tự nhiên, vững chắc, bảo vệ từ xa cho Kinh Thành. Cũng vì thế mà từ thế kỷ 15 trụ sở của sứ đông đặt tại Mặc Động, bên núi Cả để chế ngự miền Đông Bắc và cửa khẩu tại bến Vạn.

An Phụ là dãy núi đất pha sa thạch và sỏi kết, thoai thoải dễ leo, có thể lên từ bất cứ hướng nào. Phía đông có 4 khe nhỏ : Khe Gạo, Khe Tài, Khe Đá, Khe Lim. Xưa rừng có nhiều gỗ quý như Lim, Tùng, Bách.. Hiện nay rừng đã được trồng lại với nhiều loại cây ăn quả, lấy gỗ và khai thác nhựa ...

Từ đỉnh An Phụ nhìn về đông bắc, xa xa đỉnh Yên Tử cao ngất, quanh năm mây phủ, nó như nóc nhà miền đông bắc, nơi bảo lưu nhiều di tích lịch sử thời Trần, chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Gần hơn là dãy núi đá vôi Dương Nham(Kính Chủ) như hòn non bộ khổng lồ giữa bể cạn mênh mông sóng lúa. Tây Bắc Dương Nham, dòng sông Kinh Thầy lượn gần chân núi tạo nên cảnh sơn thủy hũu tình và cũng là con đường thủy giao thông thuận tiẹn. Phía tây giáp đường liên huyện và một làng quê có tên Kính Chủ, quê hương của những người xứ Đông. Nếu Dương Nham và dòng sông Kinh Thầy là cảnh đẹp tự nhiên thì làng Kính Chủ là một công trình nhân tạo làm cho phong cảnh ở đây sinh động và hoàn thiện.

Từ đỉnh An Phụ nhìn về phia nam, dưới chân núi là các xã An Phụ, Thượng Quận ...những làng quê yên ả, đồng ruộng trù phú, cây trái xanh tươi và sông Kinh Thầy đỏ nặng phù sa, uốn lượn như dải lụa hồng đang lặng trồi bồi đắp cho vùng duyên hải ... ; bên kia sông là xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành có đường 5 nối Hà Nội với Hải Phòng chạy qua xã, với hơn 3km đường chim bay là đến cụm di tích An Phụ.

Từ An Phụ nhìn về phía tây nam là miền châu thổ bát ngát, sóng lúa nhấp nhô, sông ngòi uốn lượn nối tiếp nhau, đan xen làng xóm, trang trại xanh tươi, tạo nên bức tranh màu rực rỡ. Cách chân núi không xa là đình Huề Trì, nơi thờ Thiện Nhân, Thiện Khánh(nữ tướng của Hai Bà Trưng). Đây còn là một công trình kiến trúc cỡ lớn và độc đáo, có bình diện gần như vuông khép kín với diện tích gần 640m2, tại Huề trì là trị sở của phủ Kinh Môn từ thời Minh Mệnh (1820 - 1840) cai quản 7 huyện phía đông tỉnh : Đông Triều, Thủy Đường (Thủy Nguyên), Nghi Dương, An Dương, Kim Thành, An Lão, Giáp Sơn (Hiệp Sơn). Như vậy Phủ Kinh Môn cũ bao gồm hầu hết thành phố Hải Phong, huyện Đông Triều và Kinh Môn hiên nay.



Từ nhiều thế kỷ trước, sử sách đã từng ghi "Các núi An Phụ, Thiên Kỳ, Kính Chủ... đều là những cảnh đẹp đáng du ngoạn". Nay cảnh quan đã khác xưa, nhưng là nơi có nhiều di tích cần thăm quan nghiên cưu. Du khách đến An Phụ không chỉ là một cuộc tham quan di tích lịch sử và danh thắng mà còn la một cuộc đi thể thao bổ ích. Trên đường du lịch đến Cụm di tích An Phụ, khách nhớ đến thăm động Kính Chủ và đình Huề Trì, những di tích tiêu biểu của một vùng văn hóa tỉnh Hải Dương.

Theo banhgaininhgiang.vn
 
Chỉnh sửa cuối:

fulro

Xe tăng
Biển số
OF-39532
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
1,039
Động cơ
479,680 Mã lực
Đền thờ Chu Văn An

tieuhocdanghai.com


Chu Văn An nguyên có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn, niên hiệu Trùng Hưng thứ 8(1292) tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, nay thuộc thành phố Hà Nội. Dòng họ Chu ở Thanh Liệt đến nay đã có đến 20 đời kể từ cụ Chu Thiện, thân phụ Chu Văn An.
Thuở nhỏ Chu Văn An sớm có nghị lực, chuyên cần học tập, nghiêm khắc sửa mình, khi trưởng thành ông đạt đến mức thông minh, bác sử, danh lợi không màng, tài năng đức độ hơn hẳn các nho sĩ đương thời. Tuy có tài năng nhưng ông không quan tâm đến chốn quan trường mà ở nhà đọc sách, dạy học. Ông dựng nhà tại quê ở Huỳnh Cung, gần thôn Văn làm trường học tập. Học trò xa gần nghe thấy thầy An, kéo đến học rất đông, trong số đó có nhiều người hiển đạt, giữ được đức thanh liêm, như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh. Do có tài năng xuất chúng, đức độ hơn người, nên mới ngoái 20 tuổi đã được vua Trần Minh Tông (1314 - 1329) mời làm Tư Nghiệp Quốc tử giám, dậy thái tử học tập. Học trò của ông nhiều người làm quan lớn trong triều, khi đến thăm thầy vẫn giữ lễ học trò, được ông hỏi chuyện vài câu rồi đi, lấy làm mừng lắm.
Trần Dụ Tông, học trò của ông, lên làm vua (1341) ham thích vui chơi, trễ nải chính sự, bề tôi nhiều người vi phạm phép nước, nhiều lần ông khuyên vua sửa trị, nhưng không nghe, ông liền dâng sớ chém 7 tên nịnh thần, gây tổn hại cho Quốc gia, đều là những kẻ có thế lực trong triều được vua yêu quý, đương thời gọi là THẤT TRẢM SỚ, vua vẫn bỏ qua không xem xét. Ông trả mũ áo, từ quan về núi Phượng Hoàng, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, dựng nhà dậy học, tim cây thuốc chữa bệnh, làm thơ, viết sách lưu lại cho hậu thế. Về đây, ông đặt cho mình một cái tên mới : Tiểu ẩn - ví như một tiểu phu, ẩn dật trong rừng..
Tuy Chu Văn An ở chốn lâm tuyền nhưng tấm lòng vẫn đau đáu vận mệnh Quốc gia. Và triều đình vẫn không quên một nhân tài mẫu mực. Khi triều chính có đại sự, bao giờ cũng mời ông về tham dự. Mỗi lần như thế ông đều tâu bầy thẳng thắn, hy vọng giữ vững kỷ cương, làm cho quốc thái dân an, thể hiện một nhân cách lớn. Vua thường cho người mang lễ vật đến nhà ban tặng. Ông thường từ chối và nếu có nhận, lại đem chia cho mọi người. Sau vụ biến loạn Dương Nhật Lễ, Trần Nghệ Tông lên ngôi (1370), ông đã mừng, tuy đã cao tuổi, vẫn chống gậy về kinh bái yết. Vua ban chức gi ông cũng không nhận. Sau lễ bái yết, ông chở lại nhà riêng ở Phượng Hoàng, rồi mất tại đó vào ngày 26 - 11 năm Canh Tuất (1370). Nhà vua sai quan đến dụ tế, tặng Văn Trinh Công, Thuỵ là Khang Tiết và tôn thờ tại Văn Miếu, đây là trường hợp đặc biệt trong giới nho sỹ ở nước ta. Học trò làm nhà bên mộ đến cả năm, tế lễ để tỏ lòng thương nhớ thầy. Lịch sử dân tộc tôn vinh ông là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất. Sử thần Ngô Sỹ Liên có lời bàn :
"Văn Trinh Công thờ vua thì nói thẳng trước mặt ; việc xuất hay xử đều có lý lẽ, rèn đúc nhân tài thành công khanh ; 'cao thượng, tiết tháo, thiên tử cũng không bắt nổi làm tôi, nét mặt nghiêm nghị mà đạo làm thầy được tôn ; lời nói lẫm liệt mà kẻ nịnh phải sợ. Đáng là bậc tôn sư của nhà nho nước Nam ta ?"
Sự nghiệp của Chu Văn An là sự nghiệp của một nhà giáo, khi còn ở quê đã mở trường dậy học, vì nổi tiếng mà được mời lên kinh đô làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám - Hiệu trưởng của trường đại học nước nhà đương thời, dậy Hoàng tử và đào tạo học trò thành những người công khanh có tài, khi lui triều vẫn dậy học. Ông không chỉ là thầy giáo của đương đại mà còn là tấm gương sáng cho thầy giáo của muôn đời. Cuối đời ông có làm thơ, viết sách, nghiên cứu y dược, nhưng sự nghiệp chính vẵn là giáo dục.
Sau khi Chu Văn An qua đời, tại nơi ông làm nhà dậy học và sống những năm tháng thoái triều đã được dựng đền thờ giản di.
Sinh thời, Chu văn An biên soạn nhiều sách để dậy học và sáng tác nhiều thơ văn như : Tứ thư thuyết ước, Tiều ẩn Thi tập, Tiểu ẩn quốc ngữ thi tập, Y học yếu giải ... Nay phần lớn đã thất truyền, chỉ còn lại 12 bài thơ chữ Hán và tập y học yếu giải. Những bài thơ còn lại đến nay phần lớn được sáng tác trong những năm cuối đời ở Phượng Hoàng như các bài : Linh Sơn tạp hứng, Thanh Lương Giang, Miết Trì, Xuân đán, Sơ hạ ...
Căn cứ tư liệu lịch sử, văn bia tại di tích và những tư liệu khai thác của địa phương, thì tại Phượng Hoàng, có các di tích : Đền Phượng Hoàng thờ Chu Văn An, chùa Huyền Thiên, Cung Tử Cực, Điện Lưu Quang, phần mộ Chu Văn An, Am Lệ Kỳ, Miết Trì, Giếng son ... Những di tích này đều được xây dựng từ thời Trần. Am Lệ Kỳ thuộc khu vực chùa Kỳ Lân, ở bên kia suối, cách 100m về phía Bắc Đên...
Tại di tích còn 5 tấm bia :
- Trùng tu chùa Lệ Kỳ (Kỳ Lân) thế kỷ XVII.
- Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư xứ.
- 3 tấm bia nói về thân thế sự nghiệp Chu Văn An và quá trình trùng tu di tích vào các năm 1837, 1841, 1857. Đây là những văn bản quý, xác định danh nhân đã sống và mất tại đây.
Khu di tích Đền Chu Văn An đã và đang được tôn tạo nhiều hạng mục công trình bằng nguồn kinh từ Ngân sách Nhà nước và của giao viên, học sinh nhiều tỉnh, thành trong nước công đức.
- Mở con đường 3 km vào di tích qua suối khe, núi đèo hiểm trở, trong 12 ngày - đó là công sức của các tầng lớp nhân dân xã Văn An ; trùng tu 8 gian Đền lớn, xây dựng nhà bia, tôn tạo lăng mộ Chu Văn An, quy hoạch tổng thể khu di tích để chuẩn bị xây dựng các công trình tiếp theo.
- Trước ngày khánh thành trùng tu, Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Liệt - quê hương của danh nhân đã công đức một pho tượng thầy giáo Chu Văn An.
- Ngày 12 - 8 năm Đinh Sửu (1997), lễ khánh thành trùng tu bước một đã được tổ chức trọng thể tại khu di tích.
+ Sau một năm, Điện Lưu Quang - nơi ở và dậy học của Chu Văn An được tái tạo. Trước khi xây dựng, nền Điện được tiến hành khai quật khảo cổ học, tìm được nhiều di vật quý, trong đó có pho tượng đá cao 80 cm. Miết Trì, sân vườn được tôn tạo, làm cho khu di tích được khang trang, đồ sộ, khoa học và mang tính truyền thống.
+ Năm 2002, 8 km đường vào Đền được rải nhựa.
+ Năm 2005, nhiều công trình được khởi công với nguồn kinh phí lớn.
NÚI PHƯỢNG HOÀNG - ĐỀN THỜ CHU VĂN AN, thờ người thầy giáo mẫu mực muôn đời - nơi đó một thắng cảnh hùng vĩ, nhưng tĩnh lặng, đẫm chất thơ, văn và tâm đức sáng ngời của một nhân tài. Nơi đó có rừng thông, bạch đàn bạt ngàn xanh thẫm, suối nước trong rì rào, đá núi lô xô, chùa tháp cổ kính, với 72 ngọn ...Đúng là một vùng núi non hiểm trở, một quần thể di tích đầy linh thiêng và nhân văn của đạo lý và nghiệp làm thầy. Đó lại là nơi tĩnh dưỡng tinh thần của danh nhân từ thời Lý - Trần như Côn Sơn, Kiếp Bạc, Thanh Mai, Trần Xá Loan, Lục đầu Giang ... Đây là những di tích gắn liền với cuộc đời các danh nhân : Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Đán, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Chẩn, Pháp Loa, Huyền Quang ... Trần Nguyên Đán là người nhiều lần đến thăm các di tích của Phượng Hoàng và có nhiều bài thơ về danh thắng này như . Đề Huyền Thiên Tử cực cung, Chí Linh Sơn, Phượng Hoàng Phong.
NÚI PHƯỢNG HOÀNG - ĐỀN THỜ CHU VĂN AN, đang được xây dựng đúng tầm vóc, thân thế sự nghiệp của một nhà giáo mẫu mực của muôn đời, người đã làm rạng rỡ nền giáo dục nước ta hơn 600 năm qua. Vì vây, việc quảng bá di tích phục vụ cho du lịch và ý nghĩa tâm linh là rất cần thiết, song việc quan trọng và sâu sắc hơn đó là việc khơi dậy truyền thống giáo dục, đạo học, đạo làm thầy của tổ tiên ta, tiếp tục trấn hưng nền giáo dục của quê hương, đất nước.
Chúng ta, đến dâng hương tại đền, là tự tâm đến với thầy vì lòng kính trọng, tôn thờ thầy về tâm đức, đạo làm thầy, người đã đắp nền móng cho nền giáo dục nước ta bằng tâm đức và chính cuộc đời của mình. Thật là vĩ đại. Người làm sáng ngời về đạo học, đạo làm thầy và đã làm vẻ vang cho nền giáo dục của nước nhà, là tấm gương để chúng ta soi chung, thì chinh chúng ta phải sống tốt hơn, dậy và học tốt hơn, thi cử, văn bằng đúng nghĩa, để xứng đảng với đạo học và nghiệp làm thầy như thầy Chu. Sống như thế thật là thanh thản.
Ai đó đến đây xin thầy tiền bạc, cầu khẩn giàu sang, đòi hỏi nhiều thứ cùng danh lợi để tiến thân... hãy nhìn vào ánh mắt dịu hiền và nghiêm khắc của thầy thì biết mình là ai và mình phải làm gì để sống cho có ý nghĩa.
 
Chỉnh sửa cuối:

fulro

Xe tăng
Biển số
OF-39532
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
1,039
Động cơ
479,680 Mã lực
Động Kính Chủ - " Nam thiên đệ lục động"

Theo Báo Hà Nam

Động Kính Chủ hay còn gọi là động Dương Nhan, thuộc làng Dương Nham, Xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Kính Chủ được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động (động thứ 6 của trời Nam). Từ đỉnh núi An Phụ nhìn về hướng bắc, dẫy núi Dương Nhan như hòn non bộ khổng lồ giữa mênh mông lúa của thung lũng Kinh Thầy. Phía bắc Dương Nhan, dòng sông lượn sát chân núi, tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình và giao thông thuận tiện.

Phía tây nam giáp đường lên huyện và một làng quê cổ kính có tên là Kính Chủ (Kinh Môn), quê hương của những người thợ đá xứ Đông. Dãy núi Dương Nhan và dòng sông Kinh Thầy là cảnh đẹp tự nhiên, thì làng Kính Chủ là một công trình nhân tạo làm cho phong cảnh ở đây hoàn thiện.

Núi Dương Nhan còn có tên là Bồ Đà, Xuyến Châu, Thạch Môn. Thời kỳ kháng chiến chống Nguyên vua Trần Nhân Tông đã đóng quân trên núi, ngăn chặn mũi tiến công đường thuỷ của giặc. Sườn núi phía nam có một động lớn, gọi là động Kính Chủ hay động Dương Nhan, đã được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động ( động thứ 6 của trời Nam).


Toàn cảnh khu vực động Kính Chủ.​


Cửa động hướng nam. Động có độ cao 20 mét so với triền ruộng chân núi, ánh sáng tốt, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, nơi cư trú thuận lợi của những con người tiền sử. Ngoài Kính Chủ, núi Dương Nhan còn có nhiều hang động kỳ thú như hang Vang, hang Luồn, hang Trâu, hang Tiên Sư...

Ở đây còn thấy hình động vật được khắc trên vách đá và công cụ lao động của người xưa. Trong động Kính Chủ có chùa thờ Phật, thờ Minh Không thiền sư, Lý Thần Tông, Huyền Quang tôn giả và có nhiều tượng tạc bằng đá mô tả những sự kiện điển hình trong kinh Phật.


Rất nhiều du khách thập phương đến động Kính Chủ tham quan và dâng hương.


Động Kính Chủ sớm được con người tôn tạo, bảo vệ và cùng với những cảnh quan của dãy Dương Nhan trở thành một thắng cảnh ở cửa ngõ miền Đông Bắc đất nước, liền kề miền châu thổ sông Hồng. Danh nhân nhiều thời đại đã đến đây.

Nhiều vua, chúa, trí giả, sư sãi, quan lại cũng đến thăm động và đều cảm xúc trước cảnh kỳ vĩ và tươi đẹp của núi sông, để lại dòng suy nghĩ riêng tư, biểu hiện niềm ưu ái với đất nước và thời cuộc. Những cảm xúc đó đã được những người thợ đá ở đây ghi lại trên 40 tấm bia trên vách động .

Động Kính Chủ luôn là một cảnh đẹp, một bảo tàng nhỏ lưu giữ các văn bia và các tác phẩm điêu khắc của thợ đá ở đây đã 7 thế kỷ qua. Đây là một di sản không phải hang động nào cũng có.

Sau ngày đất nước được thống nhất, đặc biệt là những năm gần đây đời sống, dân trí được nâng lên, động Kính Chủ được tu tạo lại . Tình trạng khai thác đá bừa bãi ở đây đã được ngăn chặn để bảo tồn vĩnh viễn khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia này.

 
Chỉnh sửa cuối:

HwngHD

Xe tăng
Biển số
OF-3528
Ngày cấp bằng
26/2/07
Số km
1,453
Động cơ
569,163 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
TP Hai Duong
Anh hùng, liệt sĩ Mạc Thị Bưởi


Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách Dân tộc Kinh Đảng viên ************* Việt Nam.

Mạc Thị Bưởi là một chiến sỹ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc bọn đế quốc, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, đồng chí khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương. Năm 1949, địch về đóng bốt Trung Hà, tại quê hương, chúng làm hàng rào, tháp canh, càn quét, vây bắt cán bộ. Vì vậy cán bộ ở xã Nam Tân bị bật sang các vùng lân cận. Trong điều kiện khó khăn ấy, một mình đồng chí vẫn bám dân, bám đất, kiên trì hoạt động, giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở kháng chiến, đào hầm bí mật, đón cán bộ về chỉ đạo kháng chiến. Kết quả, đồng chí đã tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho giặc

Năm 1950, bộ đội ta đánh bật bốt Thanh Dung, Mạc Thị Bưởi làm liên lạc, lúc nổ súng đồng chí đã bò qua 3 hàng rào dây thép gai và ra vào vị trí địch ba bốn lần để truyền lệnh và báo tình hình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều lần đồng chí cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã để diệt tề, trừ gian, bảo vệ cơ sở.

Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiến chuẩn bị gạo, đường, sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ chiến dịch. Đồng chí đã tổ chức vận chuyển ra vùng tự do chu đáo. Trong chuyến cuối cùng, đồng chí không may bị địch phục kích bắt được. Từ lâu đồng chí đã bị địch theo dõi và chúng treo giải thưởng lớn, nếu ai bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không tìm ra tung tích đồng chí. Khi sa vào tay giặc, chúng đã tra tấn cực kỳ dã man nhưng đồng chí vẫn không khai một lời, trung thành tuyệt đối với tổ chức. Biết không thể khuất phục được người con gái kiên cường này, giặc đã treo đồng chí lên bụi tre và dùng dao chọc tiết lợn giết đồng chí. Mạc Thị Bưởi hy sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và đồng đội vô cùng thương tiếc đồng chí, đã nêu quyết tâm hăng hái chiến đấu và tích cực công tác để trả thù cho đồng chí.

Ngày 31-8-1955, Mạc Thị Bưởi được Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng Hoà tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng nhì.

Ngày nay Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Sách đã dựng tượng đài Mạc Thị Bưởi, cạnh quốc lộ 5 và xây nhà tưởng niệm tại khu vực đền thờ Mạc Đĩnh Chi để ghi công và tưởng nhớ người con gái anh hùng của quê hương.

phần mộ liệt sĩ anh hùng MẠC THỊ BƯỞI, tại xã NAM TÂN-HUYỆN NAM SÁCH -TỈNH HẢI DƯƠNG



Nhà Tưởng Niệm:



Sưu tầm
 
Chỉnh sửa cuối:

fulro

Xe tăng
Biển số
OF-39532
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
1,039
Động cơ
479,680 Mã lực
Danh tướng Phạm Ngũ Lão


Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255), tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, nay là Ân Thi, Hưng Yên, mất năm Canh Thân (1320), thọ 65 tuổi. Ông là bậc danh tướng của triều Trần, từng có công lớn trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288). Khi Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo ráo riết chuẩn bị cho cuộc đọ sức lần thứ hai với quân Nguyên, Phạm Ngũ Lão xin ứng nghĩa theo quân đi đánh giặc. Nhờ có đức độ hơn người lại có biệt tài võ nghệ, Phạm Ngũ Lão được Trần Hưng Đạo vừa trọng dụng vừa thương như con.
Trần Hưng Đạo đã đem con gái nuôi của ông là Nguyên công chúa gả cho Phạm Ngũ Lão, đồng thời đem tiến cử cho vua Trần. Vua Trần phong ông đến chức Điện súy Thượng tướng quân, cho lập phủ đệ ngay trong vườn cau của triều đình tại kinh thành. Khi Phạm Ngũ Lão mất, vua thương tiếc mà nghỉ chầu đến năm ngày.
Đó là một ân điển đặc biệt mà đương thời, ngay cả quý tộc họ Trần cũng không mấy ai có được. Vì sao Phạm Ngũ Lão lại được hưởng ân huệ đặc biệt này? Sách Đại Việt sử ký toàn thư (bản kỉ, quyển 6, tờ 38 a=b) chép:
“Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ nhưng rất thích đọc sách, sống phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ, xem qua có vẻ như không để ý đến việc võ bị nhưng quân do ông chỉ huy thực là đội quân trên dưới như cha con, hễ đánh là thắng. Ông có làm bài thơ (Thuật hoài) như sau:
Vung gươm sông núi đã bấy lâu,
Ba quân như cọp nuốt trôi trâu.
Công danh trai tráng còn mang nợ,
Những thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu.

Ông huấn luyện quân đội rất có kỉ luật, đối đãi với tướng hiệu tựa như đối đãi với người nhà, đồng cam cộng khổ với binh lính, cho nên đi đâu cũng không ai dám chống, chiến lợi phẩm thu được đều sung vào kho quân, coi của cải như không, ấy là bậc danh tướng của một thời vậy.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm Điện Súy thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, chứ không phải chỉ chuyên về nghề võ, thế mà dùng binh thì tinh diệu, hễ đánh là thắng, đã tấn công là chiếm được, người xưa cũng không một ai vượt nổi các ông''...
(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần - NXBGD)




 

HwngHD

Xe tăng
Biển số
OF-3528
Ngày cấp bằng
26/2/07
Số km
1,453
Động cơ
569,163 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
TP Hai Duong
Văn miếu Mao Điền


Nằm bên quốc lộ số 5, cách Hải Dương hơn 10 km về hướng Hà Nội, phía bên phải, giữa đồng lúa xanh rờn là toà nhà mái uốn cong rêu phong cổ kính. Đó là văn miếu Mao Điền, nổi tiếng của xứ Đông từ giữa thế kỷ thứ mười lăm.



Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Từ Lê Thái Tổ (1424) đến đời Lê Cung Hoàng (1527) các triều đại nhà Lê tồn tại vừa tròn 100 năm. Chế độ phong kiến Việt Nam thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Nhằm tạo nên động lực thúc đẩy phát triển xã hội, nhà Lê chủ trương mở mang việc học hành và xây dựng một chế độ đào tạo nho sĩ quan lại. Cùng với Quốc Tử Giám là cơ quan giáo dục cao nhất đất nước, ở các địa phương có trường quốc lập mà Văn miếu Mao Điền là một trong số những trường quốc lập đó.

Văn miếu Mao Điền thuộc tổng Mao Điền, phủ Bình Giang trấn Hải Dương, hiện nay thuộc thôn Mao Điền, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng. Văn miếu là một công trình bề thế, phần chính gồm hai toà nhà lớn, mỗi toà bảy gian áp mái sát vào nhau. Nhà trong thờ Khổng Tử. Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Các tài liệu nghiên cứu và sử sách cho biết văn miếu Hải Dương trước thuộc xã Vĩnh Lợi, huyện Bình Giang sát sông Kẻ Sặt, đến thời vua Quang Trung mới được rời về Mao Điền. Năm Gia Long thứ 9 (1810) Văn Miếu được trùng tu, xây dựng thêm nhà khải các khúc văn, hai nhà giải vũ, hai lầu chuông...



Trấn Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành (xứ Đông) khi ấy rộng lớn chạy xuống tới Hải Phòng và một phần Quảng Ninh ngày nay- là một vùng đất học. Triều Lê tổ chức nhiều khoa thi tại Mao Điền mà cánh đồng Tràn phía trước Văn Miếu là nơi sĩ tử dựng lều chõng. Năm 1527 nhà Mạc lên cầm quyền trụ được ở Thăng Long 5 đời vua, nhưng do nhiều lý do khác nhau, nhà Mạc đã tổ chức 3 khoa thi hội đầu tiên ở Mao Điền. Đó là vào năm 1532 dưới triều Mạc Đăng Dung niên hiệu Minh Đức thứ ba, trấn Hải Dương có 7 người đỗ; năm 1535 dưới triều Mạc Đăng Doanh, niên hiệu Đại Chính thứ sáu trấn Hải Dương 5 người đỗ, trong đó có danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ khoá tiếp theo, năm 1538, dưới triều Mạc Đăng Doanh, niên hiệu Đại Chính thứ 9, các khoa thi hội mới được chuyển về kinh đô.

Như vậy, trong quá trình tồn tại, Mao Điền từ vị trí trường học của trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả miền góp phần đào tạo nhân tài cho địa phương và cho giang sơn xã tắc. Sinh thời Phạm Đình Hồ đã hai lần về thăm Mao Điền, bởi vì khi ấy cùng với Văn Miếu, Mao Điền còn là lỵ sở của trấn Hải Dương, ông đã tức cảnh làm thơ và ghi bút tích lưu lại đến ngày nay. Tháng 6 năm 1802 Phạm Đình Hồ về thám sát Mao Điền lần nữa và viết: Định Đô, đặt trấn mà chỉ lấy cho gần nơi thanh viện, tiên chạy trạm mà không để ý đến việc công, thủ sau này thì sao có thể khống chế được sơn hải, bảo vệ cho chốn bang kỳ được. Sau này vua Gia Long kinh lý ra Bắc Hà đã quyết định di trấn về phía đông hơn 10 km như vị trí hiện nay. Mao Điền trở thành di tích lịch sử và văn hoá của đất nước.

Năm 1948 giặc Pháp chiếm đường 5 trong đó có Mao Điền và biến Văn Miếu thành căn cứ chiếm đóng. Chúng phá nhà, Khải thờ Thánh Mẫu (mẹ Khổng Tử) và nhiều công trình khác. Chúng xây tường và rào kẽm gai chung quanh. Những năm tháng chiến tranh và thời gian đã huỷ hoại khá nhiều di tích văn hoá này. Năm 1973 năm gian giải vũ bị dông bão đánh sập. Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng theo quyết định số 97 ngày 21/1/1993.

Lễ hội Mao Điền diễn ra từ 15 đến 18 tháng 2 âm lịch hàng năm. Không khí tưng bừng mà trang nghiêm. Ngày xưa những dịp như thế này quan tổng trấn về được rước từ đường lớn vào Văn Miếu, trên đầu che lọng vàng lộng lẫy. Các nho sĩ khoa bảng, cùng nhân dân khắp nơi kéo về dự. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.
Sưu tầm
 

HwngHD

Xe tăng
Biển số
OF-3528
Ngày cấp bằng
26/2/07
Số km
1,453
Động cơ
569,163 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
TP Hai Duong
Trần Hưng Đạo​


(Tượng ở Đền Cao Yên Phụ Kinh Môn Hải Dương- bài của Cụ Fulro)

Tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, quê ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay là huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.

Trần Quốc Tuấn văn võ song toàn, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông xâm lăng, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở lần thứ 2 và thứ 3 vào các năm 1284 và 1285, ông được vua Trần Nhân Tông giao quyền phong làm Quốc công Tiết chế, tổng chỉ huy các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân và dân Đại Việt đã chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước ta.




Vì có công lao lớn trong cả 3 lần chống Nguyên nên vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong trước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi quân Nguyên vào cướp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực. Dù chỉ đứng thứ hai sau vua, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi.

Ông thường tiến cử nhiều nhân tài ra giúp nước, không kể sự học hay thuộc thành phần xã hội nào. Dưới trướng ông đã có những gia nô và môn khách trở thành danh nhân đất Việt như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu.

Sau ông về nghỉ ngơi và tiếp tục nghiên cứu binh pháp ở thái ấp của mình tại Vạn Kiếp, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn an và hỏi ông về những kế sách quan trọng. Vua Trần Thánh Tông có soạn bài văn bia ở sinh từ (nhà thờ sống) của Trần Quốc Tuấn, ví ông với Thượng phụ (tức Lã Vọng ngày xưa có công giúp nhà Chu lập nghiệp đế).

Khi sắp mất, ông dặn con rằng:

"Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau phục".

Ông mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm Canh Tý (tức ngày 5-9-1300) ở trang viên Vạn Kiếp, hưởng thọ khoảng 70 tuổi. Vua truy phong ông danh hiệu Thái phu Thượng Phụ Thượng Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhân dân thì tôn ông là một trong 4 vị Thánh "tứ bất tử" của Việt Nam, gọi tránh là Đức thánh Trần, hoặc Cha ("Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ").

Đền thờ ông có ở khắp nơi, nổi tiếng nhất là Đền Kiếp Bạc (em Prelude đã Post ở trên)(thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội 80 km và cách Côn Sơn 5 km). Hàng năm vào dịp "giỗ Cha" ở đây có tổ chức hội rất lớn. Khách xa có thể trảy hội đền Kiếp Bạc bằng đường bộ từ Hà Nội theo đường 5A, từ Bắc Ninh theo đường 18 về Phả Lại và dọc đê sông Thương...

Trần Quốc Tuấn để lại một số tác phẩm có giá trị cả về mặt văn học nghệ thuật lẫn nội dung tư tưởng, tính lý luận và nghệ thuật quân sự: Hịch tướng sĩ (có trong sách giáo khoa văn học được dạy ở bậc trung học phổ thông), Binh gia diệu lý yếu lược (tức "Binh thư yếu lược") và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc).
 
Chỉnh sửa cuối:

HwngHD

Xe tăng
Biển số
OF-3528
Ngày cấp bằng
26/2/07
Số km
1,453
Động cơ
569,163 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
TP Hai Duong
Giai thoại Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

(1491-1585)​




Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm tân hợi 1491, thuộc đời vua Lê Thánh Tông Hồng Ðức thứ 22 tại thôn Trung An, làng Cổ An, huyện Vĩnh Bảo Hải Dương. Thân phụ cụ Văn Ðình, thân mẫu Nhữ Thị Thục, người đất Tiên Minh, làng An Tử hạ. Ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nhữ Văn Lan, đã làm rạng rỡ dòng họ và quê hương với bảng vàng tiến sĩ, khoa thi năm Quí mùi, niên hiệu Quang Thuận, đời Lê Thánh Tông, được nhà Vua tin dùng, phong chức Thượng thư bộ Hộ.

Theo tài liệu để lại bà Nhữ Thị Thục là bậc nữ lưu tài hoa vào bậc nhất chốn kinh kỳ thời bấy giờ. Con gái Hộ bộ thượng thư Nhữ văn Lân, được phong là Từ thục phu nhân. Bà giỏi văn chương và tài học về Lý số. Biết trước những gì có thể xảy ra và mộng lớn con cái nên danh phận không thể chờ thời. Như Nguyễn Du đã viết sau nầy “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” .Trạng Trình có người em cũng tài giỏi về lý số, người đời gọi là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoang cùng mẹ khác cha. Nguyễn Bỉnh Khiêm huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, người làng Trình Tuyền (Trung An), huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.


Nguyễn Bỉnh Khiêm,lúc trẻ ông học với Lương Ðắc Bằng được truyền cho quyển “Thái ất thần kinh” từ đó ông tinh thông về Lý học,Tướng số học giỏi, nghiên cứu về lý số với thiên tài “thần thông” có khả năng siêu quần, quán chúng về thấu thị, thần giao cách cảm, ông biết nhà Lê Trung Hưng, nên chờ đúng số mệnh năm 44 tuổi dự thi đỗ Giải Nguyên, đời nhà Mạc (1527-1592), làm việc bên cạnh Tả thị Lang, Ðông Các Ðại Học Sĩ, làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần vua nghe không. Ông cáo quan năm 1542 về vườn, lập Bạch Vân am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn giang còn có tên Tuyết giang nên học trò gọi ông “Tuyết giang Phu tử “ thơ mang triết lý của Thái Ất là nguồn tri thức hữu thể, về đời sống nhân sinh với càng khôn trong vũ trụ. Thái Ất còn gọi là Lý Thiên, Lý Địa và Lý Nhân


Ngư ông bất ngộ Ðào Nguyên khách

Khởi thức hưng vong thế cổ kim

hay
Nhàn trung hoa thảo túc Cung xuân

Tà dương độc lập đô vô sự

Dù Nguyễn Bỉnh Khiên không còn làm quan, nhưng vua Mạc Phúc Hải phong cho ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn nghành lý học, giống như (Trình Y Xuyên,Trình Minh Ðạo bên Trung Hoa). Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại, tước hiệu Trình quốc Công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình. Nhờ học phương pháp tính theo Thái ất, tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Người Trung Hoa khen Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”


Tục truyền rằng Năm Bính ngọ (1546) Mạc Phúc Hải mất truyền ngôi lại cho con Mạc Phúc Nguyên mãi đến năm mậu thân (1548) vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập Thái tử tên Duy Huyên lên ngôi tức Trung Tông được 8 năm thì mất không có con nối nghiệp. Trinh Kiểm muốn làm vua nhưng còn sợ dư luận, nên sai người đến Hải Dương hỏi ý khiến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. ông không nói gì chỉ bảo người giúp việc ngụ ý :
“năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ, gữi chùa thờ Phật thì ăn oản.. “ Sau đó Trịnh Kiểm tìm con cháu họ Lê, lên làm vua.


Dù Trạng Trình ở ẩn, vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông thường kín đáo khuyên Vua cố gắng tránh chiến tranh để nhân dân khỏi chết chóc. Trong năm Quang Thiêu (Lê Chiêu Tôn) có việc biến loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm không muốn tiếng tăm với đời lúc bấy giờ Trịnh Tuy, Mạc Ðăng Dung cũng cố ý muốn tranh quyền, đánh nhau mấy năm dài. Ông tính số Thái Ất, biết có nhà Lê lại khôi phục được làm bài thơ

Non sông nào phải buổi bình thời

Thú đánh nhau chi khéo nực cười

Cá vực, chim rừng, ai khiến đuổỉ

Núi xương sông tuyết, thảm đầy vơi

Ng ựa phi chắc có hồi quay cổ (1)

Thú dữ nên phòng lúc cắn người (2)

Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa

Bên đầm say hát, nhởn nhơ chơi


Hoành sơn nhất ***


Sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung (1483-1541) chiếm ngôi, con của vị tướng triều Lê là Nguyễn Hoàng Dụ trốn sang Lào, được vua Lào cho nương náu ở xứ Cẩm Châu, trấn Nam Phủ, tỉnh Thanh Hoá. Năm Quý Tỵ (1532) Nguyễn Kim lập con út vua Chiêu Tông lên làm vua, gọi là Trang Tông.


Để mưu đồ đại sự, Nguyễn Kim (1467-1545) thu nạp kiện tướng ở tỉnh Thanh Hoá là Trịnh Kiểm, sau là rể của Nguyễn Kim. Năm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim đem quân đánh chiếm Nghệ An và thu phục luôn cả Thanh Hoá. Nhưng bỗng dưng Nguyễn Kim chết vì ngộ độc (1545), mọi bình quyền về tay Trịnh Kiểm. Việt Nam lúc bấy giờ bị chia đôi: từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, gọi là Bắc Triều. Từ Thanh Hoá trở vào là khu vực của nhà Lê hay gọi là Nam Triều.

Nguyễn Kim mất, để lại hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng (1525-1613) cả hai tuy còn ít tuổi nhưng đã bộc lộ tài năng xuất sắc hơn người. Trịnh Kiểm không khỏi lo sợ cả hai sau này có thể tranh giành địa vị với mình, nên đã ngấm ngầm ngăn trở, và vì thế Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi nhỏ, Trịnh Kiểm cũng buộc Nguyễn Uông phải chịu phép gia hình. Nguyễn Hoàng thấy anh bị hại, sợ đến lượt mình, liền cử người kín đáo lên hỏi Trạng Trình. Trạng không trả lời cụ thể, chỉ đứng ngắm đàn kiến bò trên hòn non bộ trước sân nhà và thốt lên một câu:

“Hoành sơn nhất ***, vạn đại dung thân”
Nghĩa là từ núi đèo ngang ở Quảng Bình kia có thể yên thân được muôn đời . Từ câu nói đó, Nguyễn Hoàng nghiệm ra rằng trạng Trình đã bày cho kế đi vào phương Nam lập nghiệp. Từ năm 1558 Nguyễn Hoàng vội vàng đến nói riêng với chị là bà Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phiá Nam, năm mậu ngọ (1558) đời vua Anh Tông Trịnh Kiểm tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá, phía Nam dãy Hoành Sơn. Nhờ thế mà lập nên cơ nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong, truyền nối lâu dài.
Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, có lòng nhân đức, thu dụng hào kiệt giúp dân cho nên được lòng dân kính phục. Trấn giữ đất Thuận Hóa, mở đầu cho triều đình nhà Nguyễn từ từ khai phá cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.
Ngoài ra rất nhiều lời sấm được lưu truyền qua dân gian nhiều lời bàn diễn giải khác nhau câu : ” Cẩu vĩ trư đầu, xuất thánh nhân ” ứng nghiệm vào việc vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819) thống nhất sơn hà vào năm Nhâm tuất ngày 02-05-1802. trải qua 13 triều đại .Hoàng đế cuối cùng Bảo Ðại trị vì từ 1929 và thoái vị năm 1945 .
Tương truyền Trạng Trình nói trước nhà Mạc suy vong, tuy nhiên con cháu họ Mạc về đất Cao bằng tuy nhỏ nhưng được 3 đời là Mạc Kính Cung, Mạc Kinh Khoan và Mạc Kinh Vũ . Dòng dõi họ Mạc bị bắt, bị giết nhiều người đổi họ lưu lạc khắp nơi để mưu cầu sự sống
Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều có chức tước sau nầy. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm đinh dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Trước khi chết, Trạng có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng:

Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta mất rồi, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: "Thánh nhân mắt mù" thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại đấy. Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói:

Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, hoạ chăng là thánh nhân mắt mù. Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tầu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó là một nhà phong thuỷ (Feng Shui) trứ danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn.

Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Ông ta bảo: Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tầu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến tấm bia đá, ông ta làm lạ bảo đem rửa sạch xem những gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy câu thơ hiện ra: tạm dịch nghĩa:

Ngày nay mạch lộn xuống chân

Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu.

Biết gì nhữg kẻ sinh sau ?

Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ ?

Đọc tới đâu vị khách Tầu đổ mồ hôi hột đến đó, ra Trạng Trình mà ông ta nghe đồn là giỏi thật. So với Trạng, có lẽ ông còn thua xa.

Năm 1930 Việt Nam Quốc Dân Ðảng lãnh tụ Nguyễn Thái Học (1901-1930) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghiã ngày 10.2.1930 đánh Tây ở các tỉnh : Yên Bái, Hưng Hoá, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An. Thất bại bị Pháp đìên cuồng ném bom tàn phá làng Bảo an để trả thù. Có lời đồn Trạng Trình đã tiên đoán :

Kìa kìa gió thổi lá rung cây

Rung Bắc rung Nam rung tới Tây

Tan tác kiến kiều an đất nước

Xác xơ cổ thụ sạch am cây

Lâm giang nổi gió mù thao cát

Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy

Một ngựa một yên ai sùng bái

Nhắn tin nhà vĩnh bảo cho hay „

Thoát nạn sập nhà
Trước lúc mất, Trạng có giao cho con cháu một ống tre sơn son thếp vàng, bịt kín hai đầu, và dặn đúng năm tháng ấy, ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy vào kiệu rước lên dinh Thống đốc Hải Dương, trao cái ống này cho quan thì sẽ cứu được tình thế gia đình. Khi Trạng mất, hằng trăm năm sau, con cháu Trạng lâm vào cảnh đói nghèo, sa sút, nhưng tuyệt đối không được mở ống ra xem trước thời hạn. Trạng còn dặn kỹ trừ quan Tổng đốc ra, không ai được mở ống, vì thế ống vẫn giữ nguyên vẹn. Trải qua bảy đời, cái ống tre ấy mới được rước lên dinh quan Tổng đốc, đúng ngày giờ đã ghi trong gia phả. Đang nằm nghỉ, nghe tin con cháu cụ Trạng mang thư đến gặp, quan Tổng đốc rất ngạc nhiên, không biết vì cớ gì, nên truyền cho vào, đồng thời quan ngồi dậy để đi ra cửa.

Quan Tổng đốc vừa bước khỏi giường nằm được mấy bước thì bỗng rầm một cái, chiếc sà nhà không biết bị mọt ăn hỏng từ bao giờ, rơi ngay xuống chỗ giường vừa nằm. Thật là một phen hú vía! Nếu ông không kịp ngồi dậy nhận thư Trạng, thì mạng ông đã khó mà sinh tồn. Quan Tổng đốc mở ống tre ra xem, thấy bên trong có một cuộn giấy, đề hai câu thơ:

Ngã giải nhĩ thượng lương chi ách, Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần
Nghiã là

Cứu người thoát nạn đổ nhà, Ngươi nên cứu cháu con ta khỏi nghèo

Chưa hết kinh hoàng vì chuyện chiếc sà nhà vừa rơi xuống, ông thoát nạn nhờ ra lấy lá thư. Quan Tổng đốc biết rằng trạng Trình đã cứu ông thoát chết, nên ông ta ân cần mời cháu trạng Trình về tư thất đãi hậu hỹ, sau đó đưa ra rất nhiều tiền để giúp con cháu cụ Trạng.

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) phá đền

Năm Minh Mạng (1791-1840) năm thứ 14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Khi sai người đào mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi :

Minh Mạng thập tứ

Thằng Trứ phá đền

Phá đền phải làm đền

Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay

Nguyễn Công Trứ lập tức thảo sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng khang trang hơn. Từ đó, ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa.

Cha con thằng Khả

Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt dế (chuột) kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:

Cha con thằng Khả. Đánh ngã bia tao

Làng xóm xôn xao.Bắt đền quan tám

Cha con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả ngẫm nghĩ mới tìm được cách, cha con bèn nói với dân làng: Cha con tôi bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, "Tam quán" nói lái lại thành quan tám . Ðúng như cha con ông Khả đã tìm đủ số tiền

Thơ văn của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Kiêm còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch Vân Thi Tập, được dịch ra chữ quốc ngữ thơ mang nặng tình người, khuyên người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn một số giai thoại truyền tụng trong nhân gian…. và những lời sấm ký có giá trị.


1/ ứng nghiệm về sau nhà Lê khôi phục

2/ ứng nghiệm nhà Trịnh giữ nhà Lê



Tài liệu tham khảo



Việt Nam Sử lược : Trần Trọng Kim

Tự Ðiển nhân vật lịch sử : Nguyễn Quyết Thắng

Những câu chuyện lịch sử tập 3 : Trần Gia Phụng

Thái Ất thần Kinh nhà xuất bàn văn Hoá

Để hiểu rõ hơn về Danh nhân, chiều qua e đã có chuyến đi thực địa về đền thờ của người tại huyện Vĩnh Bảo HP:21:, post vài cái hình nên cho các cụ dễ hình dung. Đi theo đường 10 qua thị trấn Vĩnh Bảo 500m có đường nhánh bên trái đi vào 9km nữa là tới.
Khu tưởng niệm nằm trên 1 khu đất khá rộng, tầm 10km.
Cổng vào:


Nhìn từ trong ra:




có điều đáng tự hào cho OF HD là chiếc cổng này là do Nhà Bánh đậu xanh Nguyên Hương HD công đức


Khu đền thờ này do DH Kiến Trúc tư vấn thiết kế nên được quy hoạch rất bài bản, ngay cạnh sân là 1 cái giếng với 1 cây cầu đá khá đẹp


bên cạnh và đằng sau nhà thờ có vườn cây rất rộng với những quần thể tượng kể lại các giai thoại


Đối xứng với khu vườn đó là 1 quảng trường với tâm điểm là tượng Danh nhân


gần tượng hơn


hai bên cánh gà là 2 bức phù điêu rất to


toàn bộ quảng trường, phía xa là 1 hồ bán nguyệt có chiều rộng đúng bằng quảng trường


trời mưa, ko chụp đẹp dc, ra xe thì trời đã sắp tối rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

vudinhhon

Xe máy
Biển số
OF-50314
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
99
Động cơ
457,220 Mã lực
Nơi ở
Thành Đông
Làng nhuộm Đan Loan

Nếu như Thăng Long xưa có phố Thợ Nhuộm là phố nhuộm thâm của các làng Liêu Xá, Liêu Xuyên (Hưng Yên), Vân Canh (Hà Tây) thì Hàng Đào mới chính là nơi nhuộm cao cấp, nhuộm được nhiều màu sắc, được lịch sử ghi nhận từ thế kỷ XV. Sử sách đã từng viết Đan Loan, một làng nghèo xứ Đông, cách Thăng Long đến 50 cây số, do có kỹ thuật nhuộm điều đã kéo về hành nghề ở Thăng Long ngày một đông.

Vào cuối thế kỷ XVII, người làng Đan Loan đã lập được đình ở Hàng Đào, lập được chợ riêng ở phố Hàng Đào. Phố Hàng Đào trở thành phố riêng của dân làng Đan Loan và họ giàu lên nhanh chóng.

Làng Đan Loan, vốn tên Nôm gọi là làng Đọc, là một trong những làng nổi tiếng nhất Hải Dương: Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Trằm. Đan Loan được nhiều người biết đến nhất bởi nơi đây có nghề nhuộm nổi tiếng, từ xưa nghề này đã mang lại cơm no, áo ấm cho dân làng, nên mới có câu thành ngữ trên.

Trong làng bây giờ vẫn truyền tụng về nguồn gốc nghề cổ của làng: Vào thời nước ta bị nhà Đường cai trị có một viên quan tên là Triệu Xương cùng vợ là Phương Dung công chúa đi qua vùng này. Yêu cảnh vật hiền hoà, mến con người ham học hỏi, chịu thương chịu khó, nên hai vợ chồng đã ngụ lại, đem nghề gia truyền là nhuộm vải, tơ lụa truyền cho dân làng. Đặc biệt, ông bà đã dạy cách nhuộm được nhiều màu sắc khác nhau, chứ không chỉ là những màu đen, màu thâm thông thường, điều này đã giúp dân làng làm ăn rất phát đạt. Nhớ ơn sâu, người dân làng Đọc đã thờ ông bà làm Thành hoàng làng. Ngôi đền thờ ông bà Triệu Xương ngày nay vẫn còn cùng bài vị của danh nhân Phạm Đình Hổ và 9 bậc khoa bảng khác. Đền đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá từ năm 1998.

Vào thời Tiền Lê, những người thợ tài giỏi của làng đã được mời vào cung để nhuộm vải và tơ lụa làm tàn, lọng, áo, mũ, tua, hoa gắn vào trang phục của vua và các quan lại trong triều. Từ đó làng Đọc được gọi tên mới là làng Đan Loan (theo chữ Hán: Đan là màu đỏ, Loan là con chim Phượng mái màu đỏ). Những người thợ tài hoa của Đan Loan là những người đầu tiên lập nên phường hội, làng nghề ở Thăng Long. Tại đây họ mở chợ nhuộm và dựng đình thờ Thành hoàng làng. Tại ngôi nhà số 90A phố Hàng Đào hiện nay còn di tích về ngôi đình của dân làng Đan Loan xây dựng. Nơi đây vẫn còn bàn thờ và chuông đồng có ghi 4 chữ: Hoa - Lộc - Đan - Loan. Còn người Đan Loan đã kiêu hãnh nói về nghề làng mình:

Thiên hạ thanh hoàng do ngã thủ

Triều đình chu tử tự ngô gia

(Trên đời có màu xanh, màu vàng từ tay ta làm ra,

Nơi triều đình màu đỏ, màu vàng từ nhà ta mà có)

Cách đây chỉ khoảng hơn 20 năm, tại các làng quê người ta vẫn còn thấy những người từ làng Đan Loan đi nhuộm rong theo lối cổ. Dẫu ngành công nghiệp nhuộm ngày nay đã thay thế nghề nhuộm cổ truyền, song nét đẹp từ một nghề truyền thống vẫn mãi toả sáng.
Nguồn : http://tintuc.xalo.vn/20-406975089/lang_nhuom_dan_loan.html
 

vudinhhon

Xe máy
Biển số
OF-50314
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
99
Động cơ
457,220 Mã lực
Nơi ở
Thành Đông
PHạm Đình Hổ
Phạm Đình Hổ (1768-1839) tên chữ là Tùng Niên, Bỉnh Trực, hiệu: Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ. Ông là nhà nghiên cứu, là nhà văn & nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19.
Tiểu sử

Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương).

Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu Cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm) năm Giáp Ngọ (1774).

Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập thân hành đạo...Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...[1]. Tuy học & đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến Sinh đồ (tức Tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống.

Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền...Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời hàn nho dạy học ở quê.

Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Ở đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được. Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tính hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật...nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ.

Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi.
Tác phẩm

Phạm Đình Hổ, vốn muốn lấy văn thơ nổi tiếng ở đời, nên cuộc đời ông chủ yếu dành cho việc sáng tác và biên soạn sách hơn là việc ở chốn quan trường. Và nhờ đọc nhiều, đi nhiều, ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu, biên soạn có giá trị thuôc đủ mọi lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lý,... tất cả đều bằng chữ Hán. Hiện còn lưu trữ 22 tác phẩm, trong số đó đáng kể là:

* An Nam chí: Ghi chép về nước An Nam.
* Ô châu lục: Ghi chép về châu Ô.
* Kiền khôn nhất lãm: Cái nhìn tổng quát về trời đất.
* Lê triều hội điển: Điển chương pháp luật triều Lê.
* Đạt Man quốc địa đồ: Chân Lạp địa đồ.
* Ai Lao sứ trình: Hành trình đi sứ Ai Lao.
* Bang giao điển lệ: Phép tắt luật bang giao.
* Nhật dụng thường đàm: Từ điển từ ngữ và tri thức thông dụng.
* Hy kinh lãi trắc: Giải thích ngắn gọn về bộ kinh của Phục Hy.

Ngoài ra còn nhiều bộ sách khác như: Quốc sử tiểu học, Hành tại diện đối, Quốc thư tham khảo, Châu Phong tạp kho, Châu Phong thi tập v.v…

Về sáng tác văn học có hai tập bút ký:

* Vũ trung tùy bút
* Tang thương ngẫu lục (hợp soạn với Nguyễn Án).

Và hai tập thơ:

* Đông Dã học ngôn thi: Tập thơ học nói của Đông Dã.
* Tùng cúc liên mai tứ hữu: Bốn người bạn Thông, cúc, sen, mai
Nhận xét khái quát

Qua hai tập bút ký & thơ của ông, người đọc thấy Phạm Đình Hổ đã đứng trên lập trường Nho giáo chính thống, để vừa luyến tiếc và lý tưởng hóa dĩ vàng vàng son của giai cấp phong kiến...vừa bày tỏ thái độ phê phán và bất mãn trước những cảnh đời suy thói tệ, bởi sự bất tài, bất lực, sa đọa của giới thống trị.

Nhờ có một số tri thức sâu rộng, nên lĩnh vực nào cũng được ông tìm hiểu và ghi chép lại khá tường tận. Về phương diện văn chương, ký là thể tài thuộc sở trường của ông. Ở chúng, đa phần đều giàu chất văn học và tính chân thực. Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, những bài viết ấy, quả là những tài liệu bổ ích và lý thú. Trong thơ ông, bên cạnh những bài viết về cái nghèo khổ, cái bất đắc chí của mình; về tình cảm bạn bè, cảm quan lịch sử...còn có một số bài viết về các thiếu nữ trẻ trung & ngây thơ khá độc đáo...
Giới thiệu thơ

Nguyên văn:
懷古
去歲桃花發,
鄰女初學嵇。
今歲桃花發,
已嫁鄰家西。

去歲桃花發,
春風何淒淒。
鄰女對花泣,
愁深眉轉低。

今歲桃花發,
春草何淒淒。
鄰女對花笑,
吟成手自題。
吟成手自題。



Phiên âm:
Hoài cổ
Khứ tuế đào hoa phát,
Lân nữ sơ học kê.
Kim tuế đào hoa phát,
Dĩ giá lân gia tê (tây).

Khứ tuế đào hoa phát,
Xuân phong hà thê thê.
Lân nữ đối hoa khấp,
Sầu thâm mi chuyển đê.

Kim tuế đào hoa phát,
Xuân thảo hà thê thê.
Lân nữ đối hoa tiếu,
Ngâm thành thủ tự đề.



Dịch nghĩa:
Cảm nhớ chuyện cũ
Năm ngoái hoa đào nở,
Cô gái láng giềng mới học cài trâm,
Năm nay hoa đào nở,
Cô đã lấy chồng ở nhà láng giềng phía tây.

Năm ngoái hoa đào nở,
Gió xuân sao lành lành,
Đứng trước hoa cô gái láng giềng khóc,
Buồn quá đôi lông mày sa xuống.

Năm nay hoa đào nở,
Cỏ xuân sao mà xanh tươi.
Đứng trước hoa cô gái láng giềng tươi cười
Thơ làm xong tự tay cô viết lấy.[3]
Ghi nhận công lao

Tên Phạm Đình Hổ đã được dùng để đặt tên đường phố ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, và ở quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn :http://vi.wikipedia.org/wiki/Phạm_Đình_Hổ
 

jaenga

Xe máy
Biển số
OF-521574
Ngày cấp bằng
15/7/17
Số km
71
Động cơ
176,310 Mã lực
Tuổi
39
Thớt hay quá
 

ironmans

Xe hơi
Biển số
OF-524320
Ngày cấp bằng
31/7/17
Số km
104
Động cơ
175,090 Mã lực
Tuổi
41
Hay đấy ah
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top