Cho hình thì min mod đi qua lại mắng các cụ ấy quảng cáo. Đồ Âu thì đương nhiên là từ châu Âu mà ra. Em gạch đầu dòng vài tiêu chí cho cụ đi may nhé. Áo vest hay gọi là suit có hai cách dựng cơ bản. Một là hàng dán ép mếch mùng, tức là dùng một loại vải được bồi keo rồi ép nhiệt để định hình cho phom áo. Loại này bị chết cứng nên mặc không thực sự thoải mái (fused) đây là kỹ thuật phổ biến cho tất cả các nhà may hiện nay và hàng may sẵn. Nếu dùng mếch mùng tốt thì giữ phom được vài năm còn dùng loại rẻ tiền hoặc không kiểm soát được nguồn gốc thì một hai lần đi giặt thì thôi rồi lượm ơi
Kỹ thuật cao cấp bậc thầy nhất là dựng canh toàn phần (full canvased) thì hiện nay gần như thất truyền, và xài chiêu half canvased để làm tiền và dọa khách là chính. Thợ dựng canh full được hiện này vẫn còn nhưng lại là các bác lớn tuổi thì xét về tính thẩm mỹ và thời trang lại không hợp gu các cụ hiện nay. Vì đây là lớp thợ từ thời kỳ bao cấp mà ra nên thẩm mỹ bị lệch hoàn toàn, do thời thời bao cấp đói khổ chỉ mấy lãnh đạo mới được mặc comple, mà phải độn thật dầy, tay thì may trùm để chống rét. Các cụ truyền nhân của thợ từ thời Pháp cũng phải chạy theo nhu cầu các lãnh đạo lúc bấy giờ và khi dậy nghề họ cũng dậy như vậy để học trò của mình còn kiếm được tiền.
Đến thời kỳ mở cửa kinh tế nhà may Phú Hưng là một trong những nhà may hot nhất lúc đầu cũng dựng full canh sau dần sang dán dép. Và sau nữa do không có người kế cận nên thương hiệu bị mai một. Cách đây khoảng 7 năm thì bắt đầu bùng nổ hàng may sẵn loại dán dép một hai lớp mếch mùng mỏng nhẹ như hiện nay, và thành một một mỡ hỗn độn lẫu thập cẩm hàn cuốc với âu châu
Còn thợ dựng canh chuẩn và có thẩm mỹ cao thì hiếm trên đầu ngón tay và vẫn còn. Thợ học từ thời Pháp giờ còn một hai cụ thì cũng trên 90t và sắp thăng thiên. Thợ thời bao cấp thì thẩm mỹ già cứng, thợ trẻ thì chả ai chịu học vì học 3 năm chưa chắc đã lên cơm cháo. Cái khó cho thợ dựng canh full bây giờ là không đủ thu nhập để duy trì nghề. Vì thưc tế mọi người quá mơ hồ về các kỹ thuật may đo nên chẳng thế thấy sự khác biệt giữa một chiếc áo dán ép với một chiếc áo dựng canh.
Dựng canh thì giống như việc lắp một khung xương bên trong chiếc áo, và phải khâu canh bằng tay hoàn bên trong chiếc áo, mỗi mũi khâu cách nhau 1cm thậm chí nhỏ hơn. Khi mặc lên người chiếc áo sẽ không bị ép chết cứng nên áo mềm mại bắt phom vào người mặc, và đặc biệt nó sẽ giữ phom được rất lâu và đem lại cảm giác thoải mái và tự nhiên khi mặc áo. Ngươi đã mặc áo dựng canh thì sẽ không bao giờ mặc được áo dán ép. Đầu tiên chiếc áo sau khi cắt xong thợ sẽ may hoàn thiện thân sau sau đó khâu lược khung canh để cho khách thử và cân chỉnh phom. Sau đó sẽ khâu chi tiết và tra tay. Riêng dòng này bắt buộc phải thử áo nếu hoàn thiện rồi rỡ ra rất phức tạp thà rằng may cái mới. Nói thì ngắn gọn vậy nhưng thực tế làm rất lâu và khó nên thợ bây giờ không ai chịu học
Một phần kỹ thuật nữa khi may áo nói chung không riêng gì hàng dựng canh, các cụ hãy yêu cầu thợ tra tay phải đột nách như hình em đưa, vì đột nách khâu tay như thế này yêu cầu chiếc áo sẽ không được phép thừa hay thiếu lót cả thân lẫn tay, lót tay sẽ không vị vặn. Mặc sẽ thoải mái hơn với kỹ thuật không đột nách và tránh được thợ non tay nghề. Còn về mặt thẩm mỹ bên ngoài thì phụ thuộc vào từng con mắt của thợ, đành hên xui các cụ gặp được thợ tốt (có tinh thần cầu thị). Chiều dài áo tầm đỉnh mông, cụ nào cỡ người trung bình thì sa vạt trước 2 cm, cụ nào bụng to thì sa vạt nhiều hơn dáng sẽ đẹp không bị đưa vạt, cửa tay trung bình 22 -26, dài tay ngang mắt cá tay hoặc dài hơn không quá 2cm, áo không được déo vai, tay tra tròn trứng hay tròn bưởi tuy nhu cầu của các cụ. Cụ nào bụng to thì quần mặc hơi chặt bụng đũng hạ thấp dáng quần sẽ gọn không bị bùng..... Chỉ số cử động bắt tay và thân khoảng 4cm nếu các cụ mặc body (vải co giãn nhẹ), tùy theo hình thể và chất liệu có thể cộng chỉ số cử động nhiều hơn
Đối với tra tay có một loại kỹ thuật khoét khoang nách khi mặc lên tay sẽ tròn ống thì em hông biết diễn tả sao cho các cụ hiểu
Quần mặc không gẫy ống, không bó đùi, bó đùi sẽ thành quần skinny. Quần âu tuyệt đối không mặc bó tới mức nổi (cộm) hàng. Như vậy sẽ không lịch sự và khó chịu. Khi cắt yêu cầu thợ để đường gác nới đũng trong trường hợp hạ đũng bị thiếu thì vẫn có thể chỉnh ra cho các cụ. Vì mặc thiếu đũng thì thà vứt đi cho xong
Hình dạng chiếc áo trẻ hay già phụ thuộc vào thẩm mỹ của thợ khi chia tỷ lệ đờ cúp, phần chiết eo. Nhiều thợ do không chịu thay đổi tỷ lệ này cứ theo cách truyền thống nên dù đường kim mũi chỉ tốt nhưng chiếc áo bị cứng và già vì thế.
Còn có loại áo may không đờ cúp thì giờ ít người mặc vì dòng này còn khó dựng hơn áo có đờ cúp (no darts suits). Dáng áo này thì không mặc bó mà hơi suông khi mặc tạo ra vẻ lịch thiệp, đại gia,
hợp với các cụ có chút tuổi, bụng bự như cụ Trump. Thợ trẻ giờ toàn cắt có đờ cúp xiết eo võng quá làm các cụ có chút tuổi mặc lên trông như trẩu tre. Áo cụ Trump mặc sa vạt trước khá nhiều vì bụng cụ ấy to, các cụ muốn xem áo không có đờ cúp thì tìm clip cụ Trump database đi đi lại lại đấu mồm với chị Hill. Áo của cụ Trump là không có đờ cúp nhưng có chiết ly eo. Kiểu áo này này chia ra hai loại có chiết ly eo hoặc không chiết
Bác Phúc nhà mình mặc áo không đờ cúp đây, vải hơi cứng dày, sa vạt trước hơi ít nên áo không được bay, vạt hơi bị đẩy ra trước, như cụ Trump mới là chuẩn
No darts thì thường mặc dài qua mông vào thập niên 60,70 hay tận thập niên 80 cụ nào đi tây thì biết rồi, dân chơi toàn mặc như này
No darts thì cũng có thể để xuông thẳng hoặc xiết ly eo, để thẳng thì chất chơi mưa rơi dư này