Cụ chủ thớt đâu rồi ko thấy feed-back lại cho anh em gì cả. Tôi cũng gặp nhiều trường hợp tương tự như cụ: để phanh tay chạy ---> nếu nhẹ thì chỉ mòn má phanh, nếu nặng thì má phanh + wheel calipers (piston phanh) + vòng bi phải thay (có thể cả tang trống - drum) :'(. Thường thì phanh tay chỉ có tác dụng bánh sau thôi, loại xe thông thường thì dùng phanh tang trống (drum brake), khi kéo phanh tay thì cơ cấu bên trong sẽ đẩy 2 má phanh ép vào tang trống, vậy nên càng giật phanh tay mạnh thì khả năng lái đi được càng ít---> vậy khi kéo phanh tay nên kéo thật mạnh & hết cỡ.
Còn loại xe đời mới/cao cấp thì phanh sau dùng phanh đĩa (dics brake): cơ cấu phanh tay cũng làm việc trên nguyên tắc đó nhưng điều khác ở đây là khi giật phanh tay thì 2 má phanh sẽ ép vào đĩa phanh (do piston của caliper ép vào & piston này được chế tạo đặc biệt - có rãnh ở trên bề mặt) ví dụ như xe Honda, Subaru... Còn có loại xe (Astro Van của Chevy hoặc 1 số xe Mỹ khác) thì cơ cấu phanh tay họ ko dùng 2 má phanh ép vào đĩa mà cũng dùng 1 cái má phanh hình tròn lắp phía trong đĩa phanh, khi giật phanh tay thì "quả đào" nối với dây cable sẽ xoay & đẩy 2 đầu má phanh ra 2 phía--->ép vào tang phía trong của đĩa phanh.
Cuối cùng là phanh hơi (air brake), cái này chỉ dùng cho xe tải, bác nào lái xe này rồi thì biết vì khi muốn "phanh tay" thì phải ấn 1 nút (đa số là màu vàng) trên táp-lô, cơ cấu trong bộ phanh (S-cam) sẽ xoay ngang để ép má phanh vào tang trống. Khi muốn nhả "phanh tay" của xe dùng air-brake thì phải nổ máy để bơm air vào bình chứa, khi đủ độ nén (psi) thì mới rút "nút phanh tay" màu vàng lên--->phanh tay lúc đó mới nhả ra & xe có thể chạy dc. Trong trường hợp "quên" phanh tay trên xe dùng "air brake" thì chỉ có chết máy thôi, chứ ko bao giờ lái đi được.
Có vài dòng "phân trần" với các cụ cho vui (b).