Lúc cái thông tư này được áp dụng thì em cũng ăn đủ mấy lần bị các bố xe khách ép giá rồi ạ.
Cách đây gần chục năm, chuyện lăn lê bò trườn trên các chuyến xe khách cả giường nằm giường ngồi mỗi năm hàng chục lần là quá bình thường với em. Hồi còn là sinh viên đi học xa nhà, hay đi chơi xa, xe khách là phương tiện hợp lý nhất. Thế nhưng dịp 30/4 -1/5 hay tết lễ đều là cơn ác mộng với em.
Chỗ ngồi:
- Xe đông, ai lên xe được ngồi ghế êm thì cũng xác định cong vẹo cột sống luôn, hàng ghế 2 người nhét 4-5 người! Em nghĩ cứ 1 tháng có đến 4 cái kì nghỉ lễ thì các bạn sinh viên chuẩn bị vào viện chụp chiếu chỉnh hình đi ạ (
- Ai lên giữa đường (bắt khách giữa đường mà) sẽ được ngồi hàng ghế giữa, ghế nhựa nhà xe sắp xếp để cho khách ngồi khi quá tải. Thậm chí ngồi chỗ này sẽ thoải mái hơn ngồi hàng ghế êm kia vì mỗi người 1 cái ghế, mỗi tội đau ass với lúc có người lên/xuống xe cứ phải đứng lên ngồi xuống.
Tâm trạng:
- Cáu, nóng, bí, và đủ loại mùi, mùi thối chân, viêm cánh, mùi nôn, âm thanh cáu kỉnh, gắt gỏng. Tất nhiên rồi, không gian như vậy ai mà không cáu. May có điều hòa đó ạ.
Vé xe:
Em đi từ bến Mỹ Đình về Quảng Ninh, giá vé thường là 60k (hồi đó, giờ giá có tăng ko em ko rõ) nhưng mấy ngày lễ giá nó làm gì được như ngày thường. "120k - 150k em ơi, nay ngày lễ". Gấp đôi gấp 3 bình thường
Khách: anh ơi sao đắt thế
Phụ xe: không đi xuống xe!
Em từng thấy mấy chị tức quá xuống xe luôn. Còn phần đông thì cắn răng trả tiền vì cần phải đi lên cho kịp, nữa là lúc đó xe nào cũng đông, khó bắt. Hơn nữa nhà xe hay đi được 1 đoạn mới thu tiền, bị thả giữa đường cũng hơi hoang mang.
Lúc đọc cái thông tư này, cảm giác đi xe khách của hàng chục năm trước lại ùa về. Giờ em phượt xe máy, hoặc bắt xe taxi những ngày lễ, hoặc thuê xe tự lái. Những ngày max rảnh e mới lười đi xe khách thôi.
Câu hỏi em trăn trở, thông tư mới, xe khách dán thì dán, có thực hiện đúng quy định hay không thì ????
Cách đây gần chục năm, chuyện lăn lê bò trườn trên các chuyến xe khách cả giường nằm giường ngồi mỗi năm hàng chục lần là quá bình thường với em. Hồi còn là sinh viên đi học xa nhà, hay đi chơi xa, xe khách là phương tiện hợp lý nhất. Thế nhưng dịp 30/4 -1/5 hay tết lễ đều là cơn ác mộng với em.
Chỗ ngồi:
- Xe đông, ai lên xe được ngồi ghế êm thì cũng xác định cong vẹo cột sống luôn, hàng ghế 2 người nhét 4-5 người! Em nghĩ cứ 1 tháng có đến 4 cái kì nghỉ lễ thì các bạn sinh viên chuẩn bị vào viện chụp chiếu chỉnh hình đi ạ (
- Ai lên giữa đường (bắt khách giữa đường mà) sẽ được ngồi hàng ghế giữa, ghế nhựa nhà xe sắp xếp để cho khách ngồi khi quá tải. Thậm chí ngồi chỗ này sẽ thoải mái hơn ngồi hàng ghế êm kia vì mỗi người 1 cái ghế, mỗi tội đau ass với lúc có người lên/xuống xe cứ phải đứng lên ngồi xuống.
Tâm trạng:
- Cáu, nóng, bí, và đủ loại mùi, mùi thối chân, viêm cánh, mùi nôn, âm thanh cáu kỉnh, gắt gỏng. Tất nhiên rồi, không gian như vậy ai mà không cáu. May có điều hòa đó ạ.
Vé xe:
Em đi từ bến Mỹ Đình về Quảng Ninh, giá vé thường là 60k (hồi đó, giờ giá có tăng ko em ko rõ) nhưng mấy ngày lễ giá nó làm gì được như ngày thường. "120k - 150k em ơi, nay ngày lễ". Gấp đôi gấp 3 bình thường
Khách: anh ơi sao đắt thế
Phụ xe: không đi xuống xe!
Em từng thấy mấy chị tức quá xuống xe luôn. Còn phần đông thì cắn răng trả tiền vì cần phải đi lên cho kịp, nữa là lúc đó xe nào cũng đông, khó bắt. Hơn nữa nhà xe hay đi được 1 đoạn mới thu tiền, bị thả giữa đường cũng hơi hoang mang.
Lúc đọc cái thông tư này, cảm giác đi xe khách của hàng chục năm trước lại ùa về. Giờ em phượt xe máy, hoặc bắt xe taxi những ngày lễ, hoặc thuê xe tự lái. Những ngày max rảnh e mới lười đi xe khách thôi.
Câu hỏi em trăn trở, thông tư mới, xe khách dán thì dán, có thực hiện đúng quy định hay không thì ????
Từ 25/3, xe khách phải niêm yết giá vé ở bên ngoài xe
Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải được nêu trong thông tư 02/2021, xe khách phải niêm yết giá vé ở bên ngoài xe từ ngày 25/3/2021.
news.otofun.net