- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 4,833
- Động cơ
- 553,257 Mã lực
Đôi dòng về Cung điện Mùa Đông em bê trên net về để cccm đọc chơi nhé!
Cung điện Mùa đông: Chứng nhân lịch sử thăng trầm
Cung điện Mùa đông được xây dựng vào năm 1720 theo lệnh của Peter Đại đế trên nền tòa nhà cũ làm theo lối kiến trúc Hà Lan. Nơi đây là chốn nghỉ dưỡng cho Hoàng gia vào ngày đông lạnh giá suốt 3 thế kỷ. Các sử gia ví von việc xây dựng thành công Cung điện Mùa đông đã đánh dấu một bước ngoặt lớn với nước Nga trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20. Tới nay, nơi đây trở thành biểu tượng vĩ đại và đáng tự hào với cư dân St.Petersburg nói riêng và nền kiến trúc nghệ thuật nước Nga nói chung.
Trong quá khứ, nước Nga từng rơi vào khủng hoảng trầm trọng vì tham gia cuộc chiến Bảy Năm và trùng với khoảng thời gian Cung điện Mùa đông xây dựng. Tuy nhiên vì tính chất “bộ mặt quốc gia” nên Hoàng gia đã dành toàn bộ ngân sách thu thuế rượu, thuế muối đánh trực tiếp vào người dân để hoàn thành công trình trị giá hơn 2 500 000 Rúp (thời điểm TK 18). Đáng tiếc thay, Nữ hoàng Elizaveta đã mất trước khi dự án hoàn thành, chưa kịp chứng kiến “đứa con của kiến trúc và nghệ thuật” ra đời tròn vẹn.
Trước kia Nga hoàng là chủ nhân Cung điện nguy nga tráng lệ này. Sau khi chế độ Nga hoàng sụp đổ, Chính phủ lâm thời đã tiếp quản nơi đây và hội họp khi diễn ra các hoạt động chính trị quan trọng. Thời bình trở lại, Cung điện Mùa đông thuộc quyền quản lý của Ermitazh quốc gia. Bên trong Cung điện lưu trữ hơn 3 triệu tác phẩm nghệ thuật giá trị. Kể cả chưa tính đến số hiện vật đó thì bản thân Cung điện đã là một tuyệt tác vô giá rồi.
Toàn bộ công trình ngự trên nền đất rộng 90.000 mét vuông theo kiến trúc Baroque. Bề ngang chính diện dài 150m, chiều cao 30m. Bên trong Cung điện có 117 cầu thang, hơn 1000 căn phòng, 2000 cửa sổ, 1786 cửa lớn, chỉ tính riêng tác phẩm điêu khắc trang trí ở các lan can đã là gần 200. Để hoàn thành công trình, hơn 4000 nhân công gồm kiến trúc sư, thợ xây, họa sĩ, nhà điêu khắc,...phải đánh đổi mồ hôi, công sức và thậm chí là máu của mình. Ban đêm họ nghỉ ngơi tại những túp lều tồi tàn, ăn những bữa cơm sơ sài. Ban ngày phải ra công trường dốc toàn bộ tài năng để phụng sự công trình mang tầm vóc quốc gia. Cung điện Mùa đông từng bị cháy năm 1837 và được phục hồi trong 15 tháng ngắn ngủi bởi 6000 người thợ.
Như đã nói, Cung điện Mùa đông mang đậm âm hưởng kiến trúc Baroque du nhập từ nước Ý. Đặc trưng bởi hệ thống mái vòm rộng và cửa sổ lớn nhỏ hình oval. Người ta thường ví von kiến trúc Baroque “mang tính chất hùng biện và phong cách sân khấu; thường dùng để phô trương sức mạnh của Nhà thờ và chính quyền chuyên chế”. Có lẽ đây là lí do Nga hoàng quyết tâm hoàn thành cung điện dù đang trong tình trạng khủng hoảng quốc khố nghiêm trọng.
Kiến trúc Baroque nhấn mạnh vào yếu tố cảm xúc mãnh liệt. Nên khi nhìn từ ngoài vào, sự lặp lại liên tiếp của hệ thống cửa oval đem đến ấn tượng mạnh mẽ khó phai. Đi vào bên trong, du khách cảm thấy choáng ngợp vô cùng bởi trần nhà cao rộng khảm những tác phẩm nghệ thuật tinh tế. Hệ thống chiếu sáng thông minh mang đậm nét Baroque vừa giữ cho không gian bên trong luôn sáng sủa vừa tạo ra khung cảnh lãng mạn huyền ảo, du khách cứ băn khoăn hoài rằng không biết những luồng sáng này chính xác là phát ra từ đâu.Sàn nhà lát bằng những đá hoa cương quý giá nhập khẩu từ Italy xa xôi. Trải qua hàng trăm năm chúng vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Lan can cầu thang, tường và trần nhà - từng mét vuông đều là không gian nghệ thuật độc đáo. Các kiến trúc sư đã tô điểm nó bằng những tác phẩm điêu khắc chạm trổ tỉ mỉ. Có nơi thì treo đèn mạ vàng. Trên trần nhà mái vòm khảm thêm tranh cổ. Cung điện Mùa đông thực sự là nơi mà Cái Đẹp luôn ngự trị.
Những giai thoại liên quan đến Cung điện Mùa Đông
Chuyện kể rằng khi Cung điện mới xây xong, phía trước là một bãi phế liệu khổng lồ thải ra trong quá trình xây dựng. Lúc này thợ thuyền đã kiệt sức sau khi hoàn thành khối lượng công việc xây dựng vất vả. Ngân sách đang cạn kiệt nên việc thuê thêm thợ chỉ để dọn dẹp cũng trở thành gánh nặng tài chính. Thế là Vua Peter III đã truyền lệnh rằng: người dân được tùy ý lấy bất kể cái gì có ở đây. Thật bất ngờ chỉ trong vòng 1 ngày ngắn ngủi, nơi này đã sạch bong không còn thấy bóng dáng viên gạch hay chút phế liệu nào cả.
Tuy trải qua bao thăng trầm của lịch sử và những tàn phá của chiến tranh nhưng Cung điện Mùa đông gần như vẫn giữ trọn vẹn vẻ đẹp ban sơ ngày trước. Giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. kiến trúc phải nói là không gì đong đếm hết được. Quý khách có thể đi tham quan Cung điện Mùa đông mọi mùa trong năm.
Đây là tòa nhà tổng tham mưu của thành phố St. Petersburg nằm phía trước quảng trường cung điện mùa đông được xây dựng theo kiến trúc tân cổ điển và hoàn thành vào năm 1827. Trên khải hoàn của tòa nhà là một tác phẩm điêu khắc bằng đồng 6 chú ngựa chiến – thể hiện chiến thắng của nước Nga trước Napoleon Ponaparte trong cuộc chiến tnăm 1812.
Cây cột đá kia là công trình đài tưởng niệm Alexander được xây dựng từ năm 1830 đến năm 1834 trên quảng trường Cung điện Pyotr với chiều cao 47,5 mét. Trên đỉnh đài là bức tượng thiên sứ có cánh thể hiện niềm khát khao hạnh phúc về một cuộc sống hòa bình sau chiến tranh. Tương truyền, phía dưới đài tưởng niệm người ta đã đóng 1.250 cây cột trụ để công trình được vững chắc. Các bức phù điêu trên công trình này là hình ảnh thể hiện sự vui mừng và hoạt động ca hát của các binh sĩ Nga sau khi thắng trận.
Cung điện Mùa đông: Chứng nhân lịch sử thăng trầm
Cung điện Mùa đông được xây dựng vào năm 1720 theo lệnh của Peter Đại đế trên nền tòa nhà cũ làm theo lối kiến trúc Hà Lan. Nơi đây là chốn nghỉ dưỡng cho Hoàng gia vào ngày đông lạnh giá suốt 3 thế kỷ. Các sử gia ví von việc xây dựng thành công Cung điện Mùa đông đã đánh dấu một bước ngoặt lớn với nước Nga trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20. Tới nay, nơi đây trở thành biểu tượng vĩ đại và đáng tự hào với cư dân St.Petersburg nói riêng và nền kiến trúc nghệ thuật nước Nga nói chung.
Trong quá khứ, nước Nga từng rơi vào khủng hoảng trầm trọng vì tham gia cuộc chiến Bảy Năm và trùng với khoảng thời gian Cung điện Mùa đông xây dựng. Tuy nhiên vì tính chất “bộ mặt quốc gia” nên Hoàng gia đã dành toàn bộ ngân sách thu thuế rượu, thuế muối đánh trực tiếp vào người dân để hoàn thành công trình trị giá hơn 2 500 000 Rúp (thời điểm TK 18). Đáng tiếc thay, Nữ hoàng Elizaveta đã mất trước khi dự án hoàn thành, chưa kịp chứng kiến “đứa con của kiến trúc và nghệ thuật” ra đời tròn vẹn.
Trước kia Nga hoàng là chủ nhân Cung điện nguy nga tráng lệ này. Sau khi chế độ Nga hoàng sụp đổ, Chính phủ lâm thời đã tiếp quản nơi đây và hội họp khi diễn ra các hoạt động chính trị quan trọng. Thời bình trở lại, Cung điện Mùa đông thuộc quyền quản lý của Ermitazh quốc gia. Bên trong Cung điện lưu trữ hơn 3 triệu tác phẩm nghệ thuật giá trị. Kể cả chưa tính đến số hiện vật đó thì bản thân Cung điện đã là một tuyệt tác vô giá rồi.
Toàn bộ công trình ngự trên nền đất rộng 90.000 mét vuông theo kiến trúc Baroque. Bề ngang chính diện dài 150m, chiều cao 30m. Bên trong Cung điện có 117 cầu thang, hơn 1000 căn phòng, 2000 cửa sổ, 1786 cửa lớn, chỉ tính riêng tác phẩm điêu khắc trang trí ở các lan can đã là gần 200. Để hoàn thành công trình, hơn 4000 nhân công gồm kiến trúc sư, thợ xây, họa sĩ, nhà điêu khắc,...phải đánh đổi mồ hôi, công sức và thậm chí là máu của mình. Ban đêm họ nghỉ ngơi tại những túp lều tồi tàn, ăn những bữa cơm sơ sài. Ban ngày phải ra công trường dốc toàn bộ tài năng để phụng sự công trình mang tầm vóc quốc gia. Cung điện Mùa đông từng bị cháy năm 1837 và được phục hồi trong 15 tháng ngắn ngủi bởi 6000 người thợ.
Như đã nói, Cung điện Mùa đông mang đậm âm hưởng kiến trúc Baroque du nhập từ nước Ý. Đặc trưng bởi hệ thống mái vòm rộng và cửa sổ lớn nhỏ hình oval. Người ta thường ví von kiến trúc Baroque “mang tính chất hùng biện và phong cách sân khấu; thường dùng để phô trương sức mạnh của Nhà thờ và chính quyền chuyên chế”. Có lẽ đây là lí do Nga hoàng quyết tâm hoàn thành cung điện dù đang trong tình trạng khủng hoảng quốc khố nghiêm trọng.
Kiến trúc Baroque nhấn mạnh vào yếu tố cảm xúc mãnh liệt. Nên khi nhìn từ ngoài vào, sự lặp lại liên tiếp của hệ thống cửa oval đem đến ấn tượng mạnh mẽ khó phai. Đi vào bên trong, du khách cảm thấy choáng ngợp vô cùng bởi trần nhà cao rộng khảm những tác phẩm nghệ thuật tinh tế. Hệ thống chiếu sáng thông minh mang đậm nét Baroque vừa giữ cho không gian bên trong luôn sáng sủa vừa tạo ra khung cảnh lãng mạn huyền ảo, du khách cứ băn khoăn hoài rằng không biết những luồng sáng này chính xác là phát ra từ đâu.Sàn nhà lát bằng những đá hoa cương quý giá nhập khẩu từ Italy xa xôi. Trải qua hàng trăm năm chúng vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. Lan can cầu thang, tường và trần nhà - từng mét vuông đều là không gian nghệ thuật độc đáo. Các kiến trúc sư đã tô điểm nó bằng những tác phẩm điêu khắc chạm trổ tỉ mỉ. Có nơi thì treo đèn mạ vàng. Trên trần nhà mái vòm khảm thêm tranh cổ. Cung điện Mùa đông thực sự là nơi mà Cái Đẹp luôn ngự trị.
Những giai thoại liên quan đến Cung điện Mùa Đông
Chuyện kể rằng khi Cung điện mới xây xong, phía trước là một bãi phế liệu khổng lồ thải ra trong quá trình xây dựng. Lúc này thợ thuyền đã kiệt sức sau khi hoàn thành khối lượng công việc xây dựng vất vả. Ngân sách đang cạn kiệt nên việc thuê thêm thợ chỉ để dọn dẹp cũng trở thành gánh nặng tài chính. Thế là Vua Peter III đã truyền lệnh rằng: người dân được tùy ý lấy bất kể cái gì có ở đây. Thật bất ngờ chỉ trong vòng 1 ngày ngắn ngủi, nơi này đã sạch bong không còn thấy bóng dáng viên gạch hay chút phế liệu nào cả.
Tuy trải qua bao thăng trầm của lịch sử và những tàn phá của chiến tranh nhưng Cung điện Mùa đông gần như vẫn giữ trọn vẹn vẻ đẹp ban sơ ngày trước. Giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. kiến trúc phải nói là không gì đong đếm hết được. Quý khách có thể đi tham quan Cung điện Mùa đông mọi mùa trong năm.
Đây là tòa nhà tổng tham mưu của thành phố St. Petersburg nằm phía trước quảng trường cung điện mùa đông được xây dựng theo kiến trúc tân cổ điển và hoàn thành vào năm 1827. Trên khải hoàn của tòa nhà là một tác phẩm điêu khắc bằng đồng 6 chú ngựa chiến – thể hiện chiến thắng của nước Nga trước Napoleon Ponaparte trong cuộc chiến tnăm 1812.
Cây cột đá kia là công trình đài tưởng niệm Alexander được xây dựng từ năm 1830 đến năm 1834 trên quảng trường Cung điện Pyotr với chiều cao 47,5 mét. Trên đỉnh đài là bức tượng thiên sứ có cánh thể hiện niềm khát khao hạnh phúc về một cuộc sống hòa bình sau chiến tranh. Tương truyền, phía dưới đài tưởng niệm người ta đã đóng 1.250 cây cột trụ để công trình được vững chắc. Các bức phù điêu trên công trình này là hình ảnh thể hiện sự vui mừng và hoạt động ca hát của các binh sĩ Nga sau khi thắng trận.
Chỉnh sửa cuối: