- Biển số
- OF-211
- Ngày cấp bằng
- 9/6/06
- Số km
- 15,475
- Động cơ
- 740,927 Mã lực
- Nơi ở
- Câu chuyện các chuyến đi
Hang Tối được hình thành ngay trong lòng núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây 5 triệu năm do sự ăn mòn của nước sông. Dòng chảy men theo một đường đứt gãy của vùng núi bị vùi lấp, làm xói mòn địa chất, cấu trúc bên trong long núi và tạo nên một đường hầm khổng lồ mà ta thấy ngày nay.
Về đá vôi, các cột nhũ đá vôi tại hang Tối có thể cao lên đến 20m. Chuông đá thì từ trên ròng xuống gần sát với trần luôn, là những thành tạo khổng lồ. Có những chỗ tạo thành nơi quần tụ của những thạch nhũ. Những quần thể này thường được những người trong hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đặt tên.
Về những dòng sông ngọc, ngoài những cái rất lớn, rất vĩ đại và đặc biệt như thế, trong hang Tối lại còn có những thực thể, hay đúng ra là những thành tạo địa chất rất nhỏ, rất mỏng manh và dễ bị phá hủy. Ví dụ những cái người ta gọi là ngọc động, thực chất là những thạch nhũ bằng cacbonat canxi, được gắn kết hay đúng hơn là kết tủa xung quanh những nhân kết tinh. Và những nhân kết tinh đó, trong quá trình thành tạo lại được giòng nước chảy qua, cuối cùng là vừa kết tủa vừa lớn lên, xoay tròn, tạo thành những viên giống như hòn bi hay quả trứng…nói chung là có cấu tạo đồng tâm.
Chính vì thế nó tạo nên cả một thế giới của những viên ngọc động trong hang Tối này, nhiều tới mức khó thể biết là bao nhiêu. Cả hàng triệu viên, nằm trong những ngăn, mà những ngăn này cũng làm bằng chất cacbonat canxi, tức là chất đá vôi. Những ngăn đó rất là mỏng mảnh, nhưng cũng tạo thành hàng vạn, hàng triệu ngăn như vậy. Trong những ngăn đó lại đựng những viên ngọc động.
Hoặc những thành tạo được gọi là phitokart hay biokart, cũng là những thành tạo do đá vôi hình thành nên, nhưng dưới tác dụng của những loại sinh vật như nấm, tảo…Những nấm, tảo đó, ví dụ như tảo lại cần ánh sáng. Và khi tảo phát triển, nó tiết ra một thứ axit có tác dụng ăn mòn đá vôi, nhưng đó là ăn mòn sâu theo hướng đối diện với tia sáng. Có nghĩa là, chỗ nào tia sáng chiếu vào thì nó khoét sâu theo hướng sáng đó, cuối cùng tạo thành những cấu tạo như những bó que. Rất nhiều bó que chĩa thẳng về phía ánh sáng, tạo nên một thứ mà ở ngoài đời không bao giờ có được. Ở Việt Nam chưa ở đâu có phitokart.
Còn một thành tạo kiểu khác là biokart. Đấy là do những loại nấm hoặc vi khuẩn, cũng sống bám và tạo nên những chất bài tiết trên bề mặt của trầm tích cacbonat, bảo vệ cho trầm tích đó khỏi bị phá hủy. Ở bên trên, những giọt nước có thể chảy xuống, nhưng gặp chỗ nào có những sản phẩm do tảo, nấm tạo nên thì được giữ lại. Còn những chỗ xung quanh thì bị bào mòn theo chiều thẳng đứng xuống, cuối cùng tạo thành những cột.
Phía trong hang ngoài những đoạn cần phải bơi qua những dòng nước trong vắt, mát lạnh thì cũng có rất nhiều khoảng trống rộng lớn, có thể là cát, có thể là những phiến đá lớn để cả đoàn có thể nghỉ chân. Nhưng phải nói là càng đi sâu vào càng lạnh. Chân trái của em bắt đầu có hiện tượng tê buốt ở khớp mỗi khi cử động.