Quê em đấy, hy vọng ko lún và chuyển màu như tượng đài. Đang đô thị hoá mấy điểm di tích lịch sử. Bảo tàng, tượng đài, hầm Đờ -Cát xong rồi, giờ đồi A1 rồi Mường Phăng nữa.
Đã 2 chục năm rồi chưa lên lại Điện Biên. Nhớ lại đầu những năm 2000, bọn em lên giúp Điện Biên khai quật khảo cổ, tìm lại toàn bộ hệ thống công sự trên Đồi Him Lam phục vụ trùng tu di tích. Cả mấy ngọn đồi rộng mênh mông bát ngát, sau mấy chục năm bỏ hoang, hệ thống bị vùi lấp hết, cỏ lau um tùm mọc quá đầu người. Lúc mới lên phát hoảng vì thời hạn 1 tháng phải xong, chỉ có mấy anh em, nghĩ phát quang cỏ lau chắc cũng k đủ thời gian. Mất mấy ngày lùng sục vào các bản làng tìm thuê nhân công mới triển khai được công việc. Mà khi đó có thông tin đầu tư trùng tu di tích nên dân xung quanh lên trồng chuối trồng nhãn để sau này được đền bù, cây bé tin hin chìm lẫn trong lau lách mà vừa làm vừa phải tránh để không bị kiện cáo. Ngày leo đồi tính ra cả chục cây số, phát quang, lần mò, đào xới. Đêm về xử lý hiện vật, lên bản vẽ thực địa toàn bộ hệ thống hầm chỉ huy, hào công sự, ụ chiến đấu... Làm quần quật, cường độ, năng xuất lao động chắc phải gấp mấy bình thường, nên rồi cũng xong đúng hạn. Lúc đó em đã bỏ thuốc lá được ba tháng, mà khắp hệ thống công sự còn vương vãi xương khô, súng đạn vũ khí. Hầm chỉ huy cứ điểm 1 còn nguyên mấy xác chưa phân hủy hết. Xác thì chết trong tư thế nằm trên giường đang chữa thương, xác thì chết ngồi, xác chết ngã gục. Ám ảnh quá nên phải hút lại thuốc từ đó k bỏ được nữa. Đoàn khai quật mấy chục người tính cả nhân công k ai dám lại gần, may duy nhất có một cậu gan hùm, k biêt sợ là gì. Em đứng hướng dẫn còn cậu ấy một mình bới từng tí đất quy tập toàn bộ. Xong xuôi bọn em làm một cái lễ đưa họ về nghĩa trang chôn cất tử tế. Mà người Thái trên đó rất quý trọng tình cảm. Cuối tuần bọn em thường vào thăm gia đình, bố mẹ các nhân công, họ tiếp đãi rất chu đáo, thân tình, coi mình như người nhà.
Nhờ có thớt của cụ nên goole thấy hình ảnh Him Lam hiện tại, nên có vài dòng hồi tưởng thời gian đã làm trên đó.