Theo tính toán của Quy chuẩn xây dựng, mỗi người dân đô thị xả ra 1-1,3kg chất thải rắn sinh hoạt (hay gọi là rác thải sinh hoat). Hà Nội mỗi ngày xả và thu gom từ 6000 - 7.000 tấn rác thải SH. Khu liên hơp xử lý rác Nam Sơn - Sóc Sơn đang gánh chủ yếu việc xử lý, ngoài ra còn Xuân Sơn, Chương Mỹ và vài khu vực nhỏ khác. Nam Sơn hiện còn nhiều vấn đề môi trường trong xử lý rác thải SH, công nghiệp, nguy hại. Vừa hôm qua họp dự án cải tao nâng công suất xử lý rác công nghiệp, y tế. Đang chờ nhà máy đốt rác phát điện công suất 4000 tấn/ngày đi vào hoạt động trong Quý 3,4 năm nay thì mới phần nào giải quyết đc vấn đề rác thải của HN.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 1/1/2022, trong đó quy định rác thải SH phải đc phân loại rồi mới đưa đi thu gom, xử lý. Với ý thức người dân và hạ tầng kỹ thuật như hiện nay, khó có thể làm triệt để phân loại ngay đc nhưng dần dần bắt buộc sẽ phải thực hiện vì k có hạ tầng nào kịp đầu tư để xử lý đc hết rác thải k phân loại như hiện nay. Phí vệ sinh mỗi người hiện chỉ 6000 đồng/tháng, k đủ bù đắp chi phí thu gom chứ chưa nói đến vận chuyển, xử lý. Tới đây, sẽ chuyển dần từ phí sang giá dịch vụ, tăng mức đóng góp để có thêm kinh phí thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy chuẩn môi trường, hạn chế chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế. Tất cả phải chung tay thì mới làm đc.
Công nhân vệ sinh mt vất vả từ xe đẩy tay, điểm cẩu rác, ép cuốn rác, chở đến nơi xử lý cũng 30-50km. Quy định phải chở đêm nhưng cũng k hết nên có khi phải chở ngày.