Du lịch Cát Bà chia làm 3 giai đoạn:
- Trước năm 2005:
Thời sơ khai, chưa nhiều thông tin do internet chưa phát triển, các forum hình thành hầu hết sau giai đoạn này.
Khi đó đi ra CB là một hành trình dài, vất vả, dịch vụ thiếu thốn, 1995-1998 mới có điện tại đảo Cát Bà, còn Cát Hải có trước đó, tầm 1991-1993.
Sau 2010 thì đấu nối đường dây 110kv khi đó CB chính thức vào giai đoạn phát triển (tự nhiên)
Khi đó thời gian di chuyển đường bộ qua hai phà, và chưa có đường QL5B mới nên du khách từ HN và các tỉnh phía Bắc tới Cát Bà trung bình từ 5-7 tiếng (HN-CB).
Lúc này có cách đi phà từ Tuần Châu sang phải đi vòng qua Bãi Cháy, chi phí cao nhưng trải nghiệm đi phà trên biển và thời gian nhanh hơn, có thể kết hợp đi Bãi Cháy và Cát Bà trong 3 ngày. Còn hình thức nữa là đi tàu cao tốc từ Đình Vũ hoặc bến Bính (HP) với chi phí cao hơn nhưng thời gian di chuyển ngắn, đỡ chờ đợi.
- Trước 09.2017:
Khánh thành cầu vượt biển Tân Vũ, Lạch Huyện khi đó chỉ còn 1 phà Gót - Cái Viềng với thời gian đi trên sông/biển khoảng 25-30 phút.
Lượng xe gia đình, du lịch đổ dồn về gây quá tải nghiêm trọng ở một số thời điểm cao vụ.
Du lịch CB đứng trước thách thức hội nhập, phát triển khi Sungroup được duyệt dự án đầu tư khu vui chơi, sân golf, biệt thự tại đảo với giá trị ~6.000 tỉ đồng. Lúc này mọi thông tin cónhièweu hơn trên mạng, du khách có thể dễ dàng đặt phòng, đặt tour trước chủ động cho chuyến đi của mình.
- Sau 09.2018:
Là giai đoạn phát triển của Cát Bà, riêng năm 2018 có hàng chục khách sạn mới được xây trong đó một số khách sạn 3*, thêm khách sạn 5* qui mô hơn 100 phòng quản lý bởi M Galery thuộc khu Sunrise và 3 tòa nhà với khoảng hơn 500 căn hộ phòng nghỉ 5* cao cấp.
Đây là thời điểm CB phát triển mạnh mẽ bám đuổi theo các địa danh du lịch như Hạ Long và một số nơi khác.
Bãi biển Tùng Thu được phát triển thêm và sau đó sẽ đến bãi Cát Đồn, Xuân Đám cách thị trấn 8km về phía ngược lại, gần sân golf của Sungroup.
1- Về hạ tầng và dịch vụ:
Hiện tại đường xá, qui hoạch, quản lý của CB còn khá yếu so với Quảng Ninh, dù đã được cải thiện nhiều trong 2018.
Đường thị trấn còn chưa sạch sẽ, thiếu chỗ để ô tô du lịch và xe gia đình, tình trạng bày bán hàng tràn lan lòng đường vỉa hè....nói chung còn rất nhốn nháo.
Số nhà hàng hiện tại tập trung ở các nhà bè nổi trước vịnh khu bến tàu du lịch. Một số khác tại khu mặt đường chính của thị trấn và trong nhiều khách sạn có phục vụ khách đặt ăn uống.
Còn có hiện tượng tranh thủ giá và còn chặt chém nên chủ động hỏi giá.
2- Về giao thông và di chuyển:
Mùa đẹp của Cát Bà thực ra không phải mùa Hè, mà là mùa Thu, Đông và cuối Xuân. Các mùa này trời mát, se lạnh, độ ẩm không khí thấp, nước biển xanh trong, mùa cây thay lá...vv
Đi vào các mua thấp điểm du lịch thì đỡ chờ cầu phà. Mùa cao điểm du lịch cần tránh các ngày cuối tuần, tránh đi trước 12h trưa, đi sau 17h thì đỡ chờ phà hơn.
Còn thích hợp và lợi thời gian nhất là đi từ Hà Nội trước 5h30 ngày thường, trước 5h00 ngày trong tuần hoặc trước 4h00 ngày cuối tuần thì đỡ chờ cầu phà.
Từ trung tâm HN xuống phà Gót khoảng 1h40 phút. Thời gian phà chạy trên sông 25-30 phút.
Vé phà: 190k/lượt cho xe dưới 9 chỗ, 12k/lượt với người đi bộ.
Vé cao tốc QL5B 210k/lượt toàn tuyến.
Chi phí xe gia đình: phía cầu phà và xăng khoảng 1.2-1.5tr/lượt.
Lượt về:
Nên rời thị trấn trước 8h ngày thường và trước 6h30 ngày cao điểm du lịch hoặc sau 18h30 để giảm thời gian chờ đợi.
Muốn trải nghiệm có thể đi 1 lượt đường ven biển, 1 lượt đường xuyên rừng.
Gửi xe ô tô trên thị trấn khá đắt, khoảng 180k/1 ngày đêm. Nếu ở ven thị trấn có chỗ để free tự bảo quản hoặc gửi trước cửa nhà dân.
Muốn trải nghiệm nên thuê xe máy đi quanh đảo, ngược lại cách thị trấn 8-9km có vài bãi tắm tự nhiên.
Xe điện rất tốt: 10k/lượt từ bãi tắm về hoặc ra, hoặc đi loạn quanh thị trấn.
Thuê chuyến 2 tiếng 220k đi được chừng 10-12 người.
3- Ăn gi, Chơi gì tại Cát Bà:
(update, giờ cháu đi nấu cơm trưa đã ạ)