em chưa hiểu sao các iq nhà mình không cho thay hết via ba toa sang loại vuông kiểu này nhỉ, vn là quốc gia xe máy, tình trang xe máy phi vỉa hè quá nhiều, đáng ra phải dùng loại vuông, thì cứ lắp loại nghiêng, thành ra xe máy càng dễ phi lên hơn
View attachment 8399974
Toàn IQ cao mà lị
PV: Vâng, đá bó vỉa hè vát chéo thì tiện cho việc dắt xe, nhưng vỉa hè vốn dành cho người đi bộ, cháu nghĩ để dạng hình hộp, hình vuông để ngăn xe máy đi lên thì sẽ tốt hơn ạ.
Ngày xưa từ thời Pháp người ta đã làm hình vuông rồi. Chắc là hồi xưa chưa có xe máy mấy, mình cũng không nắm rõ chuyện ấy.
PV: Thế còn về nguy hiểm với người đi bộ khi đi qua đoạn bó vỉa hè vát chéo, chú có thể kể thêm được không ạ?
Chú thấy nhiều người đi mà không chú ý, nhiều khi bước vào vỉa ba-toa là có mấy người bị ngã rồi.
Thời tiết bình thường, thanh niên giẫm vào mà không chú ý còn ngã chứ đừng nói đến chuyện trời mưa, những người già giẫm vào thì nguy hiểm thế nào.
PV: Theo chú thì vỉa hè này cần khắc phục điều gì để đảm bảo an toàn?
Đấy là theo kế hoạch của nhà nước mình thôi. Thứ hai là đường điện các thứ, tất cả phải hoàn thiện, cứ vừa làm xong lại bới lên thì đâu lại vào đấy.
Sau này mình làm ở những khu vực khác thì mình phải làm đá như Bờ Hồ ý thì nó sẽ bền, chứ còn đá này là đá tự nhiên thì nó hay bị vỡ.
Đá bó vỉa hè, dù có vát chéo hay không, đều tiềm ẩn nguy hiểm nếu đi bộ và dắt xe không chú ý
Trong quá trình giành lại vỉa hè cho người đi bộ, việc vát chéo đá bó vỉa hè là không cần thiết bởi nguy cơ trơn trượt cho cả khách bộ hành và người đi xe máy. Còn với những đoạn vỉa hè đã lát đá tự nhiên, người dân mong muốn gì để việc đi lại an toàn hơn? Chúng ta sẽ cùng tiếp tục trò chuyện với họ.
NV: Trời nắng ráo như thế này thì bình thường, nhưng khi nào trời mưa thì nó tạo ra những tình huống trơn trượt. Chính bà cô của mình đi tập thể dục buổi sáng sớm là bị trượt ngã, rạn xương tay.
Nó rất nguy hiểm, để ý mà xem, người ta đi tập thể dục buổi sáng, tại sao những người có tuổi hay đi bộ xuống lòng đường? Tại vì vỉa hè nó không an toàn. Nhất là những người đi giày thể thao, bây giờ hay có kiểu đế mỏng, đế nhẹ ý, nó càng trơn hơn.
PV: Vâng, với vỉa hè nói chung và phần bó vỉa nói riêng, anh thấy vật liệu gạch và bê tông trước đây với đá tự nhiên hiện tại, vật liệu nào phù hợp hơn?
Vật liệu bê tông phù hợp hơn vì bám đường hơn, bê tông vẫn là an toàn hơn. Nhưng mỗi cái có một đặc điểm riêng. Cái kia thì nó lại không phẳng như mặt đá này.
PV: Vâng, lựa chọn vật liệu là chuyện của những công trình chưa triển khai, còn với những đoạn vỉa hè hiện hữu thì theo anh nên có giải pháp gì?
Cứ giữ như thế này cũng được, trước mắt chưa tìm được vật liệu mới thì cứ làm độ nhám nhiều, nhưng đừng có sần sùi quá thì đi cũng khó chịu.
Nhiều người dân tự tạo độ nhám cho đá bỏ vỉa hè để tránh trượt ngã, trượt bánh xe
Những lo ngại về nguy cơ trơn trượt khi lát vỉa hè bằng vật liệu đá tự nhiên đã được dư luận đặt ra nhiều năm nay. Với phần bó vỉa, là nơi chuyển tiếp giữa vỉa hè và lòng đường, nguy cơ trơn trượt càng lớn hơn nếu người tham gia giao thông thiếu cẩn trọng.
Chính vì vậy, người dân mong muốn các ban, ngành chức năng sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng, lắng nghe góp ý từ các chuyên gia để lựa chọn vật liệu bó vỉa hè phù hợp và khắc phục những bất cập hiện nay để tránh những tai nạn không đáng có.
Nhiều tuyến đường tại Hà Nội đang hoàn thiện công trình lát đá vỉa hè. Dù vật liệu đá tự nhiên tạo cảnh quan cho đô thị, song không ít ý kiến e ngại về tình trạng trơn trượt, nhất là đá bó vỉa hè, có thể tiềm ẩn nguy hiểm nếu đi bộ và dắt xe không chú ý.
vovgiaothong.vn