Cụ giải thích kỹ hơn cho anh em vụ này đi nhé. Lửng lơ thế này nguy hiểm lắm.
VN mình mấy chục dân tộc anh em. Mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa đặc trưng riêng, rất thú vị. Đi lang thang ngoài thỏa mãn cái thú dịch chuyển nó còn đem đến cho lữ khách biết bao trải nghiệm mà nếu chỉ ngồi đút 2 chân vào gậm bàn thì ứ bao giờ có được./.
Cái thông tin mà em biết đc ở Huyện Trạm Tấu đó là sinh hoạt của họ rất bừa bãi trong cộng đồng của họ, anh em, họ hàng ngủ với nhau như ngóe.... nên có một thực tế là người Khơ Mú bị đồng huyết và trông xấu..... Nhưng người ngoài, dân tộc khác mà mon men tới "làm tý" thì liệu hồn!!!!Người Khơ Mú (tên gọi khác: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy), tiếng Thái: กำหมุ hay กำมุ, là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực miền bắc Lào. Họ cũng có thể thấy tại Myanma, tây nam Trung Quốc (trong châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam), Thái Lan, Việt Nam. Tại Việt Nam, họ được công nhận là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam, tuy nhiên tại Trung Quốc thì họ lại không được công nhận chính thức như là một dân tộc tách biệt mà được đặt trong một thể loại rộng là các nhóm sắc tộc không phân loại. Ngôn ngữ của họ là tiếng Khơ Mú, một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, họ sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái với số dân theo điều tra dân số năm 1999 khoảng 56.542 người[2].
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khơ Mú ở Việt Nam có dân số 72.929 người, cư trú tại 44 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Khơ Mú cư trú tập trung tại các tỉnh: Nghệ An (35.670 người, chiếm 48,9 % tổng số người Khơ Mú tại Việt Nam), Điện Biên (16.200 người), Sơn La (12.576 người), Lai Châu (6.102 người), Yên Bái (1.303 người), Thanh Hóa (781 người)[3].
Hôn nhân gia đình
Ở gia đình người Khơ Mú, vợ chồng bình đẳng, chung thủy. Người Khơ Mú có tục cưới rể một năm, sau đó mới đưa vợ về nhà mình. Khi ở nhà vợ, người chồng đổi họ theo vợ, còn nếu có con thì con theo họ mẹ, trái lại khi về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng và các con lại mang họ bố. Người cùng dòng họ không được lấy nhau, nhưng con trai cô được lấy con gái cậu. Trong việc dựng vợ gả chồng và trong cuộc sống gia đình, vai trò của người cậu đối với các cháu rất quan trọng.
Cái này thì khác với nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Khơ_Mú mà em trích dẫn ở trên ah