- Biển số
- OF-326299
- Ngày cấp bằng
- 8/7/14
- Số km
- 974
- Động cơ
- 295,670 Mã lực
Kính các cụ,
Nhân có một chuyện liên quan đến tình huống đèn vàng mà xe vẫn đi qua vạch dừng(vạch 1.12), tui thấy một số cụ nói như thế là sai (phạm luật), một số cụ nói ko sai (không phạm luật). Tôi lập riêng thớt này để trao đổi cụ thể xem tình huống đó ntn? Được hay ko được? (Sai hay ko sai?). Khi nào thì được, khi nào thì ko được? (Khi nào thì sai, khi nào thì ko sai?)
Trao đổi ở đây tui muốn trên góc độ pháp luật.
Hiện tui biết có 2 văn bản pháp luật có quy định đối với việc điều kiển xe khi gặp đèn vàng. Đó là Điều khoản 10.3.c của Luật Giao thông đường bộ 2008 (gọi tắt Luật GTĐB) và Điều khoản 9.3.2 tại Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ (gọi tắt QC41). Xin trích 2 điều khoản đó ở đây (kèm thêm cả mấy khoản nói về đèn xanh, đèn đỏ và bỏ khoản nói về đèn vàng nhấp nháy):
- Điều khoản 10.3 của Luật GTĐB 2008:
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
- Điều khoản 9.3 của QC41:
9.3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu:
9.3.1. Tín hiệu xanh: Cho phép đi;
9.3.2. Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
9.3.4. Tín hiệu đỏ: Cấm đi.
(Ngoài 2 văn bản quy định phải điều kiển xe ntn khi gặp đèn vàng, hiện tui ko biết có văn bản pháp luật nào nữa ko. Cụ nào mà có thì chỉ giúp nhé. Chú ý là văn bản quy định đi như nào là đúng, ko đúng, chứ ko phải chế tài xử phạt đâu nhé).
Để trao đổi tập trung, tui xin đề nghị: Các tình huống mang ra phân tích là các tình huống bình thường, phổ biến. Không xem xét các tình huống đặc biệt, như có sự cố kỹ thuật về đèn, có sự cố bất thường xảy ra trên đường, quy định tạm thời vì 1 sự kiện nào đó... Đèn giao thông là loại bình thường, ko kèm đèn đếm ngược hay đèn phụ
P.S Tui theo quan điểm: khi đèn vàng sáng, xe đi qua vạch dừng hoàn toàn có thể được (lúc ko phạm luật, lúc phạm luật, tùy tình huống cụ thể)
Mời các cụ vào chia sẻ ạ! Vodka tui đã mở sẵn
Nhân có một chuyện liên quan đến tình huống đèn vàng mà xe vẫn đi qua vạch dừng(vạch 1.12), tui thấy một số cụ nói như thế là sai (phạm luật), một số cụ nói ko sai (không phạm luật). Tôi lập riêng thớt này để trao đổi cụ thể xem tình huống đó ntn? Được hay ko được? (Sai hay ko sai?). Khi nào thì được, khi nào thì ko được? (Khi nào thì sai, khi nào thì ko sai?)
Trao đổi ở đây tui muốn trên góc độ pháp luật.
Hiện tui biết có 2 văn bản pháp luật có quy định đối với việc điều kiển xe khi gặp đèn vàng. Đó là Điều khoản 10.3.c của Luật Giao thông đường bộ 2008 (gọi tắt Luật GTĐB) và Điều khoản 9.3.2 tại Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ (gọi tắt QC41). Xin trích 2 điều khoản đó ở đây (kèm thêm cả mấy khoản nói về đèn xanh, đèn đỏ và bỏ khoản nói về đèn vàng nhấp nháy):
- Điều khoản 10.3 của Luật GTĐB 2008:
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;
- Điều khoản 9.3 của QC41:
9.3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu:
9.3.1. Tín hiệu xanh: Cho phép đi;
9.3.2. Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
9.3.4. Tín hiệu đỏ: Cấm đi.
(Ngoài 2 văn bản quy định phải điều kiển xe ntn khi gặp đèn vàng, hiện tui ko biết có văn bản pháp luật nào nữa ko. Cụ nào mà có thì chỉ giúp nhé. Chú ý là văn bản quy định đi như nào là đúng, ko đúng, chứ ko phải chế tài xử phạt đâu nhé).
Để trao đổi tập trung, tui xin đề nghị: Các tình huống mang ra phân tích là các tình huống bình thường, phổ biến. Không xem xét các tình huống đặc biệt, như có sự cố kỹ thuật về đèn, có sự cố bất thường xảy ra trên đường, quy định tạm thời vì 1 sự kiện nào đó... Đèn giao thông là loại bình thường, ko kèm đèn đếm ngược hay đèn phụ
P.S Tui theo quan điểm: khi đèn vàng sáng, xe đi qua vạch dừng hoàn toàn có thể được (lúc ko phạm luật, lúc phạm luật, tùy tình huống cụ thể)
Mời các cụ vào chia sẻ ạ! Vodka tui đã mở sẵn
Chỉnh sửa cuối: