- Biển số
- OF-335434
- Ngày cấp bằng
- 19/9/14
- Số km
- 31,010
- Động cơ
- 970,358 Mã lực
Lễ ở đây đâu chỉ là lễ phép đâu?
Được như cái bôi đậm màu đen thì đã quá tốt. Thực tế hiện tại người lớn dựa vào cái lễ để trấn áp trẻ con. Thầy cô dựa vào nó để đè nén học trò. Gần như cái lễ theo chiều ngược lại thì chẳng có.Nếu nghĩ Lễ là lễ phép là không đúng, nó là một bộ quy tắc về hành vi ứng xử giữa người học-người dạy học và giữa người học với nhau, hạn chế trong không gian giáo dục. Muón có tư duy độc lập, có chính kiến thì lại nằm ở đoạn "hậu học văn".
Giữa chữ Lễ của quá khứ và chữ EQ (emotion quality) mà các nhà giáo dục Tây đưa ra liệu có giao hòa được với nhau không, đấy mới là cái các nhà thiết kế giáo dục nước mình cần xem xét.
Có lẽ căng khẩu hiệu thế thôi chứ chưa ai làm cho chữ đó thực sự sống động, nhiều người dùng đến một cách tự nhiên như cơm ăn nước uống.Được như cái bôi đậm màu đen thì đã quá tốt. Thực tế hiện tại người lớn dựa vào cái lễ để trấn áp trẻ con. Thầy cô dựa vào nó để đè nén học trò. Gần như cái lễ theo chiều ngược lại thì chẳng có.
Nên bổ sung 5 điều Bác Hồ dạy= 5plus (+): Thêm Yêu bản thân & gia đình (người thân)... rồi mới tới Yêu Tổ Quốc+ đồng bào...Không biết 5 điều Bác Hồ dậy đã bỏ chưa nhỉ? Nếu chưa thì tôi cũng đề nghị bỏ
Lý do sao phải bỏ thế cụ? Giờ nó sai à?
Cụ viết hồi ký, thêm tí gái gú vào bán kịch bản là có quả phim drama xì tai Hàn Quốc ngay đấyHồi mới ra trường em từng đi dạy, từng đứng bục giảng 2 năm. Trong cuộc họp phụ huynh em nói:
“Nếu các phụ huynh không tuân thủ kỷ luật thép của tôi thì mời các vị đem con về nhà mà dạy, nếu vị nào cần ghi âm tôi sẽ nói lại, tôi chịu trách nhiệm về lời nói của mình”
Có thằng HS lớp 9 chầm dao đuổi chém thầy thể dục, gia đình nó còn đến làm ầm trường. Ít hôm sau em lên lớp nó, ban đầu em phê bình nó rất bình thường, nhưng nó bảo “ông thích cái gì nào”. Em bảo nó đứng lên, em cầm quyển đại số vả liên tọi vào mặt nó khoảng 20 cái. Nó đứng im ko thèm đỡ!!!
Em bảo “mày có dao thì lôi ra đi, mày gọi bố mày lên đây tao cân nốt”
Sau chả thấy gì. Cái trường này nổi tiếng học sinh gấu, bố mẹ cũng hùa theo con. Nhưng em điều trị đc, từ đó hs cả trường sợ em một phép. Hiệu trưởng phát hiểu lúc chào cờ cả trường nói chuyện ầm ầm. Em xỏ tay túi quần từ trong phòng hội đồng đi ra cả trương im phăng phắc!
Cả làng láo toét giang hồ mà mình ko bất khuất thì chỉ có đi dạy dỗ trong tủi nhục thôi. Em bỏ nghề quá lâu rồi nhưng ở huyện đó tên em vẫn được lưu truyền
Tôi vodka cụ này vì nói phóng đại tô màu về một/nhiều nền giáo dục khác mặc dù không có kiến thức liên quan.Đồng ý nhen, gỡ khẩu hiệu trước tiên. Sau đó gỡ luôn danh xưng “thầy cô” vì nghe nó có vẻ kính trọng bề trên quá, hãy thay nó bằng “thợ dạy A- B-C” để nó thể hiện sự bình đẳng vai vế. Mặc khác ko được gọi học sinh là “em” mà phải gọi là “khách hàng thân mến” khi tới lớp gặp nhau thì “thợ dạy” phải cúi đầu chào khách và ngày 20/11 nên đổi thành ngày tri ân khách hàng. Các thợ dạy có nhiệm vụ tới từng nhà quí khách gửi quà/ thiệp mừng… làm hết mọi thứ như vậy thì mới tạo ra được môi trường phản biện, tranh luận, bình đẳng. Giáo dục mới phát triển như tây/ Mỹ
Cụ nói em mới nhớ. Đúng là thời xưa đi học không hề có khẩu hiệu Tiên Lễ Hậu Văn này.Báo cáo các cụ, thời của em đi học tức là thời trước cải cách giáo dục, dưới mái trường XHCN hoàn toàn không có khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " này, mà chỉ có các khẩu hiệu như " Dạy thật tốt, Học thật tốt ", "Thi đua Dạy tốt - Học tốt", " Học , học nữa, học mãi ","Tất cả vì học sinh thân yêu ", " Tri thức là sức mạnh ", "Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ".....
Nói thẳng ra là khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " không được sử dụng, vì nó là tàn dư của thời phong kiến, không nhà trường phía Bắc nào sử dụng. Khẩu hiệu này chỉ các cụ học trong Nam thời trước giải phóng nhà trường mới dùng.
Khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn ", chữ Lễ ở đây chính là lễ nghĩa là cái khuôn mẫu phép tắc về hành xử, đề cao rằng người quân tử thì xem trọng trọng lễ nghĩa hơn tri thức , mà chuẩn mực của lễ nghĩa theo Nho Giáo chính là " Tam cương ngũ thường ", bao gồm: Tam Cương : , quân thần cương : bổn phận đối với Vua, phụ tử cương: bổn phận đối với Cha / đạo cha con., phu thê cương: bổn phận đối với vợ / đạo vợ chồng. Ngũ Thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nói một cách khác các cụ nhà Nho lấy tam cương ngũ thường làm gốc, lấy văn chương chữ nghĩa làm ngọn.
" Nếu không có lễ, lấy gì mà phân biệt nghĩa vua tôi, trên dưới cho có đạo lý?: “Trong những cái của dân cậy mà sinh hoạt thì lễ là to hơn cả. Không có lễ thì không phân biệt ngôi vua tôi, trên dưới , lớn bé; không có lễ thì không có thể phân biệt cái lòng thân của trai gái, cha con, anh em, sự giao tiếp về hôn nhân về người thân hay người sơ” ( Lễ ký: Ai công vấn, XXVII)
Tuy nhiên sau thời kỳ đổi mới, xã hội khá khẩm có của ăn của để, nói cách khác là " Phú quí sinh lễ nghĩa " thì tự dưng nó được áp dụng trở lại. và nghĩa của nó bị suy diễn lung tung như : học làm người trước khi học tri thức, hay : Học đạo dức trước khi hoặc văn hóa...bla, bla
Nếu như vẫn giữ lại khẩu hiệu này, thì em đề nghị thêm một vế " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư " cho nó cân. Để em vào ngày tết nhất, 20-11 đi lễ Tết thầy cô , mà không cảm thấy ngại.
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bàoKhông nhất thiết chỉ sai mới bỏ, mà đúng cũng có thể bỏ, nếu nó không mang lại hiệu quả, không phù hợp với bối cảnh cuộc sống hiện tại.