[Funland] Đề xuất tách miền Trung làm hai, mở rộng và đổi tên vùng Đồng bằng sông Hồng

Dobian

Xe buýt
Biển số
OF-728706
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
756
Động cơ
80,453 Mã lực
Ko biết tách đổi xong thì đời sống có khác gì?
Đề xuất tách miền Trung làm hai, mở rộng và đổi tên vùng Đồng bằng sông Hồng
04/06/20 16:16


Phó ********* Trịnh Đình Dũng

Mở rộng, đổi tên vùng Đồng bằng Sông Hồng

Sáng nay 4/6, Phó ********* Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về phân vùng giai đoạn 2021-2030 để triển khai Luật quy hoạch. Tại cuộc họp, ********** Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương trình bày 2 phương án phân vùng giai đoạn 2021 - 2030,

Theo đó, phương án một là giữ nguyên 2 vùng (vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Tách vùng Trung du và Miền núi phía Bắc hiện tại thành vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Đồng thời tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện tại thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (tỉnh Thừa Thiên – Huế đưa vào vùng Nam Trung Bộ), điều chỉnh 1 tỉnh (Bình Thuận) sang vùng Đông Nam Bộ và gộp 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Đắk Nông) vào vùng Nam Trung Bộ. Vùng Đông Nam Bộ mới được hình thành trên cơ sở vùng Đông Nam Bộ hiện nay và bổ sung thêm 2 tỉnh (Lâm Đồng và Bình Thuận).



Vùng Đồng bằng Sông Hồng hiện tại

Đối với phương án 2, ông Phương cho hay, được xây dựng trên cơ sở phương án phân vùng giai đoạn 2011 – 2020 hiện nay, tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành 2 vùng: vùng Bắc Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ.

Đồng thời mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang để trở thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ.

Theo ông Phương, phương án 2 có tính kế thừa phương án phân vùng trước đây, tính ổn định cao và ít gây xáo trộn về vùng. Mở rộng không gian phát triển mới cho vùng Đồng bằng sông Hồng, hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ và tạo điều kiện cho một số tỉnh trước đây thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có điều kiện phát triển nhanh hơn. Khắc phục được hạn chế vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có khoảng cách quá dài.

Phân vùng để làm gì?

Trước đề xuất này, GS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội khoa học kinh tế Việt Nam đặt vấn đề “phân vùng để làm gì”, nếu sau khi làm quy hoạch vùng xong rồi mà chỉ xuân thu nhị kỳ họp với nhau để cộng số liệu, hứa hẹn, vui vẻ với nhau nhưng không có thể chế nào để liên kết vùng thì không có ý nghĩa.

Trong khi đó, PGS - TS Trần Trọng Hanh, Nguyên ********* Vụ Kiến trúc quy hoạch, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Kiến trúc Hà Nội cũng cho rằng, cái thiếu lâu nay không phải là không có quy hoạch mà thiếu thể chế để liên kết, phát triển vùng. Từ đó, ông đề nghị cần nghiên cứu thể chế, cải cách cơ chế tài khóa để tránh tình trạng hiện nay là nguồn lực rơi vào từng bộ, ngành mà không có nguồn lực dành cho phát triển vùng.



GS Nguyễn Quang Thái phát biểu tại hội nghị

Theo Phó ********* Trịnh Đình Dũng, quy hoạch vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống quy hoạch quốc gia, là quy hoạch có tính tích hợp đa ngành, nhằm đưa ra phương hướng phát triển tổng thể, đồng bộ của toàn vùng.

Quy hoạch vùng làm nổi bật lên những đặc trưng, tạo ra không gian kết nối, hỗ trợ và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong Vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần, bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng, nhiều người vẫn nói chúng ta phân vùng chỉ để phân vùng, mà chưa có ý nghĩa thực sự trong đầu tư, chính sách phát triển vùng.

“Nhiều vùng thành ra câu lạc bộ vui vẻ chứ không phải chỉ đạo vùng, liên kết vùng, chính sách vùng”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, việc phân vùng để quy hoạch cụ thể từng vùng, từ đó khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương trong vùng, toàn vùng để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng thông qua phân công, hợp tác và hệ thống hạ tầng.

Văn Kiên

Nguồn Tiền Phonghttps://www.tienphong.vn/xa-hoi/de-xuat-tach-mien-trung-lam-hai-mo-rong-va-doi-ten-vung-dong-bang-song-hong-1668275.tpo
Phân vùng lại như này có tốn tiền ngân sách nhà nước không ?
Nếu tốn tiền ngân sách NN thì thôi, dẹp đi. Còn nếu không tốn thêm 1 xu nào tiền NSNN thì OK.
 
Chỉnh sửa cuối:

loithuxua

Xe tăng
Biển số
OF-10010
Ngày cấp bằng
22/9/07
Số km
1,537
Động cơ
792,624 Mã lực
Thế thì bộ dục lại được thay sách giáo khoa địa lý phổ thông lần nữa ạ?
hây da, đọc còm này của mợ mà em ngả ngữa, lại có kinh phí chia nhau rồi, ông bà phòng lạnh sao mà khôn hơn người
 
Chỉnh sửa cuối:

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,453
Động cơ
495,079 Mã lực
Tách dư lào hợp cho các bác chén thì tách, cá nhân em đề xuất làm cầu truyền hình cho 3 huyện của 3 tỉnh kết nghĩa với nhao bao gồm: Khoái Châu - Giao Thủy - Quỳ Hợp gọi là chương trình truyền hình Khoái Giao Hợp cho nó rực rỡ =))
 

Mrs.Xòa

Xe tải
Biển số
OF-484390
Ngày cấp bằng
16/1/17
Số km
262
Động cơ
196,179 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E thì hạn hẹp kiến thức, mà e thấy nó có lợi hơn gì k nhỉ? Hay thừa gấy vẽ voi, mấy ông lâu lâu lại nghĩ ra cải cách. Xin chỉ giáo
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
4,528
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Giá thịt Lon ngoài chợ em thấy vẫn cao, đường vẫn tắc, giờ đổi thêm địa giới hành chính nữa là mọi người mua thêm việc thay đổi phường, xã, quận, huyện trong tất cả các loại giấy tờ. Thôi em mới nghĩ đuọc có vậy. Quá vui luôn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top