Thời gian qua vấn đề đi tìm lời giải bài toán giao thông trở nên rất nóng,.. Em xin mạn phép giới thiệu cùng các bác một bài viết về vấn đề này để mọi người cùng góp ý trên tinh thần xây dựng và tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho vấn đề giao thông hiện nay. Tác giả bài viết này là một KTS ( Đại ca của em ạ ) Anh ấy đã nhiều lần hiến kế về các giải pháp giao thông, bài viết này đã được dăng trên báo giao thông vận tải điện tử và báo vietnamnet. Cá nhân em rất tâm đắc với giải pháp cho các ngã tư trong bài viết này.
Sau đây là toàn văn bài viết
Trăn trở với những vấn đề "nóng" về hệ thống giao thông hiện tại, KTS Trần Quang Bình (Hà Nội) đã có những phân tích sâu sắc về thực trạng và giải pháp dưới đây.
Kính gửi ông bộ trưởng Bộ GTVT!
Trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng liên tục đăng đàn trên thông tin đại chúng để biểu thị thị sự quyết liệt cải thiện tình trạng giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mọi người dân đều nhận thấy sự quyết tâm của Bộ trưởng. Tuy nhiên muốn làm được điều đó cần có các giải pháp hết sức cụ thể và thiết thực.
Là một trong những người trăn trở nhiều năm về vấn đề này, tôi mạnh dạn đề xuất ý nghĩ của mình để ông tham khảo nhằm góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại hai đô thị lớn.
Nguyên nhân gây ùn tắc
Nếu không xét nguyên nhân gây ùn tắc là hạ tầng giao thông yếu kém, thì nguyên nhân còn lại sẽ là các phương tiện tham gia giao thông.
Vậy trong các phương tiện như xe bus, ô tô con, xe máy, xe đạp thì phương tiện nào là nguyên nhân chính gây ùn tắc?
Một số ý kiến nhận định: Thủ phạm gây ùn tắc là xe máy. Nếu vậy bỗng một ngày đẹp trời các xe máy biến thành xe đạp thì còn ùn tắc hay không? Xin thưa, càng ùn tắc bởi diện tích chiếm mặt đường của xe đạp và xe máy gần như nhau trong khi vận tốc xe đạp chỉ bằng một phần ba xe máy (xe đi càng nhanh càng thoát đường).
Nếu chịu khó quan sát ta sẽ thấy hiện nay lượng ô tô con và xe bus đang chiếm ít nhất 2/3 diện tích mặt đường. Vậy xe máy không phải là nguyên nhân.
Nguyên nhân chính gây ùn tắc là ô tô con và xe bus. Ô tô con thì quá đông, xe bus thì quá to, cồng kềnh và thiếu linh hoạt, trong khi đường thì quá nhỏ.
Vậy lời giải cho bài toán giao thông hiện nay là:
- Cấm hoặc hạn chế ô tô con đi vào một số tuyến phố.
- Thay đổi mô hình xe bus.
- Tăng cường năng lực thông xe tại các nút giao thông.
- Phát triển nhanh hệ thống hạ tầng giao thông.
Với các lý lẽ trên, tôi xin đề xuất các giải pháp như sau:
Giải pháp lâu dài:
- Xây dựng lộ trình cụ thể về việc di rời một số bệnh viện, trường đại học ra khỏi trung tâm thành phố để giảm mật độ giao thông nội đô.
- Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch cải tạo đô thị nhằm giảm bớt diện tích chiếm đất của các công trình xây dựng để tăng quỹ đất mở rộng diện tích giao thông và bãi đỗ xe.
- Từng bước xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại như xe bus, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm…
- Xây dựng hệ thống quản lý giao thông tiến bộ như các nước trong khu vực.
Do điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, các giải pháp trên chưa thể thực hiện trong một sớm một chiều, trong khi vấn đề giao thông tại hai thành phố lớn vẫn đang là vấn đề nóng bỏng. Do đó cần kết hợp giải pháp lâu dài với giải pháp tạm thời trước mắt.
Giải pháp tạm thời:
- Thuê các chuyên gia tin học thiết kế phần mềm máy tính mô phỏng hiện trạng giao thông tại hai thành phố lớn nhằm có được các thông số cụ thể và chính xác về tình trạng giao thông, qua đó xây dựng hệ thống giao thông hợp lý nhất.
- Cần lập một số khu vực cấm ô tô con. Tại đây chỉ được phép đi bộ, đi xe đạp, xe máy, xe bus loại nhỏ, đồng thời lấy một số tuyến phố tiếp giáp với nó làm bãi đỗ xe vì không còn quỹ đất (có thể làm bãi đỗ xe 2 tầng, tầng trên để xe máy và được lắp gép bằng sắt. Khi nào không cần thì tháo dỡ).
- Chìa khóa để giải quyết ùn tắc là giải quyết tốt các xung đột tại các nút giao thông. Do đó tại các nút giao thông hay ùn tắc sẽ xây dựng hệ thống cầu vượt cho xe máy (do cấp tải trọng nhỏ nên thi công nhanh, kinh phí thấp).
Hệ thống này tổ chức theo kiểu hình xuyến trên cao và có thể có làn đường cho người đi bộ. Kết cấu của hệ thống làm bằng thép, được chế tạo trong nhà máy sau đó mang ra lắp ghép.
Chiều rộng một làn cầu vượt chỉ cần khoảng 2,5 - 3m, vành xuyến rộng 3,5 - 4m, độ dốc 7- 8% . Tùy theo các nút giao thông sẽ có thiết kế cụ thể như tuyến phố hẹp, cầu dẫn có thể lấn vào vỉa hè, bổ xung cầu thang cho người đi bộ.
Thời gian thi công một nút này khoảng 30- 45 ngày (xem hình ảnh minh họa kèm theo). Khi có tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, nó hết vai trò thì có thể tháo dỡ đi. Chìa khóa để giải quyết ùn tắc là giải quyết tốt các xung đột tại các nút giao thông. Do đó tại các nút giao thông hay ùn tắc sẽ xây dựng hệ thống cầu vượt cho xe máy (do cấp tải trọng nhỏ nên thi công nhanh, kinh phí thấp).
- Đưa vào thử nghiệm loại xe bus nhỏ 12- 20 chỗ, có nhiều lối lên xuống bên phải và không cần điều hòa không khí. Với loại xe này các bến đỗ chỉ nên cách nhau 400 - 500m và thời gian đón trả khách khoảng 5 -7 giây (một điều chắc chắn đi xe bus này sẽ không phải đứng, không phải chen chúc và không sợ móc túi). Nếu thuận lợi thì áp dụng đại trà nhằm dần thay thế xe máy.
- Gần các nút giao thông, xây dựng cầu vượt cho người đi bộ nhưng đơn giản và thẩm mỹ hơn các cầu đã xây dựng. Mặt cầu chỉ cần rộng 1,2 -1,5m và không cần mái che, nhằm mục đích cho phép các phương tiện tại các nút đó luôn được rẽ phải.
- Hiện vấn đề phân làn ô tô và xe máy tại một số tuyến đường ở Hà Nội rất lộn xộn và thiếu hiệu quả. Theo tôi dải phân cách bằng sắt hiện đang dùng nên thay bằng dải cao su rộng 10-12cm dày 2-3cm (vát 2 bên) bắt vít xuống đường. Như vậy ô tô dẽ dàng đi qua để chuyển làn sang phải, còn xe máy sẽ bị cản trở khi lấn tuyến sang trái và ít gây tai nạn.
Ngoài ra, tại các nút giao thông, vạch dừng chờ đèn tín hiệu của ô tô phải ở phía sau vạch dừng của xe máy chờ rẽ trái (với khoảng cách từ 5 -6m) nhằm tránh giao cắt gữa 2 phương tiện.
Hệ thống này tổ chức theo kiểu hình xuyến trên cao và có thể có làn đường cho người đi bộ. Kết cấu của hệ thống làm bằng thép, được chế tạo trong nhà máy sau đó mang ra lắp ghép.
Thay cho lời kết
Các phương tiện tham gia giao thông có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Nếu vi phạm đã có các chế tài sử phạt.
Các nhà tổ chức, quản lý giao thông được trả lương bằng sự đóng thuế của người dân, nếu họ không làm tốt công việc của mình mà để xảy ra các sự bất hợp lý gây thiệt hại cho người tham gia giao thông và cho xã hội thì họ có bị xử phạt không?
Nếu câu trả lời là không, e rằng giao thông tại hai thành phố lớn sẽ khó được cải thiện.
Trên đây là một số thiển nghĩ của tôi không ngoài ý muốn góp một tiếng nói về vấn đề đang liên quan đến tất cả mọi người dân đang sống tại hai thành phố lớn.
Xin kính chúc Bộ trưởng sức khỏe và thực hiện thành công nhiệm vụ của mình.
KST. Trần Quang Bình
Sau đây là toàn văn bài viết
Trăn trở với những vấn đề "nóng" về hệ thống giao thông hiện tại, KTS Trần Quang Bình (Hà Nội) đã có những phân tích sâu sắc về thực trạng và giải pháp dưới đây.
Kính gửi ông bộ trưởng Bộ GTVT!
Trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng liên tục đăng đàn trên thông tin đại chúng để biểu thị thị sự quyết liệt cải thiện tình trạng giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mọi người dân đều nhận thấy sự quyết tâm của Bộ trưởng. Tuy nhiên muốn làm được điều đó cần có các giải pháp hết sức cụ thể và thiết thực.
Là một trong những người trăn trở nhiều năm về vấn đề này, tôi mạnh dạn đề xuất ý nghĩ của mình để ông tham khảo nhằm góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại hai đô thị lớn.
Nguyên nhân gây ùn tắc
Nếu không xét nguyên nhân gây ùn tắc là hạ tầng giao thông yếu kém, thì nguyên nhân còn lại sẽ là các phương tiện tham gia giao thông.
Vậy trong các phương tiện như xe bus, ô tô con, xe máy, xe đạp thì phương tiện nào là nguyên nhân chính gây ùn tắc?
Một số ý kiến nhận định: Thủ phạm gây ùn tắc là xe máy. Nếu vậy bỗng một ngày đẹp trời các xe máy biến thành xe đạp thì còn ùn tắc hay không? Xin thưa, càng ùn tắc bởi diện tích chiếm mặt đường của xe đạp và xe máy gần như nhau trong khi vận tốc xe đạp chỉ bằng một phần ba xe máy (xe đi càng nhanh càng thoát đường).
Nếu chịu khó quan sát ta sẽ thấy hiện nay lượng ô tô con và xe bus đang chiếm ít nhất 2/3 diện tích mặt đường. Vậy xe máy không phải là nguyên nhân.
Nguyên nhân chính gây ùn tắc là ô tô con và xe bus. Ô tô con thì quá đông, xe bus thì quá to, cồng kềnh và thiếu linh hoạt, trong khi đường thì quá nhỏ.
Vậy lời giải cho bài toán giao thông hiện nay là:
- Cấm hoặc hạn chế ô tô con đi vào một số tuyến phố.
- Thay đổi mô hình xe bus.
- Tăng cường năng lực thông xe tại các nút giao thông.
- Phát triển nhanh hệ thống hạ tầng giao thông.
Với các lý lẽ trên, tôi xin đề xuất các giải pháp như sau:
Giải pháp lâu dài:
- Xây dựng lộ trình cụ thể về việc di rời một số bệnh viện, trường đại học ra khỏi trung tâm thành phố để giảm mật độ giao thông nội đô.
- Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch cải tạo đô thị nhằm giảm bớt diện tích chiếm đất của các công trình xây dựng để tăng quỹ đất mở rộng diện tích giao thông và bãi đỗ xe.
- Từng bước xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại như xe bus, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm…
- Xây dựng hệ thống quản lý giao thông tiến bộ như các nước trong khu vực.
Do điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, các giải pháp trên chưa thể thực hiện trong một sớm một chiều, trong khi vấn đề giao thông tại hai thành phố lớn vẫn đang là vấn đề nóng bỏng. Do đó cần kết hợp giải pháp lâu dài với giải pháp tạm thời trước mắt.
- Thuê các chuyên gia tin học thiết kế phần mềm máy tính mô phỏng hiện trạng giao thông tại hai thành phố lớn nhằm có được các thông số cụ thể và chính xác về tình trạng giao thông, qua đó xây dựng hệ thống giao thông hợp lý nhất.
- Cần lập một số khu vực cấm ô tô con. Tại đây chỉ được phép đi bộ, đi xe đạp, xe máy, xe bus loại nhỏ, đồng thời lấy một số tuyến phố tiếp giáp với nó làm bãi đỗ xe vì không còn quỹ đất (có thể làm bãi đỗ xe 2 tầng, tầng trên để xe máy và được lắp gép bằng sắt. Khi nào không cần thì tháo dỡ).
- Chìa khóa để giải quyết ùn tắc là giải quyết tốt các xung đột tại các nút giao thông. Do đó tại các nút giao thông hay ùn tắc sẽ xây dựng hệ thống cầu vượt cho xe máy (do cấp tải trọng nhỏ nên thi công nhanh, kinh phí thấp).
Hệ thống này tổ chức theo kiểu hình xuyến trên cao và có thể có làn đường cho người đi bộ. Kết cấu của hệ thống làm bằng thép, được chế tạo trong nhà máy sau đó mang ra lắp ghép.
Chiều rộng một làn cầu vượt chỉ cần khoảng 2,5 - 3m, vành xuyến rộng 3,5 - 4m, độ dốc 7- 8% . Tùy theo các nút giao thông sẽ có thiết kế cụ thể như tuyến phố hẹp, cầu dẫn có thể lấn vào vỉa hè, bổ xung cầu thang cho người đi bộ.
Thời gian thi công một nút này khoảng 30- 45 ngày (xem hình ảnh minh họa kèm theo). Khi có tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, nó hết vai trò thì có thể tháo dỡ đi. Chìa khóa để giải quyết ùn tắc là giải quyết tốt các xung đột tại các nút giao thông. Do đó tại các nút giao thông hay ùn tắc sẽ xây dựng hệ thống cầu vượt cho xe máy (do cấp tải trọng nhỏ nên thi công nhanh, kinh phí thấp).
- Gần các nút giao thông, xây dựng cầu vượt cho người đi bộ nhưng đơn giản và thẩm mỹ hơn các cầu đã xây dựng. Mặt cầu chỉ cần rộng 1,2 -1,5m và không cần mái che, nhằm mục đích cho phép các phương tiện tại các nút đó luôn được rẽ phải.
- Hiện vấn đề phân làn ô tô và xe máy tại một số tuyến đường ở Hà Nội rất lộn xộn và thiếu hiệu quả. Theo tôi dải phân cách bằng sắt hiện đang dùng nên thay bằng dải cao su rộng 10-12cm dày 2-3cm (vát 2 bên) bắt vít xuống đường. Như vậy ô tô dẽ dàng đi qua để chuyển làn sang phải, còn xe máy sẽ bị cản trở khi lấn tuyến sang trái và ít gây tai nạn.
Ngoài ra, tại các nút giao thông, vạch dừng chờ đèn tín hiệu của ô tô phải ở phía sau vạch dừng của xe máy chờ rẽ trái (với khoảng cách từ 5 -6m) nhằm tránh giao cắt gữa 2 phương tiện.
Hệ thống này tổ chức theo kiểu hình xuyến trên cao và có thể có làn đường cho người đi bộ. Kết cấu của hệ thống làm bằng thép, được chế tạo trong nhà máy sau đó mang ra lắp ghép.
Thay cho lời kết
Các phương tiện tham gia giao thông có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Nếu vi phạm đã có các chế tài sử phạt.
Các nhà tổ chức, quản lý giao thông được trả lương bằng sự đóng thuế của người dân, nếu họ không làm tốt công việc của mình mà để xảy ra các sự bất hợp lý gây thiệt hại cho người tham gia giao thông và cho xã hội thì họ có bị xử phạt không?
Nếu câu trả lời là không, e rằng giao thông tại hai thành phố lớn sẽ khó được cải thiện.
Trên đây là một số thiển nghĩ của tôi không ngoài ý muốn góp một tiếng nói về vấn đề đang liên quan đến tất cả mọi người dân đang sống tại hai thành phố lớn.
Xin kính chúc Bộ trưởng sức khỏe và thực hiện thành công nhiệm vụ của mình.
KST. Trần Quang Bình