[Thảo luận] Đề xuất một giải pháp cho vấn đề giao thông hiện nay

Kit07

Xe hơi
Biển số
OF-99962
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
193
Động cơ
399,830 Mã lực
Thời gian qua vấn đề đi tìm lời giải bài toán giao thông trở nên rất nóng,.. Em xin mạn phép giới thiệu cùng các bác một bài viết về vấn đề này để mọi người cùng góp ý trên tinh thần xây dựng và tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho vấn đề giao thông hiện nay. Tác giả bài viết này là một KTS ( Đại ca của em ạ ) Anh ấy đã nhiều lần hiến kế về các giải pháp giao thông, bài viết này đã được dăng trên báo giao thông vận tải điện tử và báo vietnamnet. Cá nhân em rất tâm đắc với giải pháp cho các ngã tư trong bài viết này.

Sau đây là toàn văn bài viết



Trăn trở với những vấn đề "nóng" về hệ thống giao thông hiện tại, KTS Trần Quang Bình (Hà Nội) đã có những phân tích sâu sắc về thực trạng và giải pháp dưới đây.
Kính gửi ông bộ trưởng Bộ GTVT!
Trong thời gian vừa qua, Bộ trưởng liên tục đăng đàn trên thông tin đại chúng để biểu thị thị sự quyết liệt cải thiện tình trạng giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mọi người dân đều nhận thấy sự quyết tâm của Bộ trưởng. Tuy nhiên muốn làm được điều đó cần có các giải pháp hết sức cụ thể và thiết thực.
Là một trong những người trăn trở nhiều năm về vấn đề này, tôi mạnh dạn đề xuất ý nghĩ của mình để ông tham khảo nhằm góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại hai đô thị lớn.
Nguyên nhân gây ùn tắc
Nếu không xét nguyên nhân gây ùn tắc là hạ tầng giao thông yếu kém, thì nguyên nhân còn lại sẽ là các phương tiện tham gia giao thông.
Vậy trong các phương tiện như xe bus, ô tô con, xe máy, xe đạp thì phương tiện nào là nguyên nhân chính gây ùn tắc?
Một số ý kiến nhận định: Thủ phạm gây ùn tắc là xe máy. Nếu vậy bỗng một ngày đẹp trời các xe máy biến thành xe đạp thì còn ùn tắc hay không? Xin thưa, càng ùn tắc bởi diện tích chiếm mặt đường của xe đạp và xe máy gần như nhau trong khi vận tốc xe đạp chỉ bằng một phần ba xe máy (xe đi càng nhanh càng thoát đường).
Nếu chịu khó quan sát ta sẽ thấy hiện nay lượng ô tô con và xe bus đang chiếm ít nhất 2/3 diện tích mặt đường. Vậy xe máy không phải là nguyên nhân.
Nguyên nhân chính gây ùn tắc là ô tô con và xe bus. Ô tô con thì quá đông, xe bus thì quá to, cồng kềnh và thiếu linh hoạt, trong khi đường thì quá nhỏ.
Vậy lời giải cho bài toán giao thông hiện nay là:
- Cấm hoặc hạn chế ô tô con đi vào một số tuyến phố.
- Thay đổi mô hình xe bus.
- Tăng cường năng lực thông xe tại các nút giao thông.
- Phát triển nhanh hệ thống hạ tầng giao thông.
Với các lý lẽ trên, tôi xin đề xuất các giải pháp như sau:
Giải pháp lâu dài:
- Xây dựng lộ trình cụ thể về việc di rời một số bệnh viện, trường đại học ra khỏi trung tâm thành phố để giảm mật độ giao thông nội đô.
- Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch cải tạo đô thị nhằm giảm bớt diện tích chiếm đất của các công trình xây dựng để tăng quỹ đất mở rộng diện tích giao thông và bãi đỗ xe.
- Từng bước xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiện đại như xe bus, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm…
- Xây dựng hệ thống quản lý giao thông tiến bộ như các nước trong khu vực.
Do điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, các giải pháp trên chưa thể thực hiện trong một sớm một chiều, trong khi vấn đề giao thông tại hai thành phố lớn vẫn đang là vấn đề nóng bỏng. Do đó cần kết hợp giải pháp lâu dài với giải pháp tạm thời trước mắt.
Giải pháp tạm thời:
- Thuê các chuyên gia tin học thiết kế phần mềm máy tính mô phỏng hiện trạng giao thông tại hai thành phố lớn nhằm có được các thông số cụ thể và chính xác về tình trạng giao thông, qua đó xây dựng hệ thống giao thông hợp lý nhất.
- Cần lập một số khu vực cấm ô tô con. Tại đây chỉ được phép đi bộ, đi xe đạp, xe máy, xe bus loại nhỏ, đồng thời lấy một số tuyến phố tiếp giáp với nó làm bãi đỗ xe vì không còn quỹ đất (có thể làm bãi đỗ xe 2 tầng, tầng trên để xe máy và được lắp gép bằng sắt. Khi nào không cần thì tháo dỡ).
- Chìa khóa để giải quyết ùn tắc là giải quyết tốt các xung đột tại các nút giao thông. Do đó tại các nút giao thông hay ùn tắc sẽ xây dựng hệ thống cầu vượt cho xe máy (do cấp tải trọng nhỏ nên thi công nhanh, kinh phí thấp).
Hệ thống này tổ chức theo kiểu hình xuyến trên cao và có thể có làn đường cho người đi bộ. Kết cấu của hệ thống làm bằng thép, được chế tạo trong nhà máy sau đó mang ra lắp ghép.
Chiều rộng một làn cầu vượt chỉ cần khoảng 2,5 - 3m, vành xuyến rộng 3,5 - 4m, độ dốc 7- 8% . Tùy theo các nút giao thông sẽ có thiết kế cụ thể như tuyến phố hẹp, cầu dẫn có thể lấn vào vỉa hè, bổ xung cầu thang cho người đi bộ.
Thời gian thi công một nút này khoảng 30- 45 ngày (xem hình ảnh minh họa kèm theo). Khi có tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, nó hết vai trò thì có thể tháo dỡ đi. Chìa khóa để giải quyết ùn tắc là giải quyết tốt các xung đột tại các nút giao thông. Do đó tại các nút giao thông hay ùn tắc sẽ xây dựng hệ thống cầu vượt cho xe máy (do cấp tải trọng nhỏ nên thi công nhanh, kinh phí thấp).
- Đưa vào thử nghiệm loại xe bus nhỏ 12- 20 chỗ, có nhiều lối lên xuống bên phải và không cần điều hòa không khí. Với loại xe này các bến đỗ chỉ nên cách nhau 400 - 500m và thời gian đón trả khách khoảng 5 -7 giây (một điều chắc chắn đi xe bus này sẽ không phải đứng, không phải chen chúc và không sợ móc túi). Nếu thuận lợi thì áp dụng đại trà nhằm dần thay thế xe máy.
- Gần các nút giao thông, xây dựng cầu vượt cho người đi bộ nhưng đơn giản và thẩm mỹ hơn các cầu đã xây dựng. Mặt cầu chỉ cần rộng 1,2 -1,5m và không cần mái che, nhằm mục đích cho phép các phương tiện tại các nút đó luôn được rẽ phải.
- Hiện vấn đề phân làn ô tô và xe máy tại một số tuyến đường ở Hà Nội rất lộn xộn và thiếu hiệu quả. Theo tôi dải phân cách bằng sắt hiện đang dùng nên thay bằng dải cao su rộng 10-12cm dày 2-3cm (vát 2 bên) bắt vít xuống đường. Như vậy ô tô dẽ dàng đi qua để chuyển làn sang phải, còn xe máy sẽ bị cản trở khi lấn tuyến sang trái và ít gây tai nạn.
Ngoài ra, tại các nút giao thông, vạch dừng chờ đèn tín hiệu của ô tô phải ở phía sau vạch dừng của xe máy chờ rẽ trái (với khoảng cách từ 5 -6m) nhằm tránh giao cắt gữa 2 phương tiện.
Hệ thống này tổ chức theo kiểu hình xuyến trên cao và có thể có làn đường cho người đi bộ. Kết cấu của hệ thống làm bằng thép, được chế tạo trong nhà máy sau đó mang ra lắp ghép.
Thay cho lời kết
Các phương tiện tham gia giao thông có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Nếu vi phạm đã có các chế tài sử phạt.
Các nhà tổ chức, quản lý giao thông được trả lương bằng sự đóng thuế của người dân, nếu họ không làm tốt công việc của mình mà để xảy ra các sự bất hợp lý gây thiệt hại cho người tham gia giao thông và cho xã hội thì họ có bị xử phạt không?
Nếu câu trả lời là không, e rằng giao thông tại hai thành phố lớn sẽ khó được cải thiện.
Trên đây là một số thiển nghĩ của tôi không ngoài ý muốn góp một tiếng nói về vấn đề đang liên quan đến tất cả mọi người dân đang sống tại hai thành phố lớn.
Xin kính chúc Bộ trưởng sức khỏe và thực hiện thành công nhiệm vụ của mình.
KST. Trần Quang Bình
 

Buonvitgioi

Xe đạp
Biển số
OF-57711
Ngày cấp bằng
25/2/10
Số km
38
Động cơ
445,560 Mã lực
Mở hẳn 1 topic chuyên thảo luận về vấn đề này rồi gửi cho anh Thăng
 

Lovestory1008

Xe tăng
Biển số
OF-44813
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
1,967
Động cơ
483,019 Mã lực
Nơi ở
VTC News
Em thấy cứ đề xuất , ý kiến nhiều ....
Sao mấy cái phương án di dời BỆNH VIỆN , ĐẠI HỌC ....
Vẫn chưa thấy động tĩnh gì ?
Giảm bớt áp lực dân , dãn dân ...
;)) Nhưng chả ai muốn đi làm xa đâu . Các sếp toàn ở nội thành .
Bắt đi làm xa à :) Quên đi nhé .
 

RuaHoGuom

Xe tải
Biển số
OF-46337
Ngày cấp bằng
13/9/09
Số km
213
Động cơ
463,810 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rồi vẫn vậy thôi, bệnh GT là bệnh không bao giờ có thuốc chữa ở VN đâu, các ông chuyên gia tư vấn có cái hay nhưng có cái cũng như ****, suốt ngày chỉ thích cấm. Thủ đô gì mà cứ như bãi rác ý, cấm đổ rác chỗ này, thì chỗ khác sẽ chất thành 1 đống cao, rồi lại tìm cách xử lý cái đống cao ấy bằng cách cấm không cho đổ vào chỗ đấy nữa, thì chỗ khác lại .... ---> cái vòng luẩn quẩn. Hay là làm phát dồn hết dân đi đâu đó trong 5 năm rồi tập trung hết sức lực, tiền bạc đập cả đi xây lại mới có phải ngon không. 5 năm xong dứt điểm còn hơn là cả ngày đi lo nghĩ đối phó với ùn tắc giao thông (có mà 50 năm nữa cũng thế thôi) trong khi dân số, xe cộ cứ phát triển chóng hết cả mặt như hiện nay.
 

viciv

Xe buýt
Biển số
OF-17606
Ngày cấp bằng
19/6/08
Số km
745
Động cơ
513,614 Mã lực
e thấy vụ làm cầu vành xuyến cho xe máy không khả thi. Các cụ cứ tưởng tượng lúc cao điểm, xe máy đang đi hàng ngang kín mặt đường Láng Hạ (cỡ hơn 10m) phải dồn vào cái cầu có 3m thì tắc ngay chỗ lên cầu, chưa kể đến đoạn tắc trên vành xuyến dẫn đến tắc dưới chân cầu.

Theo em trong tình huống chưa xây dựng thêm đường (mở rộng bề mặt đường hoặc 2-3 tầng) thì cách duy nhất là nâng cao ý thức và hạn chế phương tiện cá nhân. Nhưng cái khó ở đây mà ai cũng biết là ý thức của 90 triệu dân Vịt mình quá thấp ko thể nâng lên cao trong 50 năm tới (Bác Hồ đã bảo 100 năm trồng người mà), nên chỉ còn cách hạn chế phương tiện cá nhân. Nhưng việc hạn chế này đồng nghĩa với hạn chế giao thương, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, đến việc kinh doanh, sản xuất...Vì thế, cần hạn chế có liều lượng, có phân loại để đảm bảo cái ảnh hưởng tiêu cực là ít nhất hoặc chí ít là không ảnh hưởng đến mảng công việc mang lại nhiều giá trị nhất cho xã hội.
 

ducmanh

Xe điện
Biển số
OF-82618
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
3,912
Động cơ
451,650 Mã lực
Nơi ở
Đâu có nhà mà có địa chỉ.
e thấy vụ làm cầu vành xuyến cho xe máy không khả thi. Các cụ cứ tưởng tượng lúc cao điểm, xe máy đang đi hàng ngang kín mặt đường Láng Hạ (cỡ hơn 10m) phải dồn vào cái cầu có 3m thì tắc ngay chỗ lên cầu, chưa kể đến đoạn tắc trên vành xuyến dẫn đến tắc dưới chân cầu.

Theo em trong tình huống chưa xây dựng thêm đường (mở rộng bề mặt đường hoặc 2-3 tầng) thì cách duy nhất là nâng cao ý thức và hạn chế phương tiện cá nhân. Nhưng cái khó ở đây mà ai cũng biết là ý thức của 90 triệu dân Vịt mình quá thấp ko thể nâng lên cao trong 50 năm tới (Bác Hồ đã bảo 100 năm trồng người mà), nên chỉ còn cách hạn chế phương tiện cá nhân. Nhưng việc hạn chế này đồng nghĩa với hạn chế giao thương, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, đến việc kinh doanh, sản xuất...Vì thế, cần hạn chế có liều lượng, có phân loại để đảm bảo cái ảnh hưởng tiêu cực là ít nhất hoặc chí ít là không ảnh hưởng đến mảng công việc mang lại nhiều giá trị nhất cho xã hội.
Em đồng tình với quan điểm của cụ, nếu ý thức tham gia giao thông tốt thì cũng giảm được tình trạng hiện nay, còn phương tiện cá nhân theo em thì, tất cả các cơ quan không cho mang xe vào khu vực cơ quan, và bỏ các điểm trông giữ xe tại các khu vực lân cận, đồng thời tăng mức xử phạt về hành vi để xe không đúng nơi quy định, và đầu tư thêm xe bus, mở thêm các tuyến mới cho thuận tiện việc đi lại của dân.
 

ducmanh

Xe điện
Biển số
OF-82618
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
3,912
Động cơ
451,650 Mã lực
Nơi ở
Đâu có nhà mà có địa chỉ.
Giải pháp tạm thời:

- Hiện vấn đề phân làn ô tô và xe máy tại một số tuyến đường ở Hà Nội rất lộn xộn và thiếu hiệu quả. Theo tôi dải phân cách bằng sắt hiện đang dùng nên thay bằng dải cao su rộng 10-12cm dày 2-3cm (vát 2 bên) bắt vít xuống đường. Như vậy ô tô dẽ dàng đi qua để chuyển làn sang phải, còn xe máy sẽ bị cản trở khi lấn tuyến sang trái và ít gây tai nạn.
Ngoài ra, tại các nút giao thông, vạch dừng chờ đèn tín hiệu của ô tô phải ở phía sau vạch dừng của xe máy chờ rẽ trái (với khoảng cách từ 5 -6m) nhằm tránh giao cắt gữa 2 phương tiện.
Hệ thống này tổ chức theo kiểu hình xuyến trên cao và có thể có làn đường cho người đi bộ. Kết cấu của hệ thống làm bằng thép, được chế tạo trong nhà máy sau đó mang ra lắp ghép.
Thay cho lời kết
Các phương tiện tham gia giao thông có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Nếu vi phạm đã có các chế tài sử phạt.
Các nhà tổ chức, quản lý giao thông được trả lương bằng sự đóng thuế của người dân, nếu họ không làm tốt công việc của mình mà để xảy ra các sự bất hợp lý gây thiệt hại cho người tham gia giao thông và cho xã hội thì họ có bị xử phạt không?
Nếu câu trả lời là không, e rằng giao thông tại hai thành phố lớn sẽ khó được cải thiện.
Trên đây là một số thiển nghĩ của tôi không ngoài ý muốn góp một tiếng nói về vấn đề đang liên quan đến tất cả mọi người dân đang sống tại hai thành phố lớn.
Xin kính chúc Bộ trưởng sức khỏe và thực hiện thành công nhiệm vụ của mình.
KST. Trần Quang Bình
Theo em thì dải phân cách này không khả thi, chả ai lái xe lại đâm vào cái này cả, vì nó xẽ gây xước, vỡ cản trước của xe và có khi còn gây ảnh đến gầm xe.
 

damqhai

Xe tải
Biển số
OF-44598
Ngày cấp bằng
26/8/09
Số km
224
Động cơ
465,690 Mã lực
Em thấy cứ đề xuất , ý kiến nhiều ....
Sao mấy cái phương án di dời BỆNH VIỆN , ĐẠI HỌC ....
Vẫn chưa thấy động tĩnh gì ?
Giảm bớt áp lực dân , dãn dân ...
;)) Nhưng chả ai muốn đi làm xa đâu . Các sếp toàn ở nội thành .
Bắt đi làm xa à :) Quên đi nhé .
E ủng hộ bác. Cho bớt ra trung tâm khoảng 10 - 15km là rộng bét nhè. Cứ rúc vào 1 chỗ xong lại gào lên sao đông thế. Đường ngon, tổ chức gthong tốt thì cứ sáng đi tối e về quê ngủ cho sướng
 

tuan dat

Xe tăng
Biển số
OF-6446
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
1,131
Động cơ
553,960 Mã lực
Nơi ở
BRD & Hà lội
Em thấy ở Hà nội rất ít người đi bộ không như ở nước ngoài mà có nhiều tuyến phố hay ùn tắc (ví dụ như Chùa bộc) vỉa hè làm rất to, nên mới có hiện tượng giờ tan tầm xe máy toàn phi lên vỉa hè.
Ở nước ngoài trong thành phố lớn người ta sử dụng dải phân cách thành chỗ đỗ xe như Alexanderplatz Berlin, còn vịt mình quỹ đất dành cho đỗ xe đã ít dải phân cách lại đi trồng hoa trồng cỏ:77::77::77:
 

hungbm

Xe điện
Biển số
OF-17394
Ngày cấp bằng
15/6/08
Số km
3,464
Động cơ
539,630 Mã lực
Nơi ở
NTL
Quy hoạch đô thị của HN và TP HCM bị sai khi không đưa các trường đại học và nhà máy ra ngoài TP. Không quy hoạch tập trung các cơ quan ban ngành của TP ra 1 khu riêng biệt mà lại xây dựng xen kẹt trong TP nên việc tắc đường là điều k thể tránh khỏi
 

Hieunam

Xe container
Biển số
OF-43896
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
7,600
Động cơ
539,864 Mã lực
Nơi ở
Mai Động
Website
www.suzukiwagon.vn
Em thì ko ở trung tâm, em nghĩ cứ để cho dân số phát triển theo quy luật tự nhiên thì hơn....đỡ phải nghĩ, đỡ phải tính bài toán GT. Khi mà mọi thứ đc dồn nén quá thì tự nó phải " bung " ra, đến khi đó khéo các cụ lại ra ngoài trung tâm cách đến 20 km như em! ( đi ô tô cũng chỉ mất 15 phút ).
 

Kit07

Xe hơi
Biển số
OF-99962
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
193
Động cơ
399,830 Mã lực
e thấy vụ làm cầu vành xuyến cho xe máy không khả thi. Các cụ cứ tưởng tượng lúc cao điểm, xe máy đang đi hàng ngang kín mặt đường Láng Hạ (cỡ hơn 10m) phải dồn vào cái cầu có 3m thì tắc ngay chỗ lên cầu, chưa kể đến đoạn tắc trên vành xuyến dẫn đến tắc dưới chân cầu.

Theo em trong tình huống chưa xây dựng thêm đường (mở rộng bề mặt đường hoặc 2-3 tầng) thì cách duy nhất là nâng cao ý thức và hạn chế phương tiện cá nhân. Nhưng cái khó ở đây mà ai cũng biết là ý thức của 90 triệu dân Vịt mình quá thấp ko thể nâng lên cao trong 50 năm tới (Bác Hồ đã bảo 100 năm trồng người mà), nên chỉ còn cách hạn chế phương tiện cá nhân. Nhưng việc hạn chế này đồng nghĩa với hạn chế giao thương, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, đến việc kinh doanh, sản xuất...Vì thế, cần hạn chế có liều lượng, có phân loại để đảm bảo cái ảnh hưởng tiêu cực là ít nhất hoặc chí ít là không ảnh hưởng đến mảng công việc mang lại nhiều giá trị nhất cho xã hội.
Em thì không nghĩ như cụ vì vấn đề ùn tắc chủ yếu là tại các ngã tư và nguyên nhân chủ yếu là do 2B và 4B lấn làn của nhau, nếu tổ chức giao thông theo kiểu vòng xuyết thì sẽ hạn chế được việc này. Còn việc xe máy phải đi lên cầu thì cũng không phải là vấn đề vì lúc đó chỉ có những xe máy rẽ trái và quay đầu mới phải đi lên cầu, xe rẽ phải sẽ vẫn đi làn trong cùng phía dưới. phía trên cầu thì xe máy sẽ luôn đi theo 1 chiều nên cũng ko lo chuyện ùn tắc trên cầu.
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,496
Động cơ
488,214 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Em thấy cứ đề xuất , ý kiến nhiều ....
Sao mấy cái phương án di dời BỆNH VIỆN , ĐẠI HỌC ....
Vẫn chưa thấy động tĩnh gì ?
Giảm bớt áp lực dân , dãn dân ...
;)) Nhưng chả ai muốn đi làm xa đâu . Các sếp toàn ở nội thành .
Bắt đi làm xa à :) Quên đi nhé .
phương án di dời BỆNH VIỆN , ĐẠI HỌC ....

Đó là đề xuất của mấy anh Vincom mà: miệng thì nói là di dời cho đỡ tắc đường, nhưng bản chất là muốn nuốt những miếng đất vàng (không mang đi được) để xây chung cư, tổ hợp nhà cao tầng. Mà xây thêm nhà thì tập trung dân cư, xe cộ thì đường vẫn cứ tắc.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nguyên nhân gây ùn tắc
Nếu không xét nguyên nhân gây ùn tắc là hạ tầng giao thông yếu kém, thì nguyên nhân còn lại sẽ là các phương tiện tham gia giao thông.
Vậy trong các phương tiện như xe bus, ô tô con, xe máy, xe đạp thì phương tiện nào là nguyên nhân chính gây ùn tắc?
Một số ý kiến nhận định: Thủ phạm gây ùn tắc là xe máy. Nếu vậy bỗng một ngày đẹp trời các xe máy biến thành xe đạp thì còn ùn tắc hay không? Xin thưa, càng ùn tắc bởi diện tích chiếm mặt đường của xe đạp và xe máy gần như nhau trong khi vận tốc xe đạp chỉ bằng một phần ba xe máy (xe đi càng nhanh càng thoát đường).
Nếu chịu khó quan sát ta sẽ thấy hiện nay lượng ô tô con và xe bus đang chiếm ít nhất 2/3 diện tích mặt đường. Vậy xe máy không phải là nguyên nhân.
Nguyên nhân chính gây ùn tắc là ô tô con và xe bus. Ô tô con thì quá đông, xe bus thì quá to, cồng kềnh và thiếu linh hoạt, trong khi đường thì quá nhỏ.

KST. Trần Quang Bình
Những phần khác thì chưa có ý kiến, riêng phẩn này tôi có ý kiến sau:
- Ô tô con và xe buýt đang chiếm 2/3 diện tích mặt đường: Điều này chắc chắn KTS Bình đã sai, vì ông chỉ nhìn thấy cái tĩnh, chưa thấy cái động. Xe máy là phương tiện linh động, dễ luồn lách, có thể chui vào ngõ ngách, trèo lên vỉa hè, nên dễ thoát khỏi nơi bị ùn tắc. Ô tô thì không như vậy, nên tại nơi ùn tắc thường chỉ nhìn thấy phần lớn là ô tô. Hơn nữa, hiện nay số lượng ô tô con và xe buýt rất nhỏ so với số lượng xe máy (Chỉ bằng khoảng 1/10, và rất nhiều người có ô tô nhưng vẫn thường xuyên đi xe máy) nên nhận định trên lại càng không chính xác.
- Nguyên nhân chính gây tắc đường là ô tô con và xe buýt: Cái này lại càng sai. Nguyên nhân gây tắc đường là ý thức của người tham gia giao thông, chứ không phải do phương tiện. Nếu có liên quan đến phương tiện thì tôi cho rằng chính sự linh động của xe máy có thể gây ra tắc đường. Xe máy có thể quay ngang đường, luồn lách, chèn đầu ô tô, tranh cướp từng xăng ti mét đường rất nhanh. Điều này cộng với số lượng lớn xe máy (Hình như có tới gần 3 triệu xe máy ở Hà Nội) tạo nên sự hỗn loạn trong giao thông.
 
Chỉnh sửa cuối:

starlv

Xe buýt
Biển số
OF-95460
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
913
Động cơ
409,660 Mã lực
Nơi ở
hà đông- hà nội
làm tnao thì hn cũng dần dần đông lên và tắc..em thấy nên chuyển dân cư ra ở vùng ven còn nội thành làm Trung tâm thương mại..tỉ lệ sv chiếm khá đông trong thành phố
 

Inox75

Xe tăng
Biển số
OF-6790
Ngày cấp bằng
6/7/07
Số km
1,562
Động cơ
557,080 Mã lực
Nơi ở
Trên quả đất này thôi
Di dời các trường đại học và BV ra khỏi HN là OK ngay, không cần các giải pháp khác. HN hiện có khoảng 500-600 ngàn SV, khoảng 50-70 ngàn người bệnh, số ăn theo nói leo phục vụ cho số người trên khoảng 1,5 lần (bao gồm những người làm các công việc phục vụ cho số người trên). Vậy di dời 1,5 -1,7 tr người ra khoỉ HN thì nhà cháu nghĩ giao thông coi như là OK
 

quang74

Xe buýt
Biển số
OF-91122
Ngày cấp bằng
7/4/11
Số km
907
Động cơ
413,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội nước
Tiền đâu mà di dời bệnh viện và trường đại học, phải mất nhiều tỉ đô :P X_X
 

HT_CRV

Xe tải
Biển số
OF-75108
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
292
Động cơ
424,930 Mã lực
Theo em thì dải phân cách này không khả thi, chả ai lái xe lại đâm vào cái này cả, vì nó xẽ gây xước, vỡ cản trước của xe và có khi còn gây ảnh đến gầm xe.
Em cũng nghĩ nó không khả thi. Vỉa hè cao thế mà 2B còn trèo lên ầm ầm, nói gì cái cục cao su cao có 2-3cm :))
 

A_ZIZOU

Xe tải
Biển số
OF-245
Ngày cấp bằng
11/6/06
Số km
285
Động cơ
583,640 Mã lực
Em thì không nghĩ như cụ vì vấn đề ùn tắc chủ yếu là tại các ngã tư và nguyên nhân chủ yếu là do 2B và 4B lấn làn của nhau, nếu tổ chức giao thông theo kiểu vòng xuyết thì sẽ hạn chế được việc này. Còn việc xe máy phải đi lên cầu thì cũng không phải là vấn đề vì lúc đó chỉ có những xe máy rẽ trái và quay đầu mới phải đi lên cầu, xe rẽ phải sẽ vẫn đi làn trong cùng phía dưới. phía trên cầu thì xe máy sẽ luôn đi theo 1 chiều nên cũng ko lo chuyện ùn tắc trên cầu.
nhưng mà theo cái hình 3d thì tắc là cái chắc bác ạ, làn đường nhỏ thế, dộ dốc lại cao, giwuax đầu dốc vào vòng xuyến tiếp giáp quá nhỏ, không nhưng tắc mà còn dễ gây tai nạn, vì tắc dẫn đến việc chị em phụ nữ mặc váy chống chân, xe ga nặng, di chuyển chậm.
tóm lại là cũng nên thử nghiệm nhưng nhưng cần điều chỉnh mmaays cái trên
 

Mr Winter

Xe tăng
Biển số
OF-117708
Ngày cấp bằng
21/10/11
Số km
1,298
Động cơ
397,234 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
làm tnao thì hn cũng dần dần đông lên và tắc..em thấy nên chuyển dân cư ra ở vùng ven còn nội thành làm Trung tâm thương mại..tỉ lệ sv chiếm khá đông trong thành phố
Nội thành mà làm Trung tâm thương mại có mà chết cụ ạ. Nếu tất cả những trường Đại học, bệnh viện, nhà máy.... trong nội thành mà giải tỏa phải cải tạo thành công viên, chỗ đỗ xe, vui chơi giải trí...mới được. Nhưng hiện nay cứ giải tỏa được cái Nhà máy thì lại nhét vào đấy mấy tòa nhà cao ngật ngưỡng 20-30 tầng nào là Trung tâm thương mại, văn phòng làm việc, nhà để ở.... thì có mà chống ùn tắc bằng niềm tin.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top