- Biển số
- OF-87673
- Ngày cấp bằng
- 7/3/11
- Số km
- 114
- Động cơ
- 408,790 Mã lực
(Dân trí) - Thay đổi giờ học, giờ làm từ 9h sáng đến 6h tối… Đó là giải pháp cấp bách trước mắt mà Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng khẳng định sẽ giúp cải thiện được tình hình ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.
http://dantri.com.vn/c20/s20-524917/Se-lay-y-kien-nguoi-dan-de-han-che-xe-ca-nhan.htm
Đăng đàn chủ trì buổi làm việc với TP. Hà Nội và doanh nghiệp vận tải kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ tại Bộ GTVT chiều 17/10, Bộ trưởng Đinh La Thăng chú trọng đặc biệt đến các giải pháp giảm ùn tắc giao thông và vấn đề chất lượng dịch vụ vận tải công cộng nhằm hạn chế xe cá nhân.
“Bắt bệnh” giao thông Thủ đô
Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) cho biết: “Dịch vụ xe buýt luôn luôn có nguy cơ bị phá vỡ, bởi vậy muốn phát triển thì doanh nghiệp phải cung cấp được dịch vụ tốt. Biểu đồ chạy xe cũng có nguy cơ vỡ vì ùn tắc, đặc biệt là trong giờ cao điểm”.
Theo ông Hải, xe buýt Hà Nội đang khai thác được 80% công suất nhưng không thể tăng tần suất lên được nữa vì đường sá, hạ tầng dành cho xe buýt bị chiếm dụng nghiêm trọng.
Sẽ đổi giờ học, giờ làm để chống ùn tắc giao thông Trong khi đó, đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng là Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), ông Nguyễn Phi Thường tổng kết lại con số mà 10 năm qua (2001 - 2011) xe buýt đã làm được là vận chuyển hơn 400 triệu lượt khách.
Dịch vụ vận tải của Transerco chiếm 86% thị phần tại Hà Nội. Công ty này đang vận hành 50/60 tuyến nội đô với số lượng 926 xe buýt, hàng ngày thực hiện gần 10.000 lượt xe, vận chuyển trên 1 triệu hành khách chiến 93% tổng sản lượng hành khách đi xe buýt toàn thành phố.
Song, những điểm yếu và thiếu của buýt công cộng hiện nay được chỉ ra là do mạng lưới giao thông quá tải, thời gian chuyến đi bị kéo dài, chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng, nhất là trong giờ cao điểm (vào giờ cao điểm khách tăng đột biến, gấp 1,5 - 2 lần sức chứa của xe nên khách bức xúc vì phải chen lấn).
Ngoài ra, hạ tầng dành cho xe buýt còn thiếu và yếu nên ở nhiều khu vực người dân khó tiếp cận với xe buýt và có khu vực còn trắng về xe buýt. Nạn trộm cắp, móc túi ở các điểm trung chuyển và trên xe giờ cao điểm; hiện tượng bỏ bến và thái độ phục vụ thiếu tôn trọng của một số lái phụ xe gây bức xúc cho hành khách; nhiều hành khách không đi xe buýt.
“80% khách đi xe buýt là học sinh sinh viên, lượng khách càng ngày càng đông nhưng Transerco lại không thể tăng tần suất hoạt động của xe thêm được nữa vì không có đường, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng trong giờ cao điểm nên xe không thể chạy thông tuyến” - ông Thường cho biết.
Đổi giờ học, giờ làm và cấm taxi
Trước những bức xúc trên, các sở, ngành chức năng của TP.Hà Nội đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình, đặc biệt đồng thuận kiến nghị đổi giờ học của học sinh sinh viên và giờ làm việc của các cơ quan, các điểm kinh doanh, siêu thị…
Ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thành phố khẳng định đã chỉ đạo các giải pháp chống ùn tắc giao thông như phân làn phương tiện, tăng cường giao thông một chiều, đề án tuyến phố đi bộ và vận tải công cộng. Tuy nhiên theo ông Khôi, Bộ GTVT và Hà Nội cần lên kế hoạch và có giải pháp đồng bộ về điều chỉnh giờ học, giờ làm việc.
Cùng với việc điều chỉnh giờ học, giờ làm, Tiến sỹ Khuất Việt Hùng - Đại học GTVT cho rằng: “Xe buýt không phải là việc riêng của ngành giao thông. Để thay đổi được thực trạng hiện nay, cần thiết phải có sự kiểm soát phương tiện cơ giới bằng cách thu lệ phí đỗ xe nội đô trong giờ cao điểm nhiều hơn nữa; ưu tiên làn đường dành cho xe buýt; thiết lập hệ thống đèn tín hiệu chuyên dụng tại các điểm chờ xe buýt; đồng thời phải có đường dành cho người đi bộ và nâng cao hiệu quả lao động xe buýt”.
“Điều chỉnh giờ học, giờ đi làm là giải pháp tiên quyết. Tôi cho rằng các cơ quan của Hà Nội, của Trung ương có thể bắt đầu làm việc từ 9h sáng đến 6h tối là phù hợp để tránh được những giờ cao điểm như hiện nay, các nút giao thông trọng điểm cũng sẽ được giải tỏa.
Đối với khối trường học, tôi đã làm việc với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, ông Luận đã đồng ý với tôi phương án này và chờ Bộ GTVT xây dựng xong đề án để cùng trình lên Chính phủ duyệt” - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay.
Ngoài ra, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị các cơ quan chức năng của Hà Nội tích cực phối hợp để phân làn, phân tuyến giao thông, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu vượt. Hà Nội cần chấm dứt việc dùng lòng đường để cho thuê làm các điểm trông giữ xe, vì đường là tài sản của Nhà nước mà cho thuê để thu tiền là không được.
“Quan điểm của Bộ GTVT là taxi cũng là xe cá nhân nên phải cấm xe taxi đi vào các tuyến đường trọng điểm trong giờ cao điểm. Việc cấm xe cá nhân cũng phải thực hiện ngay, còn sau đó họ thích đi thì phải tự điều chỉnh (đi vòng). Có bệnh thì phải dùng thuốc, thuốc nào cũng có tác dụng phụ (kể cả thuốc bổ) nhưng chúng ta buộc phải chấp nhận” - Bộ trưởng Đinh La Thăng chốt lại buổi làm việc.
http://dantri.com.vn/c20/s20-524917/Se-lay-y-kien-nguoi-dan-de-han-che-xe-ca-nhan.htm
Đăng đàn chủ trì buổi làm việc với TP. Hà Nội và doanh nghiệp vận tải kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ tại Bộ GTVT chiều 17/10, Bộ trưởng Đinh La Thăng chú trọng đặc biệt đến các giải pháp giảm ùn tắc giao thông và vấn đề chất lượng dịch vụ vận tải công cộng nhằm hạn chế xe cá nhân.
“Bắt bệnh” giao thông Thủ đô
Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) cho biết: “Dịch vụ xe buýt luôn luôn có nguy cơ bị phá vỡ, bởi vậy muốn phát triển thì doanh nghiệp phải cung cấp được dịch vụ tốt. Biểu đồ chạy xe cũng có nguy cơ vỡ vì ùn tắc, đặc biệt là trong giờ cao điểm”.
Theo ông Hải, xe buýt Hà Nội đang khai thác được 80% công suất nhưng không thể tăng tần suất lên được nữa vì đường sá, hạ tầng dành cho xe buýt bị chiếm dụng nghiêm trọng.
Sẽ đổi giờ học, giờ làm để chống ùn tắc giao thông
Dịch vụ vận tải của Transerco chiếm 86% thị phần tại Hà Nội. Công ty này đang vận hành 50/60 tuyến nội đô với số lượng 926 xe buýt, hàng ngày thực hiện gần 10.000 lượt xe, vận chuyển trên 1 triệu hành khách chiến 93% tổng sản lượng hành khách đi xe buýt toàn thành phố.
Song, những điểm yếu và thiếu của buýt công cộng hiện nay được chỉ ra là do mạng lưới giao thông quá tải, thời gian chuyến đi bị kéo dài, chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng, nhất là trong giờ cao điểm (vào giờ cao điểm khách tăng đột biến, gấp 1,5 - 2 lần sức chứa của xe nên khách bức xúc vì phải chen lấn).
Ngoài ra, hạ tầng dành cho xe buýt còn thiếu và yếu nên ở nhiều khu vực người dân khó tiếp cận với xe buýt và có khu vực còn trắng về xe buýt. Nạn trộm cắp, móc túi ở các điểm trung chuyển và trên xe giờ cao điểm; hiện tượng bỏ bến và thái độ phục vụ thiếu tôn trọng của một số lái phụ xe gây bức xúc cho hành khách; nhiều hành khách không đi xe buýt.
“80% khách đi xe buýt là học sinh sinh viên, lượng khách càng ngày càng đông nhưng Transerco lại không thể tăng tần suất hoạt động của xe thêm được nữa vì không có đường, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng trong giờ cao điểm nên xe không thể chạy thông tuyến” - ông Thường cho biết.
Đổi giờ học, giờ làm và cấm taxi
Trước những bức xúc trên, các sở, ngành chức năng của TP.Hà Nội đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình, đặc biệt đồng thuận kiến nghị đổi giờ học của học sinh sinh viên và giờ làm việc của các cơ quan, các điểm kinh doanh, siêu thị…
Ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thành phố khẳng định đã chỉ đạo các giải pháp chống ùn tắc giao thông như phân làn phương tiện, tăng cường giao thông một chiều, đề án tuyến phố đi bộ và vận tải công cộng. Tuy nhiên theo ông Khôi, Bộ GTVT và Hà Nội cần lên kế hoạch và có giải pháp đồng bộ về điều chỉnh giờ học, giờ làm việc.
Cùng với việc điều chỉnh giờ học, giờ làm, Tiến sỹ Khuất Việt Hùng - Đại học GTVT cho rằng: “Xe buýt không phải là việc riêng của ngành giao thông. Để thay đổi được thực trạng hiện nay, cần thiết phải có sự kiểm soát phương tiện cơ giới bằng cách thu lệ phí đỗ xe nội đô trong giờ cao điểm nhiều hơn nữa; ưu tiên làn đường dành cho xe buýt; thiết lập hệ thống đèn tín hiệu chuyên dụng tại các điểm chờ xe buýt; đồng thời phải có đường dành cho người đi bộ và nâng cao hiệu quả lao động xe buýt”.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng
Thống nhất các giải pháp quan trọng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ rõ: “Những gì ít liên quan đến tiền nhất thì phải làm trước”.“Điều chỉnh giờ học, giờ đi làm là giải pháp tiên quyết. Tôi cho rằng các cơ quan của Hà Nội, của Trung ương có thể bắt đầu làm việc từ 9h sáng đến 6h tối là phù hợp để tránh được những giờ cao điểm như hiện nay, các nút giao thông trọng điểm cũng sẽ được giải tỏa.
Đối với khối trường học, tôi đã làm việc với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, ông Luận đã đồng ý với tôi phương án này và chờ Bộ GTVT xây dựng xong đề án để cùng trình lên Chính phủ duyệt” - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay.
Ngoài ra, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị các cơ quan chức năng của Hà Nội tích cực phối hợp để phân làn, phân tuyến giao thông, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu vượt. Hà Nội cần chấm dứt việc dùng lòng đường để cho thuê làm các điểm trông giữ xe, vì đường là tài sản của Nhà nước mà cho thuê để thu tiền là không được.
“Quan điểm của Bộ GTVT là taxi cũng là xe cá nhân nên phải cấm xe taxi đi vào các tuyến đường trọng điểm trong giờ cao điểm. Việc cấm xe cá nhân cũng phải thực hiện ngay, còn sau đó họ thích đi thì phải tự điều chỉnh (đi vòng). Có bệnh thì phải dùng thuốc, thuốc nào cũng có tác dụng phụ (kể cả thuốc bổ) nhưng chúng ta buộc phải chấp nhận” - Bộ trưởng Đinh La Thăng chốt lại buổi làm việc.
Quỳnh Anh