- Biển số
- OF-93636
- Ngày cấp bằng
- 2/5/11
- Số km
- 128
- Động cơ
- 403,480 Mã lực
- Tuổi
- 36
- Nơi ở
- Ba Đình - Hà Nội
- Website
- www.youtube.com
Bộ Công an đề xuất, nếu thấy hành vi chống đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho mình hoặc người khác, cán bộ thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm...
Theo đánh giá của Bộ Công an, thời gian qua tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ.
Trên 90% số vụ vi phạm là chống lại lực lượng công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy và giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự ở cơ sở.
Do thóa mạ, thách thức và cầm chai bia vỡ lên dọa đánh hai cảnh sát giao thông, Hoàng Minh Phong (18 tuổi) bị cảnh sát Lạng Sơn khởi tố để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.
Bộ cho rằng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là chưa có quy định đầy đủ, đồng bộ về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Do đó, Bộ đưa ra dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Theo dự thảo, người thi hành công vụ không được vi phạm đạo đức nghề nghiệp; tham nhũng, tiêu cực trục lợi cá nhân, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi, thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác hay vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...
Để ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, dự thảo đưa ra nhiều biện pháp như giải thích cho người vi phạm biết rõ họ đã vi phạm pháp luật, cưỡng chế, khám người, phương tiện vi phạm. Trường hợp tụ tập đám đông chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp nhằm giải tán; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục... Nếu có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện kỹ thuật được trang bị để khống chế, bắt giữ người có hành vi chống đối.
Tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất, nếu cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hoặc nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa...
Nếu hành vi chống người thi hành công vụ vượt quá khả năng giải quyết hoặc trường hợp có nhiều người cùng thực hiện thì cán bộ thi hành công vụ có thể yêu cầu các lực lượng vũ trang nhân dân nơi gần nhất hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phối hợp, hỗ trợ để ngăn chặn, xử lý kịp thời.
10 năm (2002- tháng 6/2012) cả nước xảy ra hơn 8.500 vụ với hơn 13.700 người vi phạm. Trong đó, hơn 6.800 vụ được đưa ra xử lý hình sự.
Theo đánh giá của Bộ Công an, thời gian qua tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ.
Trên 90% số vụ vi phạm là chống lại lực lượng công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy và giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự ở cơ sở.
Do thóa mạ, thách thức và cầm chai bia vỡ lên dọa đánh hai cảnh sát giao thông, Hoàng Minh Phong (18 tuổi) bị cảnh sát Lạng Sơn khởi tố để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.
Bộ cho rằng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là chưa có quy định đầy đủ, đồng bộ về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Do đó, Bộ đưa ra dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Theo dự thảo, người thi hành công vụ không được vi phạm đạo đức nghề nghiệp; tham nhũng, tiêu cực trục lợi cá nhân, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi, thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác hay vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...
Để ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, dự thảo đưa ra nhiều biện pháp như giải thích cho người vi phạm biết rõ họ đã vi phạm pháp luật, cưỡng chế, khám người, phương tiện vi phạm. Trường hợp tụ tập đám đông chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp nhằm giải tán; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục... Nếu có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện kỹ thuật được trang bị để khống chế, bắt giữ người có hành vi chống đối.
Tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất, nếu cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hoặc nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa...
Nếu hành vi chống người thi hành công vụ vượt quá khả năng giải quyết hoặc trường hợp có nhiều người cùng thực hiện thì cán bộ thi hành công vụ có thể yêu cầu các lực lượng vũ trang nhân dân nơi gần nhất hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phối hợp, hỗ trợ để ngăn chặn, xử lý kịp thời.
10 năm (2002- tháng 6/2012) cả nước xảy ra hơn 8.500 vụ với hơn 13.700 người vi phạm. Trong đó, hơn 6.800 vụ được đưa ra xử lý hình sự.