- Ngành Y nếu dừng tuyên truyền hiến máu, dân chết trước.
- Tuyên truyền mà kg ai tham gia, dân cũng chết trước.
Ngành Y cho biết, ở các tỉnh miền Nam ít thiếu máu hơn miền Bắc do đông đảo người tham gia hiến máu hơn. Đọc thớt này em càng thấy tội cho dân ngoài Bắc.
Tất cả các tranh luận đều lạc hướng và không đi vào chủ đề chính và bi dẫn dắt và kích động một cách thô thiển:
1/ cần làm rõ tính hợp hiến của cái đề xuất bắt buộc hiến máu vs tự nguyện hiến máu
- Máu cũng là thành phần cấu tạo nên một chỉnh thể thống nhất là cơ thể người , được xem là tài sản cá nhân và được hiến pháp thừa nhận và hệ thống luật pháp hiện tại bảo vệ cái quyền bất khả xâm phạm này của công dân, không có cơ quan , đoàn thể, tổ chức nào được phép đứng trên hiến pháp bằng cách ban hành cách văn bản vi hiến.
2/ Sự cần thiết của nghành Y tế trong việc lưu trữ máu phục vụ cho chữa trị là một vấn đề khác, tất cả cần tiến hành trong khuôn khổ luật pháp, phương pháp triển khai và thực hiện sao cho hiệu quả thì phụ thuộc vào khả năng quản lý và tổ chức của bộ Y tế, chứ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người dân, đừng đánh đồng việc yếu kém trong tuyên truyền vận động người dân hiến máu với sự khan hiên máu tại các cơ sở ý tế. Cái nào ra cái đấy, cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao và làm thế nào để dự trữ đủ máu phụ vụ chữa trị bệnh nhân và có giải pháp hợp lý, chứ không thể cứ thích là ra một cái dự thảo vi hiến như vậy
3/ Nhận thức người dân về việc hiến máu nhân đạo bao năm qua không hề thấp , rất nhiều cá nhân, tổ chức hiến máu một cách tự nguyện vì họ hiểu đó là một hành động nhân đạo và chia sẻ tình người(cá nhân tôi đi cũng tham gia hiến máu nhiều lần mà không hề mảy may tinh toán, có điều giờ già rồi máu không còn tốt nên thôi không hiến nữa), nhưng trước đây tôi cũng từng phải chạy ra ngoài cổng chợ rẫy để tìm máu cho vợ mổ đẻ, giá không hề rẻ. Câu hỏi là chúng tôi hiến máu như vậy, nhung vì sao khi cần chúng tôi lại không được nhận lại những gì chúng tôi đã đóng góp, biết là chí phí bảo quản để có thể sử dụng nguồn máu dự phòng luôn có, và chúng tôi sãn sàng trả chi phí cho những khoản ấy, nhưng tại sao chúng tôi lại phải chạy ra ngoài để tìm cái chúng tôi cần. Các vị đừng nói là máu đấy phục vụ lại bệnh nhân khi cần truyền ... bla bla gì đó, xin thưa là nếu không có tiền thì quên luôn đi. Đặc biệt là người nghèo ở tỉnh lên, tất cả đều phải mua hết nhưng bảo hiểm y tê bất buộc chỉ thanh toán tối đa 40% mà thôi, người ở quê hiến máu cũng không ít.
4/ Kêu gọi vận động, tuyên truyền vì sao bây giờ không còn hiệu quả ? vì tính minh bạch, lòng tin của dân vào các ban ngành , bộ máy chính phủ = 0 nên dân chẳng dại gì đi góp phần tiếp tay cho cho tiêu cực xã hội, đục khoét vơ vét bất nhân từ cấp trung ương đến cấp đia phương nữa, ngành Ytế cũng chỉ là một trong số các bộ nghành khác trong cái bộ máy này mà thôi, dân mất lòng tin vào tất cả thì đừng mong phỉnh phờ dân nữa. Sự phẫn nộ của công luận với cái đề xuất vi hiến đó cũng thể hiện phần nào điều này
5/ Rất nhiều người trên này lý luận theo kiểu : .. "chỉ đến khi nào có người thân lâm vào cảnh ngộ cần truyền máu thì mới thấm cái ý nghĩa của việc hiến máu..." nói vậy cũng không sai nhưng cần làm rõ như sau: máu thì anh vẫn phải mua bằng tiền khi anh cần truyền máu, bệnh viện không cho không, nó có thể hạch toán vào chí phí khác dùng cho phẫu thuật như bông băng, dao kéo.... ( từ 5-7tr từng ca, tôi đã cầm nhiều bảng kê chi phí phẫu thuật nên thấy vậy), do vậy máu đã trở thành hàng hóa và cũng tuân theo quy luật cung cầu, có cầu thì sẽ có cung ( chợ đen máu đã có từ lâu rồi), mua không được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền hơn mà thôi, mà đương nhiên bệnh nhân không thể tự ý ra ngoài mua và đưa luôn bác sỹ truyển được, phải qua đội ngũ y bác sỹ ca mổ là điều đương nhiên.
Do vậy không thể đem chuyện không có máu để truyền hay cơ sở khám chữa bịnh không có sãn để mà đánh đồng với việc người dân phải "hiến" máu, để rồi đưa ra cái đề xuất vi hiến đó.
Nhắc lại :
Dân không hề phải đối việc hiến máu nhân đạo, họ đã thực hiện tốt nhiều năm qua, Họ công phẫn vì cái tính vi hiến của cái dự thảo hiến máu bắt buộc vs hiến máu tự nguyện mà những con bò bộ Y tế đưa ra.
Ngoài lề: tôi nghĩ bộ Y tế cố tình đưa ra hai phương án trong đó có một cái vi hiến trắng trợn như vậy dù họ đã biết nhưng cố tình làm là để tạo tiền lệ về sau cho các đề xuất vi hiến khác của các nhiều bộ ngành chứ không phải chỉ riêng bộ y tế, cái này mới chỉ là phép thử thôi, những cái khốn nạn, tồi tệ hơn cũng sớm xuất hiện đâu.
Máu có thể trở thành một thứ hàng hóa siêu lợi nhuận, việc công nghệ sinh học gần đây đã có nhưng bước tiến dài trong việc tạo ra các loại huyêt thanh đặc trị với chi phí rẻ để có thể biến máu thành một nghành kinh doanh siêu lợi nhuận trên quy mô lớn (một số nước tiên tiến đã bắt đầu cái nghành này rồi)mà cái này thì sẽ diễn ra sớm thôi.
Bác gì ở trên nói miền Nam hiến máu nhiều hơn ngoài bắc là hơi đụng chạm vùng miền rồi đó