Trong này em thấy nhiều cụ có ý kiến về cái triết học hay quá. Em cũng xin đóng góp hiểu biết nhỏ bé của em nhằm thay đổi cách nhìn của mọi người về môn triết học này. Em đang đọc cuốn Thế giới của Sophie nói về nền triết học của Phương Tây nên nhiều cái em sẽ lấy ví dụ theo trong sách đấy nhé. Có chỗ nào chưa chuẩn các cụ chỉ giáo luôn nhé.
1. Về cái gọi là triết học theo nghĩa tổng quát nhất: Em trích đoạn 1 chút trong sách Thế giới của Sophie như sau:
Triết học là gì?
Sophie thân mến,
Mỗi người đều có sở thích riêng. Người sưu tầm tiền cổ hoặc tem nước ngoài, người đan lát, người thích chơi thể thao.
Nhiều người thích đọc sách báo. Nhưng thị hiếu về sách báo lại khác nhau rất nhiều. Một số chỉ thích đọc báo và truyện tranh, một số thích tiểu thuyết, trong khi những người khác lại thích sách về thiên văn học, động vật hoang dã, hay các khám phá khoa học.
Nếu tôi lỡ thích ngựa hoặc đá quý, tôi không thể trông đợi mọi người khác đều chia sẻ nhiệt huyết của tôi. Nếu tôi xem tất cả các chương trình thể thao trên truyền hình với một niềm say mê lớn, tôi phải chấp nhận thực tế rằng có những người thấy thể thao thật buồn tẻ.
Chẳng lẽ không có cái gì mà tất cả mọi người đều quan tâm, không có cái gì có liên quan đến tất cả mọi người, bất kể họ là ai và sống ở đâu? Có đấy, Sophie thân mến ạ. Có những câu hỏi mà ai cũng quan tâm. Đó chính là các câu hỏi làm chủ đề cho khoá học này.
Cái gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Nếu ta hỏi một người sắp chết đói, câu trả lời là thức ăn. Nếu ta hỏi một người sắp chết rét, câu trả lời là sự ấm áp. Nếu cùng câu hỏi ấy được đặt ra cho một người đang cảm thấy cô quạnh và đơn độc, câu trả lời có thể sẽ là sự bầu bạn.
Nhưng khi các nhu cầu cơ bản đã được thoả mãn, liệu sẽ có cái gì đó mà ai cũng cần không? Các triết gia cho là có. Họ tin rằng, con người không thể chỉ sống bằng bánh mì. Tất nhiên, ai cũng cần thức ăn. Ai cũng cần tình yêu và sự quan tâm. Nhưng ngoài ra, vẫn còn một thứ mà ai cũng cần, đó là tìm hiểu xem chúng ta là ai và tại sao chúng ta lại ở đây.
Mối quan tâm đến chuyện tại sao chúng ta tồn tại không phải là một sở thích “thông thường” như thú sưu tập tem. Những người đặt ra các câu hỏi đó đã tham gia một cuộc tranh luận kéo dài từ khi con người bắt đầu sống trên hành tinh này. Nguồn gốc của vũ trụ, Trái Đất và sự sống là câu hỏi lớn hơn và quan trọng hơn việc biết được ai là người giành được nhiều huy chương vàng nhất tại các kỳ Olympic gần đây.
Cách tốt nhất để tiếp cận triết học đó là hỏi một vài câu hỏi triết học:
Thế giới đã được tạo ra như thế nào? Có một ý chí hay ý nghĩa nào ẩn sau những gì đang xảy ra hay không? Có hay không cuộc sống sau khi chết? Làm sao để ta có thể trả lời những câu hỏi này? Và điều quan trọng nhất, ta nên sống như thế nào? Con người thời nào cũng đặt ra các câu hỏi đó. Ta không biết một nền văn hoá nào lại không quan tâm đến chuyện con người là gì và thế giới từ đâu ra.
Em rút ra kết luận của em là: Những vấn đề mà liên quan đến TẤT CẢ mọi người, không phân biệt người đó là ai thì sẽ là vấn đề triết học. (Kiểu định nghĩa này cũng không giống ai, không phải kiểu là khoa học của các môn khoa học nghe rất là đao to búa lớn).
- Triết học của Mác và Engel: Theo những gì em nhớ thì các cụ này bàn về các hình thái xã hội, mối quan hệ giữa các lực lượng sản xuất, tư liệu sản xuất,... Các vấn đề này có liên quan đến tất cả mọi người không? Theo em là có nhưng nó ở các cấp độ khác nhau. Người đang ở đáy xã hội, tầng thấp nhất của tháp Maslow, người chỉ quan tâm đến ăn ngủ đ.. ỉa thì mức độ quan tâm sẽ thấp nhất, và người ở tầng cao nhất của tháp sẽ quan tâm nhiều nhất. Nó như cái kim tự tháp ngược so với cái tháp Maslow. Do đó, nếu cho em xếp thì em nhất trí xếp các lý thuyết của Mác và Engel vào dòng triết học.
- Triết học của Lê nin: Theo em thì ông này chỉ đi vào 1 nhánh nhỏ trong triết học Mác Engel là hình thái xã hội cộng sản, mà hình thái của cụ này đề xuất cũng là không hoàn hảo. Tương tự như trên thì nếu xét cho đến cùng cực thì ai cũng cần phải quan tâm vì hình thái CS của Lê nin làm ảnh hưởng đến tất cả những người tham gia vào nó vào theo 1 cách thức không thể xấu hơn. Lịch sử đã chứng minh điều này nên em không nhắc thêm nữa. Do đó, theo quan điểm của em thì không gọi là triết học của Lê nin mà chỉ là lý thuyết của Lenin.
2. Đi vào các câu hỏi cụ thể của cụ ở trên:
1. Vật chất và ý thức đều tồn tại khách quan: Nếu vật chất theo nghĩa tổng quát là chỉ đến thứ bất kỳ đang có sẵn thì rõ ràng là nó tồn tại 1 cách khách quan. Tương tự như vậy, ý thức của mỗi con người phát sinh trong mỗi giây phút. Trong bất kỳ thời khắc nào cũng có 1 tư tưởng được sinh ra. Kể cả các cụ có ngồi thiền, không suy nghĩ gì thì cũng chỉ được 1 thời gian rất ngắn, rồi lại nảy sinh 1 ý tưởng nào đó. Như vậy, ở mức độ cơ bản thì mệnh đề "Vật chất và ý thức đều tồn tại khách quan" là đúng. Tuy nhiên, khi phát triển lên cao hơn thì mệnh đề này sẽ không còn đúng nữa khi có ý kiến cho rằng tất cả chỉ là các tiến trình sinh-diệt, kể cả những thứ vô tri vô giác như hòn đá, cục đất, hay là ý thức của con người (Cái này em cũng chưa đạt đến lv để thấy được nhưng cứ nói trước thế). Điều này nó giống như cơ học Newton nó đúng ở thời kỳ trước nhưng sau thì phải dùng thuyết tương đối của Einstein hay là những lý thuyết mới hơn gần đây.
2. Nguồn gốc duy nhất của ý thức là lao động và ngôn ngữ: Cái này thì em thấy hơi gượng ép. Ý thức nào thì mới là nguồn gốc duy nhất từ lao động và ngôn ngữ. Một ví dụ rõ ràng nhất là Tarzan được khỉ nuôi dạy nó vẫn có ý thức nhưng ý thức của nó khác với ý thức của con người bình thường trong xã hội. Do đó, cái ngoại diên của ý thức trong câu trên nó quá lớn nên câu này không còn đúng nữa.
3. Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự vật đã thay đổi căn bản, hoàn toàn về chất: Cái này chỉ là định nghĩa cái điểm nút thôi. Cụ nào định nghĩa nó là sắp đến thì nó là "sự vật chưa thay đổi căn bản, hoàn toàn về chất mà chỉ sắp). Cụ nào định nghĩa nó quá lên 1 tí thì nó đúng là câu này. Còn cụ nào lại bảo không, điểm nút là điểm mà nó đang thay đổi để chuẩn bị chuyển hóa về chất thì cũng đúng mà. Ta đang xét tại 1 điểm mà. Cái này là lý thuyết lim trong toán cấp 3 đấy các cụ (lim1/x (x = 1->vô cùng) = 0).
4. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần của con người: Cái này cũng là định nghĩa thôi mà. Cãi nhau thì giống ví dụ của cụ:
Thì đề bài nó hỏi "theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê" chứ có bàn đến Mác Lê ở đâu trong triết học, sai hay đúng thế nào đâu.
Nếu Mác Lê bảo 2x2=5, thì khi hỏi "2x2 bằng mấy theo quan điểm Mác Lê?", đáp án đúng phải là 5.
Em bàn với các cụ về vấn đề này như thế. Nhưng khi thi thì cụ chủ thớt đừng có nói thế. Với mái trường mà cụ đang học thì không đúng như thầy giảng sẽ là 0 điểm. Không phải như tư tưởng của mấy ông đang giãy chết là mày thinking out of the box thì sẽ được điểm sáng tạo đâu.