Mong các cụ không nhầm giữa "Tiến sĩ" và "Nhà phát minh" mặc dù 2 việc này cũng có thể coi là 2 nghề như hàng trăm nghề khác.
Tiêu chuẩn cho học vị tiến sĩ[sửa | sửa mã nguồn]
"Để có được văn bằng tiến sĩ, ứng viên phải đạt hai điều kiện. Thứ nhất, ứng viên phải có kiến thức uyên bác và
làm chủ kiến thức về một đề tài khoa học. Thứ hai, ứng viên
phải mở rộng hay phát triển thêm tri thức về đề tài đó. Để làm chủ đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh phải tìm đọc và cố gắng hiểu tất cả những gì đã viết hay công bố về đề tài đó. Không như ở bậc cử nhân, kiến thức thường có thể tìm thấy trong sách giáo khoa, đối với bậc tiến sĩ kiến thức thường được tìm trong các
tập san khoa học. Để mở rộng kiến thức về một đề tài, nghiên cứu sinh phải làm nghiên cứu khoa học theo sự hướng dẫn của thầy, cô. Chính phần nghiên cứu khoa học này phân biệt giữa tiến sĩ và các chương trình cử nhân hay thạc sĩ. Học tiến sĩ thực chất là làm nghiên cứu khoa học, không có nghiên cứu khoa học thì không thể trở thành tiến sĩ được.
Nghiên cứu khoa học ở cấp tiến sĩ phải thể hiện một
đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành mà không nhất thiết phải mang tính ứng dụng thực tiễn. Tri thức mới ở đây bao gồm việc phát hiện mới, khám phá mới, hay cách diễn giải mới cho một vấn đề cũ, hay ứng dụng một phương pháp mới để giải quyết một vấn đề cũ,...
Những tri thức như thế có thể không có khả năng ứng dụng trong tương lai gần, nhưng có thể góp phần thúc đẩy chuyên ngành phát triển một mức cao hơn.
Học tiến sĩ không chỉ là hoàn tất luận án vì luận án chỉ là một phần của chương trình đào tạo. Luận án là một báo cáo có hệ thống những phương pháp và kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Do đó, luận án chỉ là một tiêu chuẩn quan trọng trong các tiêu chuẩn để được cấp bằng tiến sĩ. Ngoài luận án ra, nghiên cứu sinh phải đáp ứng 6 tiêu chuẩn cơ bản:
- Phải chứng tỏ mình có những kiến thức cơ bản về khoa học, và những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu mà mình theo đuổi.
- Phải am hiểu các tài liệu nghiên cứu cần thiết về lĩnh vực chuyên môn mình theo học, và phải có khả năng cập nhật hóa kiến thức cũng như tất cả những phát triển mới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Phải chứng tỏ kĩ năng phát hiện vấn đề hay đặt câu hỏi có ý nghĩa cho nghiên cứu chuyên ngành của mình.
- Phải làm chủ được phương pháp nghiên cứu khoa học hay phương pháp thí nghiệm cơ bản.
- Phải chứng tỏ đã đạt được những kĩ năng về truyền đạt thông tin, kể cả trình bày kết quả nghiên cứu trong các diễn đàn khoa học quốc gia và quốc tế, khả năng viết báo cáo khoa học.
- Phải chứng tỏ đã nắm vững kĩ năng thiết kế một công trình nghiên cứu và độc lập trong nghiên cứu."
Nói túm lại "Tiến sĩ" nên được quan niệm như một nghề, gọi là "nghề nghiên cứu".
Tuy nhiên ở Việt Nam đang hiểu từ sai đến rất sai về khái niệm "Tiến sĩ", ảnh hưởng bởi tư duy phong kiến ngày xưa, cứ nghĩ tiến sĩ là được "vinh quy bái tổ", được "tạc bia ghi danh", được "làm quan để cả họ được nhờ". Vì thế cứ coi tiến sĩ là công cụ để thăng tiến.
Xét theo quy luật thị trường khi mà cái danh tiến sĩ đang hót như thế, đang tiềm năng thì người người đi làm tiến sĩ cũng giống như phong trào nuôi chó nhật, nuôi chim cút... ngày xưa mà thôi. Vậy nên các cụ cứ không cần chửi, không cần ném đá vì có cản cũng không được. Cứ để đến khi thị trường tiến sĩ bão hòa, có cái danh tiến sĩ cũng chả được tăng lương giống như ngày xưa khi con chó Nhật cũng chẳng giá trị hơn con chó ta thì tự nó sẽ thoái trào thôi.
Trong thời gian đó thì chức danh tiến sĩ không có tội! Ai thích làm thì cứ làm thôi.