- Biển số
- OF-311903
- Ngày cấp bằng
- 16/3/14
- Số km
- 123
- Động cơ
- 298,530 Mã lực
Khốn khổ đi từ cầu Thanh Trì xuống đường 5
Ngày bình thường người dân đã phải vật vã len lỏi mới qua nổi chỗ này, những ngày giáp Tết, điều này lại càng trở nên khủng khiếp.
Từng là cây cầu hiện đại, dài nhất bắc qua sông Hồng vào năm 2007, đến nay, sau 7 năm được đưa vào sử dụng, cầu Thanh Trì - cây cầu từng là niềm tự hào của người Hà Nội đang để lộ rõ những mặt hạn chế, đáng thất vọng.
Từ nhiều năm nay, do thiếu đường dẫn từ cầu xuống thị trấn Sài Đồng (Gia Lâm), đoạn giao cắt với quốc lộ 5 nên ở khu vực này thường xuyên xảy ra những vụ tai nạn thảm khốc.
Ngày bình thường người dân đã phải vật vã len lỏi mới qua nổi chỗ này, những ngày giáp Tết, điều này lại càng trở nên khủng khiếp. Từng đoàn xe ùn nhau kéo dài hàng km, các phương tiện dò dẫm trong ma trận chỉ dẫn đường. Xe đan cài xe, người đi đường bối rối, cảnh sát giao thông cũng phải bất lực đứng nhìn.
Điều gì đã khiến cho một cây cầu hiện đại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người đến vậy?
Quá cong dốc, thiếu đường dẫn
Rút kinh nghiệm từ việc thiết kế cây cầu này, nhiều chủ dự án các cây cầu bắc qua sông Hồng khác như cầu Vĩnh Tuy đã xây thêm đường dẫn giúp việc lưu thông từ Hà Nội – Hải Phòng thuận lợi hơn và hướng từ Hải Phòng lên cầu sang nội thành Hà Nội cũng không bị chồng chéo, đan xen với chiều ngược lại.
Thế nhưng, cây cầu “đàn anh” Thanh Trì vẫn chưa chịu “học hỏi” các thế hệ sau để cải thiện tình hình. Do không có đường dẫn hợp lý nên các phương tiện từ Hải Phòng muốn lên cầu Thanh Trì thường xuyên tạo ra xung đột, va chạm giao thông với các phương tiện ngược chiều.
Dòng xe ùn ứ trên cầu vượt Thanh Trì
Có chứng kiến cảnh từng đoàn xe ô tô trọng tải lớn, chạy với tốc độ cao “bon chen” ở một cái hẻm nhỏ rộng chừng vài mét để lên/xuống cầu mới thấu hiểu được vì sao ở khu vực này thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông thảm khốc.
Chưa kể, đoạn xuống cầu Thanh Trì, hướng đi Hải Phòng rất “cong”. Luật yêu cầu đi đúng làn đường quy định khiến các container thường xuyên phải nối đuôi nhau tại “điểm đen” này. Đường xuống cầu hẹp, lại cong vênh và không có dải phân cách giữa 2 làn đường nên không ít xe đã bị lật do mất thăng bằng khi lưu thông qua đây.
Người dân sinh sống quanh khu vực này cho biết, họ từng chứng kiến rất nhiều xe ô tô tải bị trôi trượt, lật nghiêng gây tai nạn thảm khốc do độ cong, vênh của đoạn đường dốc xuống cầu này. Không những phải hít no bụi đường, khói xe mỗi khi bị ùn tắc, những người thường xuyên phải chờ đèn đỏ ở nút thắt này còn thêm một nỗi lo là các xe tải có thể bị lật và đè bẹp họ bất cứ lúc nào.
Vào những ngày thời tiết xấu khó quan sát, nhiều tài xế còn “kinh hồn bạt vía” khi phải lưu thông qua điểm đen này do đang đà xuống dốc thì bất ngờ gặp hàng loạt chướng ngại vật đi ngược chiều. Nếu phanh gấp rất dễ xảy ra tai nạn do đường được thảm nhựa quá dày và quá nhẵn.
Phân làn khó hiểu?
Đứng trên cầu Thanh Trì (đoạn giao cắt quốc lộ 5) ngắm toàn cảnh giao thông hướng đi Hải Phòng vào lúc không có lực lượng cảnh sát giao thông túc trực, không khó để thấy cảnh xe tải, xe máy, xe khách, xe con lấn làn, vượt phải nhan nhản.
Do phân làn kiểu zig zắc, khó hiểu nên nhiều tài xế, đặc biệt là các lính mới sau khi vừa vượt “điểm đen”, chạm đường 5 lúng túng không biết phải lái xe thế nào cho đúng.
“Chỗ ấy có biển phân làn đi chăng nữa cũng khó nhìn vì nhiều lúc đông xe che kín hết rồi. Chưa kể tôi chẳng thấy có biển phân làn nào cả”, anh Vũ Sơn – một tài xế từng lưu thông qua đây cho biết.
Theo quan sát của phóng viên VTC News, ngay trên đường rẽ từ cầu Thanh Trì xuống đường 5 đã có biển chỉ đường Hà Nội rẽ phải, Hải Phòng rẽ trái. Ngoài ra, có vạch liền chia hai làn, làn phải cho xe rẽ phải về cầu chui, làn trái cho xe rẽ trái đi Hải Phòng. Tuy nhiên, đường cua này rất hẹp và khó quan sát nên nhiều xe con bị “bắt lỗi” do đứng chờ ở làn… xe tải.
Có một thực tế là tại Hà Nội, việc phân làn, biển báo phân làn còn khá nhiều bất cập. Tuy nhiên, dù vì lý do gì để việc phân làn đi vào nền nếp, văn minh, nhất định việc phân làn, cắm biển báo phải được thực hiện nghiêm túc.
Chính vì việc cắm biển báo không được thực hiện nghiêm nên lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) nhiều khi gặp khó trong việc xử phạt ở nút giao này.
Ma trận xe
Mới đây có cư dân mạng chia sẻ câu chuyện khá hài hước trên một diễn đàn về việc do không có biển phân làn từ Phú Thụy (Gia Lâm) tới đường xuống cầu Thanh Trì mà chỉ có ở đoạn giao Hưng Yên – Hà Nội nên CSGT đã không có căn cứ để xử phạt anh ta khi người này đi “sai” làn đường.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các tài xế bị CSGT tuýt còi ở khu vực này đều mắc lỗi đi sai làn đường, đặc biệt chiều từ Hải Phòng về Hà Nội. Do không có biển phân làn trên cao mà chỉ có vạch kẻ đường nên nhiều “lính mới” trong làng tài xế khi đi tới ngã tư – nút giao đường quốc lộ 5 - nhìn thấy thì đã muộn.
“Em cũng không biết gọi là bắt láo thì có đúng hay không, nhưng em thấy việc bắt sai làn từ đường dẫn xuống đường 5 nhiều khi rất vô lý, đặc biệt với những xe không chịu xếp hàng.
Cụ thể, đường có vạch liền rất dài, nếu không chịu xếp hàng, len lên trước chen ngang là xe đó sẽ bị bắt lỗi dẫm vạch, vượt phải”, Nguyễn Hoài Nam (28 tuổi – quê ở Thanh Hóa), một tài xế lưu thông qua đây cho biết.
Không ít người có cùng thắc mắc như Nam nên trên một diễn đàn về ô tô, xe máy, cộng đồng mạng đã chia sẻ kinh nghiệm để đối phó đối với trường hợp này như sau: “Chỗ đó để cãi được thì tuyệt đối không được đè vạch liền chen ngang. Nếu đã lỡ, cứ ung dung tiến sát vạch song song với hàng xe bên trái (chỗ này vừa đủ một hàng xe). Chỗ này có 2 làn đường nên không có lỗi vượt phải, hơn nữa các xe kia đang dừng đèn đỏ”.
Những 'hung thần' chen lấn nhau trên cầu
Trong khi đó, ông Phạm Văn Cương (38 tuổi, người Hải Phòng), một tài xế có kinh nghiệm, thường xuyên lưu thông qua đây phàn nàn: “Ở đây họ còn hay bắt lỗi vượt đèn vàng. Lỗi này rất dễ mắc vì cột đèn thấp bé phía bên phải đường xe tải che không thể nhìn được, chưa kể thỉnh thoảng đèn tín hiệu hỏng – từ xanh chuyển sang tối om và đỏ luôn – nên bị bắt lỗi này thì…oan quá”.
Ngoài ra, ông Cương còn tố biển cấm quay đầu ở ngã tư thứ hai, cách nút thắt này không xa cũng bé tí như thể đặt bẫy với những người chưa quen đường ở đây.
Do có nhiều bất cập trong việc phân làn, biển báo phân làn như vậy nên cư dân mạng vẫn rỉ tai nhau rằng khi từ cầu Thanh Trì về Hải Phòng dù nguy hiểm vẫn nên xếp hàng từ đỉnh dốc cho có văn hóa, tránh mất thời gian nộp phạt.
Như vậy, có thể thấy cầu Thanh Trì đang không những trở nên lỗi thời, lạc hậu so với các thế hệ sau mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông với đường dẫn “tử thần” này.
Trao đổi với phóng viên VTC News, một chuyên gia về giao thông cho rằng, chỉ cần làm thêm một đường dẫn mới từ cầu này xuống đường 5 (hướng đi Hải Phòng), mọi rắc rối sẽ được giải quyết.
Tuy nhiên, đã 7 năm qua, những người đứng đầu ngành giao thông với tầm nhìn xa trông rộng vẫn chưa tính đến kịch bản này?
Ngày bình thường người dân đã phải vật vã len lỏi mới qua nổi chỗ này, những ngày giáp Tết, điều này lại càng trở nên khủng khiếp.
Từng là cây cầu hiện đại, dài nhất bắc qua sông Hồng vào năm 2007, đến nay, sau 7 năm được đưa vào sử dụng, cầu Thanh Trì - cây cầu từng là niềm tự hào của người Hà Nội đang để lộ rõ những mặt hạn chế, đáng thất vọng.
Từ nhiều năm nay, do thiếu đường dẫn từ cầu xuống thị trấn Sài Đồng (Gia Lâm), đoạn giao cắt với quốc lộ 5 nên ở khu vực này thường xuyên xảy ra những vụ tai nạn thảm khốc.
Ngày bình thường người dân đã phải vật vã len lỏi mới qua nổi chỗ này, những ngày giáp Tết, điều này lại càng trở nên khủng khiếp. Từng đoàn xe ùn nhau kéo dài hàng km, các phương tiện dò dẫm trong ma trận chỉ dẫn đường. Xe đan cài xe, người đi đường bối rối, cảnh sát giao thông cũng phải bất lực đứng nhìn.
Điều gì đã khiến cho một cây cầu hiện đại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người đến vậy?
Quá cong dốc, thiếu đường dẫn
Rút kinh nghiệm từ việc thiết kế cây cầu này, nhiều chủ dự án các cây cầu bắc qua sông Hồng khác như cầu Vĩnh Tuy đã xây thêm đường dẫn giúp việc lưu thông từ Hà Nội – Hải Phòng thuận lợi hơn và hướng từ Hải Phòng lên cầu sang nội thành Hà Nội cũng không bị chồng chéo, đan xen với chiều ngược lại.
Thế nhưng, cây cầu “đàn anh” Thanh Trì vẫn chưa chịu “học hỏi” các thế hệ sau để cải thiện tình hình. Do không có đường dẫn hợp lý nên các phương tiện từ Hải Phòng muốn lên cầu Thanh Trì thường xuyên tạo ra xung đột, va chạm giao thông với các phương tiện ngược chiều.
Dòng xe ùn ứ trên cầu vượt Thanh Trì
Có chứng kiến cảnh từng đoàn xe ô tô trọng tải lớn, chạy với tốc độ cao “bon chen” ở một cái hẻm nhỏ rộng chừng vài mét để lên/xuống cầu mới thấu hiểu được vì sao ở khu vực này thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông thảm khốc.
Chưa kể, đoạn xuống cầu Thanh Trì, hướng đi Hải Phòng rất “cong”. Luật yêu cầu đi đúng làn đường quy định khiến các container thường xuyên phải nối đuôi nhau tại “điểm đen” này. Đường xuống cầu hẹp, lại cong vênh và không có dải phân cách giữa 2 làn đường nên không ít xe đã bị lật do mất thăng bằng khi lưu thông qua đây.
Người dân sinh sống quanh khu vực này cho biết, họ từng chứng kiến rất nhiều xe ô tô tải bị trôi trượt, lật nghiêng gây tai nạn thảm khốc do độ cong, vênh của đoạn đường dốc xuống cầu này. Không những phải hít no bụi đường, khói xe mỗi khi bị ùn tắc, những người thường xuyên phải chờ đèn đỏ ở nút thắt này còn thêm một nỗi lo là các xe tải có thể bị lật và đè bẹp họ bất cứ lúc nào.
Vào những ngày thời tiết xấu khó quan sát, nhiều tài xế còn “kinh hồn bạt vía” khi phải lưu thông qua điểm đen này do đang đà xuống dốc thì bất ngờ gặp hàng loạt chướng ngại vật đi ngược chiều. Nếu phanh gấp rất dễ xảy ra tai nạn do đường được thảm nhựa quá dày và quá nhẵn.
Phân làn khó hiểu?
Đứng trên cầu Thanh Trì (đoạn giao cắt quốc lộ 5) ngắm toàn cảnh giao thông hướng đi Hải Phòng vào lúc không có lực lượng cảnh sát giao thông túc trực, không khó để thấy cảnh xe tải, xe máy, xe khách, xe con lấn làn, vượt phải nhan nhản.
Do phân làn kiểu zig zắc, khó hiểu nên nhiều tài xế, đặc biệt là các lính mới sau khi vừa vượt “điểm đen”, chạm đường 5 lúng túng không biết phải lái xe thế nào cho đúng.
“Chỗ ấy có biển phân làn đi chăng nữa cũng khó nhìn vì nhiều lúc đông xe che kín hết rồi. Chưa kể tôi chẳng thấy có biển phân làn nào cả”, anh Vũ Sơn – một tài xế từng lưu thông qua đây cho biết.
Theo quan sát của phóng viên VTC News, ngay trên đường rẽ từ cầu Thanh Trì xuống đường 5 đã có biển chỉ đường Hà Nội rẽ phải, Hải Phòng rẽ trái. Ngoài ra, có vạch liền chia hai làn, làn phải cho xe rẽ phải về cầu chui, làn trái cho xe rẽ trái đi Hải Phòng. Tuy nhiên, đường cua này rất hẹp và khó quan sát nên nhiều xe con bị “bắt lỗi” do đứng chờ ở làn… xe tải.
Có một thực tế là tại Hà Nội, việc phân làn, biển báo phân làn còn khá nhiều bất cập. Tuy nhiên, dù vì lý do gì để việc phân làn đi vào nền nếp, văn minh, nhất định việc phân làn, cắm biển báo phải được thực hiện nghiêm túc.
Chính vì việc cắm biển báo không được thực hiện nghiêm nên lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) nhiều khi gặp khó trong việc xử phạt ở nút giao này.
Ma trận xe
Mới đây có cư dân mạng chia sẻ câu chuyện khá hài hước trên một diễn đàn về việc do không có biển phân làn từ Phú Thụy (Gia Lâm) tới đường xuống cầu Thanh Trì mà chỉ có ở đoạn giao Hưng Yên – Hà Nội nên CSGT đã không có căn cứ để xử phạt anh ta khi người này đi “sai” làn đường.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các tài xế bị CSGT tuýt còi ở khu vực này đều mắc lỗi đi sai làn đường, đặc biệt chiều từ Hải Phòng về Hà Nội. Do không có biển phân làn trên cao mà chỉ có vạch kẻ đường nên nhiều “lính mới” trong làng tài xế khi đi tới ngã tư – nút giao đường quốc lộ 5 - nhìn thấy thì đã muộn.
“Em cũng không biết gọi là bắt láo thì có đúng hay không, nhưng em thấy việc bắt sai làn từ đường dẫn xuống đường 5 nhiều khi rất vô lý, đặc biệt với những xe không chịu xếp hàng.
Cụ thể, đường có vạch liền rất dài, nếu không chịu xếp hàng, len lên trước chen ngang là xe đó sẽ bị bắt lỗi dẫm vạch, vượt phải”, Nguyễn Hoài Nam (28 tuổi – quê ở Thanh Hóa), một tài xế lưu thông qua đây cho biết.
Không ít người có cùng thắc mắc như Nam nên trên một diễn đàn về ô tô, xe máy, cộng đồng mạng đã chia sẻ kinh nghiệm để đối phó đối với trường hợp này như sau: “Chỗ đó để cãi được thì tuyệt đối không được đè vạch liền chen ngang. Nếu đã lỡ, cứ ung dung tiến sát vạch song song với hàng xe bên trái (chỗ này vừa đủ một hàng xe). Chỗ này có 2 làn đường nên không có lỗi vượt phải, hơn nữa các xe kia đang dừng đèn đỏ”.
Những 'hung thần' chen lấn nhau trên cầu
Trong khi đó, ông Phạm Văn Cương (38 tuổi, người Hải Phòng), một tài xế có kinh nghiệm, thường xuyên lưu thông qua đây phàn nàn: “Ở đây họ còn hay bắt lỗi vượt đèn vàng. Lỗi này rất dễ mắc vì cột đèn thấp bé phía bên phải đường xe tải che không thể nhìn được, chưa kể thỉnh thoảng đèn tín hiệu hỏng – từ xanh chuyển sang tối om và đỏ luôn – nên bị bắt lỗi này thì…oan quá”.
Ngoài ra, ông Cương còn tố biển cấm quay đầu ở ngã tư thứ hai, cách nút thắt này không xa cũng bé tí như thể đặt bẫy với những người chưa quen đường ở đây.
Do có nhiều bất cập trong việc phân làn, biển báo phân làn như vậy nên cư dân mạng vẫn rỉ tai nhau rằng khi từ cầu Thanh Trì về Hải Phòng dù nguy hiểm vẫn nên xếp hàng từ đỉnh dốc cho có văn hóa, tránh mất thời gian nộp phạt.
Như vậy, có thể thấy cầu Thanh Trì đang không những trở nên lỗi thời, lạc hậu so với các thế hệ sau mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông với đường dẫn “tử thần” này.
Trao đổi với phóng viên VTC News, một chuyên gia về giao thông cho rằng, chỉ cần làm thêm một đường dẫn mới từ cầu này xuống đường 5 (hướng đi Hải Phòng), mọi rắc rối sẽ được giải quyết.
Tuy nhiên, đã 7 năm qua, những người đứng đầu ngành giao thông với tầm nhìn xa trông rộng vẫn chưa tính đến kịch bản này?