Đề nghị BGTVT làm đường hướng cầu thanh trì xuống quốc lộ 5

Camry29A76111

Xe hơi
Biển số
OF-311903
Ngày cấp bằng
16/3/14
Số km
123
Động cơ
298,530 Mã lực
Khốn khổ đi từ cầu Thanh Trì xuống đường 5
Ngày bình thường người dân đã phải vật vã len lỏi mới qua nổi chỗ này, những ngày giáp Tết, điều này lại càng trở nên khủng khiếp.

Từng là cây cầu hiện đại, dài nhất bắc qua sông Hồng vào năm 2007, đến nay, sau 7 năm được đưa vào sử dụng, cầu Thanh Trì - cây cầu từng là niềm tự hào của người Hà Nội đang để lộ rõ những mặt hạn chế, đáng thất vọng.

Từ nhiều năm nay, do thiếu đường dẫn từ cầu xuống thị trấn Sài Đồng (Gia Lâm), đoạn giao cắt với quốc lộ 5 nên ở khu vực này thường xuyên xảy ra những vụ tai nạn thảm khốc.

Ngày bình thường người dân đã phải vật vã len lỏi mới qua nổi chỗ này, những ngày giáp Tết, điều này lại càng trở nên khủng khiếp. Từng đoàn xe ùn nhau kéo dài hàng km, các phương tiện dò dẫm trong ma trận chỉ dẫn đường. Xe đan cài xe, người đi đường bối rối, cảnh sát giao thông cũng phải bất lực đứng nhìn.

Điều gì đã khiến cho một cây cầu hiện đại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người đến vậy?

Quá cong dốc, thiếu đường dẫn

Rút kinh nghiệm từ việc thiết kế cây cầu này, nhiều chủ dự án các cây cầu bắc qua sông Hồng khác như cầu Vĩnh Tuy đã xây thêm đường dẫn giúp việc lưu thông từ Hà Nội – Hải Phòng thuận lợi hơn và hướng từ Hải Phòng lên cầu sang nội thành Hà Nội cũng không bị chồng chéo, đan xen với chiều ngược lại.

Thế nhưng, cây cầu “đàn anh” Thanh Trì vẫn chưa chịu “học hỏi” các thế hệ sau để cải thiện tình hình. Do không có đường dẫn hợp lý nên các phương tiện từ Hải Phòng muốn lên cầu Thanh Trì thường xuyên tạo ra xung đột, va chạm giao thông với các phương tiện ngược chiều.


Dòng xe ùn ứ trên cầu vượt Thanh Trì

Có chứng kiến cảnh từng đoàn xe ô tô trọng tải lớn, chạy với tốc độ cao “bon chen” ở một cái hẻm nhỏ rộng chừng vài mét để lên/xuống cầu mới thấu hiểu được vì sao ở khu vực này thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông thảm khốc.

Chưa kể, đoạn xuống cầu Thanh Trì, hướng đi Hải Phòng rất “cong”. Luật yêu cầu đi đúng làn đường quy định khiến các container thường xuyên phải nối đuôi nhau tại “điểm đen” này. Đường xuống cầu hẹp, lại cong vênh và không có dải phân cách giữa 2 làn đường nên không ít xe đã bị lật do mất thăng bằng khi lưu thông qua đây.

Người dân sinh sống quanh khu vực này cho biết, họ từng chứng kiến rất nhiều xe ô tô tải bị trôi trượt, lật nghiêng gây tai nạn thảm khốc do độ cong, vênh của đoạn đường dốc xuống cầu này. Không những phải hít no bụi đường, khói xe mỗi khi bị ùn tắc, những người thường xuyên phải chờ đèn đỏ ở nút thắt này còn thêm một nỗi lo là các xe tải có thể bị lật và đè bẹp họ bất cứ lúc nào.

Vào những ngày thời tiết xấu khó quan sát, nhiều tài xế còn “kinh hồn bạt vía” khi phải lưu thông qua điểm đen này do đang đà xuống dốc thì bất ngờ gặp hàng loạt chướng ngại vật đi ngược chiều. Nếu phanh gấp rất dễ xảy ra tai nạn do đường được thảm nhựa quá dày và quá nhẵn.

Phân làn khó hiểu?

Đứng trên cầu Thanh Trì (đoạn giao cắt quốc lộ 5) ngắm toàn cảnh giao thông hướng đi Hải Phòng vào lúc không có lực lượng cảnh sát giao thông túc trực, không khó để thấy cảnh xe tải, xe máy, xe khách, xe con lấn làn, vượt phải nhan nhản.



Do phân làn kiểu zig zắc, khó hiểu nên nhiều tài xế, đặc biệt là các lính mới sau khi vừa vượt “điểm đen”, chạm đường 5 lúng túng không biết phải lái xe thế nào cho đúng.

“Chỗ ấy có biển phân làn đi chăng nữa cũng khó nhìn vì nhiều lúc đông xe che kín hết rồi. Chưa kể tôi chẳng thấy có biển phân làn nào cả”, anh Vũ Sơn – một tài xế từng lưu thông qua đây cho biết.

Theo quan sát của phóng viên VTC News, ngay trên đường rẽ từ cầu Thanh Trì xuống đường 5 đã có biển chỉ đường Hà Nội rẽ phải, Hải Phòng rẽ trái. Ngoài ra, có vạch liền chia hai làn, làn phải cho xe rẽ phải về cầu chui, làn trái cho xe rẽ trái đi Hải Phòng. Tuy nhiên, đường cua này rất hẹp và khó quan sát nên nhiều xe con bị “bắt lỗi” do đứng chờ ở làn… xe tải.

Có một thực tế là tại Hà Nội, việc phân làn, biển báo phân làn còn khá nhiều bất cập. Tuy nhiên, dù vì lý do gì để việc phân làn đi vào nền nếp, văn minh, nhất định việc phân làn, cắm biển báo phải được thực hiện nghiêm túc.

Chính vì việc cắm biển báo không được thực hiện nghiêm nên lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) nhiều khi gặp khó trong việc xử phạt ở nút giao này.


Ma trận xe

Mới đây có cư dân mạng chia sẻ câu chuyện khá hài hước trên một diễn đàn về việc do không có biển phân làn từ Phú Thụy (Gia Lâm) tới đường xuống cầu Thanh Trì mà chỉ có ở đoạn giao Hưng Yên – Hà Nội nên CSGT đã không có căn cứ để xử phạt anh ta khi người này đi “sai” làn đường.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các tài xế bị CSGT tuýt còi ở khu vực này đều mắc lỗi đi sai làn đường, đặc biệt chiều từ Hải Phòng về Hà Nội. Do không có biển phân làn trên cao mà chỉ có vạch kẻ đường nên nhiều “lính mới” trong làng tài xế khi đi tới ngã tư – nút giao đường quốc lộ 5 - nhìn thấy thì đã muộn.

“Em cũng không biết gọi là bắt láo thì có đúng hay không, nhưng em thấy việc bắt sai làn từ đường dẫn xuống đường 5 nhiều khi rất vô lý, đặc biệt với những xe không chịu xếp hàng.

Cụ thể, đường có vạch liền rất dài, nếu không chịu xếp hàng, len lên trước chen ngang là xe đó sẽ bị bắt lỗi dẫm vạch, vượt phải”, Nguyễn Hoài Nam (28 tuổi – quê ở Thanh Hóa), một tài xế lưu thông qua đây cho biết.

Không ít người có cùng thắc mắc như Nam nên trên một diễn đàn về ô tô, xe máy, cộng đồng mạng đã chia sẻ kinh nghiệm để đối phó đối với trường hợp này như sau: “Chỗ đó để cãi được thì tuyệt đối không được đè vạch liền chen ngang. Nếu đã lỡ, cứ ung dung tiến sát vạch song song với hàng xe bên trái (chỗ này vừa đủ một hàng xe). Chỗ này có 2 làn đường nên không có lỗi vượt phải, hơn nữa các xe kia đang dừng đèn đỏ”.


Những 'hung thần' chen lấn nhau trên cầu

Trong khi đó, ông Phạm Văn Cương (38 tuổi, người Hải Phòng), một tài xế có kinh nghiệm, thường xuyên lưu thông qua đây phàn nàn: “Ở đây họ còn hay bắt lỗi vượt đèn vàng. Lỗi này rất dễ mắc vì cột đèn thấp bé phía bên phải đường xe tải che không thể nhìn được, chưa kể thỉnh thoảng đèn tín hiệu hỏng – từ xanh chuyển sang tối om và đỏ luôn – nên bị bắt lỗi này thì…oan quá”.

Ngoài ra, ông Cương còn tố biển cấm quay đầu ở ngã tư thứ hai, cách nút thắt này không xa cũng bé tí như thể đặt bẫy với những người chưa quen đường ở đây.

Do có nhiều bất cập trong việc phân làn, biển báo phân làn như vậy nên cư dân mạng vẫn rỉ tai nhau rằng khi từ cầu Thanh Trì về Hải Phòng dù nguy hiểm vẫn nên xếp hàng từ đỉnh dốc cho có văn hóa, tránh mất thời gian nộp phạt.

Như vậy, có thể thấy cầu Thanh Trì đang không những trở nên lỗi thời, lạc hậu so với các thế hệ sau mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông với đường dẫn “tử thần” này.

Trao đổi với phóng viên VTC News, một chuyên gia về giao thông cho rằng, chỉ cần làm thêm một đường dẫn mới từ cầu này xuống đường 5 (hướng đi Hải Phòng), mọi rắc rối sẽ được giải quyết.

Tuy nhiên, đã 7 năm qua, những người đứng đầu ngành giao thông với tầm nhìn xa trông rộng vẫn chưa tính đến kịch bản này?
 

Camry29A76111

Xe hơi
Biển số
OF-311903
Ngày cấp bằng
16/3/14
Số km
123
Động cơ
298,530 Mã lực
Đúng ý em quá. Từ hồi mới xong đường em đã toán là phải có thêm đường dẫn về phía đường 5 chiều đi Hải Phòng. Nhưng các bác biết tại sao họ không làm không ạ, quân bác # họ tính tiết kiệm ngân sách nhà nước bởi tới đây thông cái đường cao tốc 5 mới rồi nên lưu lượng xe qua lối xuống sẽ ít đi. Những người đứng đầu ngành giao thông với tầm nhìn xa trông rộng đã quá KHÔN, GIỎI khi tiết kiệm đường dẫn khoảng 5 tỷ đồng nhưng nếu tổng hợp chi phí xăng dầu, tắc đường,chi phí thời gian,... từ đường dẫn thì mỗi năm em toán chắc ít nhất khoảng 50 tỷ, 7 năm bao nhiêu các bác nhỉ? khác nhau mỗi cái là khoản này doanh nghiệp và người dân chịu thôi mà.. Bộ bác # toàn các bác khôn đáo để, lợi nước, hại .....cu đen.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sự vô lý của đoạn đường dẫn cầu TT xuống đường 5 đã được bàn luận khá lâu rồi. Nhưng đúng là bây giờ càng ngày càng trầm trọng. Tuần trước em đi hướng HP 2 lần và đều gặp hàng xe xếp hàng từ trên đường dẫn xuống. Lần thứ 2, em đành đi làn phải, rẽ phải và đi thêm 1 km nữa để quay đầu, thế mà còn nhanh hơn !.
Thiết kế kém cỏi thì coi như chuyện đã rồi, nhưng dù sao các vị cũng nên có giải pháp gì đó để tạm gỡ nút thắt cổ chai. Một giải pháp đơn giản nhất là cắm bảng cho đi 2 làn xe, và cả 2 làn đều được rẽ trái, xe rẽ phải cực ít (vì có mấy ai đi từ khu Pháp vân rồi lại qua cầu TT để về cầu Chui đâu).
Nhưng làm thế thì cái chốt này đói mất ! Ở trển các vị lại toàn đi biển xanh, và biển xanh thì chắc chắn đi làn nào cũng vẫn rẽ trái được nên không thấm nối khổ của bà con nói chung.
Ảnh em mới chụp tuần trước, chán như con gián. Mà sau em cũng đã kịp có khoảng chục xe rồi, có nghĩa là hàng xếp bò lên cả mặt cầu (cao tốc), khá nguy hiểm ạ.

 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
5,749
Động cơ
270,198 Mã lực
Có dự án, sắp đấu thầu rồi:

Đối với dự án Điều chỉnh nút giao giữa dự án cầu Thanh Trì với QL5, gói thầu cải dịch đường sắt dự kiến sẽ khởi công vào tháng 4/2014. Gói thầu hoàn chỉnh nút giao dự kiến đến tháng 5/2014 sẽ được mở thầu. Tuy nhiên hiện nay, tại gói thầu này, đang còn vướng 23 hộ dân chưa di dời do chưa bố trí được tái định cư”. Tuy nhiên ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: “Quận Long Biên đã cam kết bảo đảm đúng tiến độ GPMB phạm vi gói thầu này vào tháng 5/2014”.
http://giaothongvantai.com.vn/giao-thong-phat-trien/201402/sap-khoi-cong-3-nut-giao-tren-duong-vanh-dai-3-456188/
 

coixay

Xe buýt
Biển số
OF-73563
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
620
Động cơ
430,490 Mã lực
Khốn khổ đi từ cầu Thanh Trì xuống đường 5
Ngày bình thường người dân đã phải vật vã len lỏi mới qua nổi chỗ này, những ngày giáp Tết, điều này lại càng trở nên khủng khiếp.

Từng là cây cầu hiện đại, dài nhất bắc qua sông Hồng vào năm 2007, đến nay, sau 7 năm được đưa vào sử dụng, cầu Thanh Trì - cây cầu từng là niềm tự hào của người Hà Nội đang để lộ rõ những mặt hạn chế, đáng thất vọng.

Từ nhiều năm nay, do thiếu đường dẫn từ cầu xuống thị trấn Sài Đồng (Gia Lâm), đoạn giao cắt với quốc lộ 5 nên ở khu vực này thường xuyên xảy ra những vụ tai nạn thảm khốc.

Ngày bình thường người dân đã phải vật vã len lỏi mới qua nổi chỗ này, những ngày giáp Tết, điều này lại càng trở nên khủng khiếp. Từng đoàn xe ùn nhau kéo dài hàng km, các phương tiện dò dẫm trong ma trận chỉ dẫn đường. Xe đan cài xe, người đi đường bối rối, cảnh sát giao thông cũng phải bất lực đứng nhìn.

Điều gì đã khiến cho một cây cầu hiện đại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người đến vậy?

Quá cong dốc, thiếu đường dẫn

Rút kinh nghiệm từ việc thiết kế cây cầu này, nhiều chủ dự án các cây cầu bắc qua sông Hồng khác như cầu Vĩnh Tuy đã xây thêm đường dẫn giúp việc lưu thông từ Hà Nội – Hải Phòng thuận lợi hơn và hướng từ Hải Phòng lên cầu sang nội thành Hà Nội cũng không bị chồng chéo, đan xen với chiều ngược lại.

Thế nhưng, cây cầu “đàn anh” Thanh Trì vẫn chưa chịu “học hỏi” các thế hệ sau để cải thiện tình hình. Do không có đường dẫn hợp lý nên các phương tiện từ Hải Phòng muốn lên cầu Thanh Trì thường xuyên tạo ra xung đột, va chạm giao thông với các phương tiện ngược chiều.


Dòng xe ùn ứ trên cầu vượt Thanh Trì

Có chứng kiến cảnh từng đoàn xe ô tô trọng tải lớn, chạy với tốc độ cao “bon chen” ở một cái hẻm nhỏ rộng chừng vài mét để lên/xuống cầu mới thấu hiểu được vì sao ở khu vực này thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông thảm khốc.

Chưa kể, đoạn xuống cầu Thanh Trì, hướng đi Hải Phòng rất “cong”. Luật yêu cầu đi đúng làn đường quy định khiến các container thường xuyên phải nối đuôi nhau tại “điểm đen” này. Đường xuống cầu hẹp, lại cong vênh và không có dải phân cách giữa 2 làn đường nên không ít xe đã bị lật do mất thăng bằng khi lưu thông qua đây.

Người dân sinh sống quanh khu vực này cho biết, họ từng chứng kiến rất nhiều xe ô tô tải bị trôi trượt, lật nghiêng gây tai nạn thảm khốc do độ cong, vênh của đoạn đường dốc xuống cầu này. Không những phải hít no bụi đường, khói xe mỗi khi bị ùn tắc, những người thường xuyên phải chờ đèn đỏ ở nút thắt này còn thêm một nỗi lo là các xe tải có thể bị lật và đè bẹp họ bất cứ lúc nào.

Vào những ngày thời tiết xấu khó quan sát, nhiều tài xế còn “kinh hồn bạt vía” khi phải lưu thông qua điểm đen này do đang đà xuống dốc thì bất ngờ gặp hàng loạt chướng ngại vật đi ngược chiều. Nếu phanh gấp rất dễ xảy ra tai nạn do đường được thảm nhựa quá dày và quá nhẵn.

Phân làn khó hiểu?

Đứng trên cầu Thanh Trì (đoạn giao cắt quốc lộ 5) ngắm toàn cảnh giao thông hướng đi Hải Phòng vào lúc không có lực lượng cảnh sát giao thông túc trực, không khó để thấy cảnh xe tải, xe máy, xe khách, xe con lấn làn, vượt phải nhan nhản.



Do phân làn kiểu zig zắc, khó hiểu nên nhiều tài xế, đặc biệt là các lính mới sau khi vừa vượt “điểm đen”, chạm đường 5 lúng túng không biết phải lái xe thế nào cho đúng.

“Chỗ ấy có biển phân làn đi chăng nữa cũng khó nhìn vì nhiều lúc đông xe che kín hết rồi. Chưa kể tôi chẳng thấy có biển phân làn nào cả”, anh Vũ Sơn – một tài xế từng lưu thông qua đây cho biết.

Theo quan sát của phóng viên VTC News, ngay trên đường rẽ từ cầu Thanh Trì xuống đường 5 đã có biển chỉ đường Hà Nội rẽ phải, Hải Phòng rẽ trái. Ngoài ra, có vạch liền chia hai làn, làn phải cho xe rẽ phải về cầu chui, làn trái cho xe rẽ trái đi Hải Phòng. Tuy nhiên, đường cua này rất hẹp và khó quan sát nên nhiều xe con bị “bắt lỗi” do đứng chờ ở làn… xe tải.

Có một thực tế là tại Hà Nội, việc phân làn, biển báo phân làn còn khá nhiều bất cập. Tuy nhiên, dù vì lý do gì để việc phân làn đi vào nền nếp, văn minh, nhất định việc phân làn, cắm biển báo phải được thực hiện nghiêm túc.

Chính vì việc cắm biển báo không được thực hiện nghiêm nên lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) nhiều khi gặp khó trong việc xử phạt ở nút giao này.


Ma trận xe

Mới đây có cư dân mạng chia sẻ câu chuyện khá hài hước trên một diễn đàn về việc do không có biển phân làn từ Phú Thụy (Gia Lâm) tới đường xuống cầu Thanh Trì mà chỉ có ở đoạn giao Hưng Yên – Hà Nội nên CSGT đã không có căn cứ để xử phạt anh ta khi người này đi “sai” làn đường.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các tài xế bị CSGT tuýt còi ở khu vực này đều mắc lỗi đi sai làn đường, đặc biệt chiều từ Hải Phòng về Hà Nội. Do không có biển phân làn trên cao mà chỉ có vạch kẻ đường nên nhiều “lính mới” trong làng tài xế khi đi tới ngã tư – nút giao đường quốc lộ 5 - nhìn thấy thì đã muộn.

“Em cũng không biết gọi là bắt láo thì có đúng hay không, nhưng em thấy việc bắt sai làn từ đường dẫn xuống đường 5 nhiều khi rất vô lý, đặc biệt với những xe không chịu xếp hàng.

Cụ thể, đường có vạch liền rất dài, nếu không chịu xếp hàng, len lên trước chen ngang là xe đó sẽ bị bắt lỗi dẫm vạch, vượt phải”, Nguyễn Hoài Nam (28 tuổi – quê ở Thanh Hóa), một tài xế lưu thông qua đây cho biết.

Không ít người có cùng thắc mắc như Nam nên trên một diễn đàn về ô tô, xe máy, cộng đồng mạng đã chia sẻ kinh nghiệm để đối phó đối với trường hợp này như sau: “Chỗ đó để cãi được thì tuyệt đối không được đè vạch liền chen ngang. Nếu đã lỡ, cứ ung dung tiến sát vạch song song với hàng xe bên trái (chỗ này vừa đủ một hàng xe). Chỗ này có 2 làn đường nên không có lỗi vượt phải, hơn nữa các xe kia đang dừng đèn đỏ”.


Những 'hung thần' chen lấn nhau trên cầu

Trong khi đó, ông Phạm Văn Cương (38 tuổi, người Hải Phòng), một tài xế có kinh nghiệm, thường xuyên lưu thông qua đây phàn nàn: “Ở đây họ còn hay bắt lỗi vượt đèn vàng. Lỗi này rất dễ mắc vì cột đèn thấp bé phía bên phải đường xe tải che không thể nhìn được, chưa kể thỉnh thoảng đèn tín hiệu hỏng – từ xanh chuyển sang tối om và đỏ luôn – nên bị bắt lỗi này thì…oan quá”.

Ngoài ra, ông Cương còn tố biển cấm quay đầu ở ngã tư thứ hai, cách nút thắt này không xa cũng bé tí như thể đặt bẫy với những người chưa quen đường ở đây.

Do có nhiều bất cập trong việc phân làn, biển báo phân làn như vậy nên cư dân mạng vẫn rỉ tai nhau rằng khi từ cầu Thanh Trì về Hải Phòng dù nguy hiểm vẫn nên xếp hàng từ đỉnh dốc cho có văn hóa, tránh mất thời gian nộp phạt.

Như vậy, có thể thấy cầu Thanh Trì đang không những trở nên lỗi thời, lạc hậu so với các thế hệ sau mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông với đường dẫn “tử thần” này.

Trao đổi với phóng viên VTC News, một chuyên gia về giao thông cho rằng, chỉ cần làm thêm một đường dẫn mới từ cầu này xuống đường 5 (hướng đi Hải Phòng), mọi rắc rối sẽ được giải quyết.

Tuy nhiên, đã 7 năm qua, những người đứng đầu ngành giao thông với tầm nhìn xa trông rộng vẫn chưa tính đến kịch bản này?
Cụ chép không trích dẫn nguồn à?
http://vtc.vn/2-473178/xa-hoi/khon-kho-di-tu-cau-thanh-tri-xuong-duong-5.htm
 

coixay

Xe buýt
Biển số
OF-73563
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
620
Động cơ
430,490 Mã lực
Sự vô lý của đoạn đường dẫn cầu TT xuống đường 5 đã được bàn luận khá lâu rồi. Nhưng đúng là bây giờ càng ngày càng trầm trọng. Tuần trước em đi hướng HP 2 lần và đều gặp hàng xe xếp hàng từ trên đường dẫn xuống. Lần thứ 2, em đành đi làn phải, rẽ phải và đi thêm 1 km nữa để quay đầu, thế mà còn nhanh hơn !.
Thiết kế kém cỏi thì coi như chuyện đã rồi, nhưng dù sao các vị cũng nên có giải pháp gì đó để tạm gỡ nút thắt cổ chai. Một giải pháp đơn giản nhất là cắm bảng cho đi 2 làn xe, và cả 2 làn đều được rẽ trái, xe rẽ phải cực ít (vì có mấy ai đi từ khu Pháp vân rồi lại qua cầu TT để về cầu Chui đâu).
Nhưng làm thế thì cái chốt này đói mất ! Ở trển các vị lại toàn đi biển xanh, và biển xanh thì chắc chắn đi làn nào cũng vẫn rẽ trái được nên không thấm nối khổ của bà con nói chung.
Ảnh em mới chụp tuần trước, chán như con gián. Mà sau em cũng đã kịp có khoảng chục xe rồi, có nghĩa là hàng xếp bò lên cả mặt cầu (cao tốc), khá nguy hiểm ạ.
Sau vài lần xếp hàng như cụ, em toàn đi làn phải như thế này cụ ạ. Mất công một tý nhưng tiết kiệm được thời gian
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,060
Động cơ
574,041 Mã lực
Sự vô lý của đoạn đường dẫn cầu TT xuống đường 5 đã được bàn luận khá lâu rồi. Nhưng đúng là bây giờ càng ngày càng trầm trọng. Tuần trước em đi hướng HP 2 lần và đều gặp hàng xe xếp hàng từ trên đường dẫn xuống. Lần thứ 2, em đành đi làn phải, rẽ phải và đi thêm 1 km nữa để quay đầu, thế mà còn nhanh hơn !.
Thiết kế kém cỏi thì coi như chuyện đã rồi, nhưng dù sao các vị cũng nên có giải pháp gì đó để tạm gỡ nút thắt cổ chai. Một giải pháp đơn giản nhất là cắm bảng cho đi 2 làn xe, và cả 2 làn đều được rẽ trái, xe rẽ phải cực ít (vì có mấy ai đi từ khu Pháp vân rồi lại qua cầu TT để về cầu Chui đâu).
Nhưng làm thế thì cái chốt này đói mất ! Ở trển các vị lại toàn đi biển xanh, và biển xanh thì chắc chắn đi làn nào cũng vẫn rẽ trái được nên không thấm nối khổ của bà con nói chung.
Ảnh em mới chụp tuần trước, chán như con gián. Mà sau em cũng đã kịp có khoảng chục xe rồi, có nghĩa là hàng xếp bò lên cả mặt cầu (cao tốc), khá nguy hiểm ạ.
Ngày nào em cũng đi làm bằng đường này, bây giờ các chú ấy toàn vẫy cho đi hai làn rồi mà bác.
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,411
Động cơ
544,556 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Sắp làm hầm chạy dọc QL5 để ưu tiên cho các dòng xe chạy thẳng rồi, nhưng trong giai đoạn thi công thì ùn tắc sẽ rất trầm trọng đấy :)
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chỉnh sửa cuối:

hoainv

Xe đạp
Biển số
OF-199223
Ngày cấp bằng
21/6/13
Số km
13
Động cơ
324,130 Mã lực
mình ít đi qua đây nên không nhận thấy hạn chế gì
 

Rickyman

Xe điện
Biển số
OF-66139
Ngày cấp bằng
12/6/10
Số km
4,904
Động cơ
480,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sắp tới có dự án cải tạo nút GT này rồi đấy ạ
 

z0z0z0

Xe điện
Biển số
OF-84906
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
2,867
Động cơ
428,476 Mã lực
Em cũng hi vọng nút này sớm được cải tạo hoàn chỉnh chứ tuần nào cũng qua nút này vài lần ức chế lắm
 

dong_ta123

Xe máy
Biển số
OF-304964
Ngày cấp bằng
14/1/14
Số km
66
Động cơ
304,040 Mã lực
Từ cầu Thanh trì xuống đường 5 luôn quá tải. Sửa lại như cầu Vĩnh Tuy thôi.
 

shinichi2105

Xe buýt
Biển số
OF-209231
Ngày cấp bằng
7/9/13
Số km
808
Động cơ
324,270 Mã lực
em thấy ! nếu chưa làm đường dẫn xuống bên này đường 5 thì cho xe tải nhỏ và xe khách dưới 30 chỗ quay đầu tạm chỗ gần đoạn trạm thu phí cũ của cầu phù đổng , chắc cũng giảm được tí chút áp lực cho đường dẫn kia .
 

younggun

Xe tăng
Biển số
OF-179864
Ngày cấp bằng
4/2/13
Số km
1,327
Động cơ
350,751 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
em nhớ trước kia chưa có cầu này thì ko bị tắc, vì vậy đơn giản chỉ cần cấm đi vào đường dẫn đoạn cắt ngang thì hết tắc thôi
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em nhớ trước kia chưa có cầu này thì ko bị tắc, vì vậy đơn giản chỉ cần cấm đi vào đường dẫn đoạn cắt ngang thì hết tắc thôi
Cấm thì những người đi từ phía nam Hà Nội đến Hải dương, Hải phòng theo đường 5 sẽ phải đi vòng cụ ạ.
 

taungam_17

Xe máy
Biển số
OF-310833
Ngày cấp bằng
7/3/14
Số km
71
Động cơ
298,810 Mã lực
ko hiểu ai thiết kế công trình cầu thanh trì mà khi sử dụng thấy dở vô cùng,chỉ cần cụ xe tải,hay công chỉ cần hắt hơi sổ mũi đoạn dốc xuống gần đoạn cắt đường 5 là thôi chỉ có việc chờ mỏi mắt
 

scud122

Xe tăng
Biển số
OF-31703
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
1,580
Động cơ
504,660 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân - Hà Nội
Các cụ khỏi lo, Ban Thăng LOng đang sơ tuyển rồi, sáng tháng bán hồ sơ thầu, đầu quý 2 khởi công, thời gian thi công 12 tháng, cuối 2015 có cầu vượt như cầu vượt tại Ba Hàng QL5 cho các cụ chạy thoải mái nhé
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Từ ngày bỏ trạm soát vé Phù Đổng thì em toàn chạy lên đó quay đầu rồi theo lối rẽ trái đi HP. Nhanh hơn nhiều !
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top