- Biển số
- OF-84940
- Ngày cấp bằng
- 11/2/11
- Số km
- 5,048
- Động cơ
- 459,461 Mã lực
- Nơi ở
- Đền chùa
- Website
- bacsinoitru.vn
Bệnh thủy đậu thường có biểu hiện nhẹ ở trẻ em, tuy nhiên ở người lớn thường có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi bội nhiễm và nhiễm khuẩn huyết
BỆNH THỦY ĐẬU (CHICKENPOX HOẶC VARICELLA)
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (chickenpox hoặc varicella) là bệnh gây lên bởi vi-rút có biểu hiện đặc trưng là ban đỏ rất ngứa, và từng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng kể từ khi (những năm 1990) việc tiêm chủng được tiến hành rộng rãi, bệnh đã trở lên không phổ biến đến nỗi có nhiều bác sĩ chưa bao giờ gặp bệnh này.
Các giai đoạn của tổn thương ban thủy đậu. Ảnh: JAMA
Bệnh thủy đậu thường có biểu hiện nhẹ ở trẻ em, tuy nhiên ở người lớn thường có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi bội nhiễm (do vi khuẩn)
Những người đã mắc bệnh thủy đậu thì sẽ có miễn dịch với bệnh suốt đời (có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh này nữa). Tuy nhiên, vi-rút vẫn “ngủ đông”/tồn tại ở dạng không hoạt động trong cơ thể, và sau này nó có thể tái hoạt động để gây ra bệnh zona.
Bởi vì vi-rút thủy đậu có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai và có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho nên bác sĩ thường khuyên phụ nữ dự định có thai làm xét nghiệm máu để xác định xem họ đã có miễn dịch với bệnh hay chưa.
Nguyên nhân gì gây ra bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu được gây ra bởi vi-rút herpes zoster (herpes zoster virus), còn được gọi là vi-rút varicella zoster (varicella zoster virus). Nó được lan truyền qua các giọt nhỏ từ cái hắt hơi hoặc ho, hoặc qua tiếp xúc với quần áo , khăn trải giường, hoặc mụn phổng rộp vỡ của người bị bệnh. Các triệu chứng xuất hiện từ 7 – 21 ngày sau khi phơi nhiễm. Bệnh dễ lây nhất từ 1 ngày trước khi ban xuất hiện cho đến 7 ngày sau khi ban xuất hiện, hoặc cho tới khi ban khô hoàn toàn và đóng thành vẩy.
Bệnh thủy đậu biểu hiện như thế nào?
Bệnh thủy đậu biểu hiện ban đầu dưới dạng phát ban đỏ rất ngứa, ban lan từ thân mình lên cổ, mặt và lan ra chân tay. Trong vòng 10 ngày, ban tiến triển từ các mụn đỏ thành các mụn (bọng) nước, các mụn nước này vỡ ra, chảy nước và đóng vẩy. Các mụn nước cũng có thể xuất hiện trong miệng, trên da đầu, xung quanh mắt, trên bộ phận sinh dục... và có thể rất ngứa.
Chu kỳ này tự lặp lại ở các vùng mới của cơ thể cho tới khi lành bệnh, sau khoảng 2 tuần, tất cả các vết loét đã lành. Bệnh rất dễ lây cho tới khi tất cả các tổn thương thủy đậu đã khô và không có tổn thương thủy đậu mới trong ngày. Thật không may, vi-rút cũng rất dễ lây trong tối thiểu 1 ngày trước khi ban bùng phát.
Tổn thương thủy đậu trên niêm mạc miệng. Ảnh: CDC
Ở trẻ em đã được tiêm phòng một mũi/liều vắc-xin thủy đậu thì vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu nhưng biểu hiện nhẹ hơn và ngắn hơn, kéo dài 3 – 5 ngày với tổng số chỉ có dưới 30 tổn thương thủy đậu. Các ban này có thể vẫn dễ lây cho người có hệ thống miễn dịch kém. Để phòng tránh bệnh thủy đậu, kể cả các thủy đậu thể nhẹ, thì hiện này có khuyến cáo tiêm 2 liều vắc-xin thủy đậu cho tất cả mọi người.
Hỏi ý kiến bác sĩ về bệnh thủy đậu nếu:
- Bạn nghĩ con của bạn có bệnh thủy đậu; bác sĩ có thể xác định chẩn đoán
- Bệnh thủy đậu có kèm tình trạng rất đau da và ban/tổn thương thủy đậu bài tiết ra chất dịch mầu xanh – dấu hiệu của nhiễm trùng da thứ phát.
- Bệnh thủy đậu có kèm dấu hiệu cổ cứng, buồn ngủ dai dẳng, hoặc thờ ơ – các triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm màng não hoặc viêm não. Hãy tìm sự giúp đỡ của y tế ngay lập tức.
- Nếu con bạn đang hồi phục bệnh thủy đậu thì xuất hiện sốt, nôn, co giật, hoặc lơ mơ/rối loạn ý thức. Đây là các dấu hiệu của hội chứng Reye (Reye’s syndeome), một bệnh nguy hiểm và có khả năng gây tử vong, đôi khi xuất hiện sau khi nhiễm vi-rút, đặc biệt nếu được dùng asprin trong điều trị (giảm đau). Hãy tìm sự giúp đỡ của y tế ngay lập tức.
- Người lớn trong gia đình mắc bệnh thủy đậu. Ở người lớn, thủy đậu có thể dẫn tới biến chứng nặng như viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết. Đi khám bác sĩ ngay, không được chậm trễ.
- Bạn đang có thai, chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu, và bạn có phơi nhiễm với bệnh... thì thai nhi của bạn có thể có nguy cơ dị tật bẩm sinh. Đi khám bác sĩ ngay, không được chậm trễ.
Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan. Giữ trẻ ở nhà cho tới khi tất cả các mụn nước đã khô và các tổn thương đóng vẩy đã giảm.
Hầu hết các trường hợp bệnh thủy đậu cần rất ít hoặc không cần điều trị ngoài việc điều trị triệu chứng.
Zovirax (acyclovir), là thuốc cần kê đơn, rất hữu ích trong việc rút ngắn thời gian của các triệu chứng bệnh thủy đậu nếu được sử dụng ngay trong ngày xuất hiện triệu chứng. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng thuốc này và những thuốc tương tự nên được sử dụng cho trẻ em mắc bệnh thủy đậu có biến chứng phổi và não. Các nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn, một số bác sĩ khuyến cáo sử dụng thuốc này trong khi một số bác sĩ khác thì không.
Varizig, một thuốc đã được FDA phê chuẩn, dành cho trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non, trẻ em dưới 1 tuổi, và người lớn không có miễn dịch với vi-rút thủy đậu. Varizig được sử dụng tối thiểu 2 liều tiêm tĩnh mạch, tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của bệnh nhân, trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm.
Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng thuốc kháng histamin (thuốc cần kê đơn), như Benadyl hoặc Zyrtec, để làm giảm đau, ngứa, và phù nề. Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn hoặc những người bị thủy đậu có bội nhiễm phổi (viêm phổi do vi khuẩn).
Chăm sóc người mắc bệnh thủy đậu tại nhà
- Cắt móng tay, hoặc đi tất hoặc găng tay cho con bạn để giữ cho da không bị trầy xước nhằm tránh nhiễm trùng thứ phát cũng như tránh không để lại sẹo.
- Để giảm ngứa, cho một ít bột yến mạch (oatmeal) hoặc bột nở (baking soda) vào nước tắm. Sử dụng khăn tắm ẩm và thoáng mát trên da để làm da dễ khô.
- Thoa kem dưỡng da calamin (calamine lotion), bất cứ loại kem dưỡng da nào có mùi thơm nước hoa, lên các tổn thương để giảm ngứa
- Thay tã trẻ càng nhiều càng tốt để các mụn nước được khô và đóng vẩy
- Hòa tan 1/2 thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm và dùng để súc miệng để giảm đau miệng, hoặc rửa miệng bằng dung dịch nước ấm với oxy già. Ở trẻ lớn hơn, sử dụng thuốc ngậm hoặc thuốc xịt Chloraseptic có chứa chất gây mê nhẹ.
- Hạ sốt bằng Tylenol; không sử dụng aspirin cho trẻ mắc bệnh thủy đậu
- Giữ các tổn thương sạch bằng việc lau rửa hàng ngày. Sau đó sử dụng kem dưỡng da.
Bệnh viện Da liễu Trung ương thường sử dụng các loại dung dịch thuốc sát khuẩn nhẹ (xanh methylen) chấm lên các tổn thương thủy đậu, đặc biệt các tổn thương thủy đậu vỡ, đang tiết dịch để làm khô tổn thương và dự phòng bội nhiễm.
Làm thế nào để có thể dự phòng được bệnh thủy đậu?
Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics) khuyến cáo rằng trẻ em trên 1 tuổi cần được tiêm liều vắc-xin thủy đậu thứ nhất để dự phòng bệnh thủy đậu. Liều vắc-xin thủy đậu thứ hai thường được tiêm ở độ tuổi 4 – 5 thì mới hoàn toàn dự phòng được bệnh thủy đậu.
Vắc-xin còn bảo vệ được cho những người dễ bị tổn thương/mắc bệnh thủy đậu như phụ nữ dự định có thai nhưng chưa có miễn dịch với thủy đậu. Một số người, chẳng hạn như những người đang có thai sẽ không được tiêm vắc-xin thủy đậu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn
Một vắc-xin tương tự - nhưng với liều cao hơn – cũng có sẵn cho người cao tuổi, những người đã bị bệnh thủy đậu để dự phòng những cơn đau do bệnh zona. Những người trên 65 tuổi có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xem vắc-xin liều cao hơn này có thể giúp đỡ họ được gì hay không.
Nguồn tham khảo
1. World Health organization.
2. March of Dimes.
3. Centers for Disease Control.
4. Cohen & Powderly: Infectious Diseases, Elsevier, 2004 2nd ed.
5. News release, FDA.
BỆNH THỦY ĐẬU (CHICKENPOX HOẶC VARICELLA)
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (chickenpox hoặc varicella) là bệnh gây lên bởi vi-rút có biểu hiện đặc trưng là ban đỏ rất ngứa, và từng là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng kể từ khi (những năm 1990) việc tiêm chủng được tiến hành rộng rãi, bệnh đã trở lên không phổ biến đến nỗi có nhiều bác sĩ chưa bao giờ gặp bệnh này.
Bệnh thủy đậu thường có biểu hiện nhẹ ở trẻ em, tuy nhiên ở người lớn thường có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi bội nhiễm (do vi khuẩn)
Những người đã mắc bệnh thủy đậu thì sẽ có miễn dịch với bệnh suốt đời (có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh này nữa). Tuy nhiên, vi-rút vẫn “ngủ đông”/tồn tại ở dạng không hoạt động trong cơ thể, và sau này nó có thể tái hoạt động để gây ra bệnh zona.
Bởi vì vi-rút thủy đậu có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai và có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho nên bác sĩ thường khuyên phụ nữ dự định có thai làm xét nghiệm máu để xác định xem họ đã có miễn dịch với bệnh hay chưa.
Nguyên nhân gì gây ra bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu được gây ra bởi vi-rút herpes zoster (herpes zoster virus), còn được gọi là vi-rút varicella zoster (varicella zoster virus). Nó được lan truyền qua các giọt nhỏ từ cái hắt hơi hoặc ho, hoặc qua tiếp xúc với quần áo , khăn trải giường, hoặc mụn phổng rộp vỡ của người bị bệnh. Các triệu chứng xuất hiện từ 7 – 21 ngày sau khi phơi nhiễm. Bệnh dễ lây nhất từ 1 ngày trước khi ban xuất hiện cho đến 7 ngày sau khi ban xuất hiện, hoặc cho tới khi ban khô hoàn toàn và đóng thành vẩy.
Bệnh thủy đậu biểu hiện như thế nào?
Bệnh thủy đậu biểu hiện ban đầu dưới dạng phát ban đỏ rất ngứa, ban lan từ thân mình lên cổ, mặt và lan ra chân tay. Trong vòng 10 ngày, ban tiến triển từ các mụn đỏ thành các mụn (bọng) nước, các mụn nước này vỡ ra, chảy nước và đóng vẩy. Các mụn nước cũng có thể xuất hiện trong miệng, trên da đầu, xung quanh mắt, trên bộ phận sinh dục... và có thể rất ngứa.
Chu kỳ này tự lặp lại ở các vùng mới của cơ thể cho tới khi lành bệnh, sau khoảng 2 tuần, tất cả các vết loét đã lành. Bệnh rất dễ lây cho tới khi tất cả các tổn thương thủy đậu đã khô và không có tổn thương thủy đậu mới trong ngày. Thật không may, vi-rút cũng rất dễ lây trong tối thiểu 1 ngày trước khi ban bùng phát.
Ở trẻ em đã được tiêm phòng một mũi/liều vắc-xin thủy đậu thì vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu nhưng biểu hiện nhẹ hơn và ngắn hơn, kéo dài 3 – 5 ngày với tổng số chỉ có dưới 30 tổn thương thủy đậu. Các ban này có thể vẫn dễ lây cho người có hệ thống miễn dịch kém. Để phòng tránh bệnh thủy đậu, kể cả các thủy đậu thể nhẹ, thì hiện này có khuyến cáo tiêm 2 liều vắc-xin thủy đậu cho tất cả mọi người.
Hỏi ý kiến bác sĩ về bệnh thủy đậu nếu:
- Bạn nghĩ con của bạn có bệnh thủy đậu; bác sĩ có thể xác định chẩn đoán
- Bệnh thủy đậu có kèm tình trạng rất đau da và ban/tổn thương thủy đậu bài tiết ra chất dịch mầu xanh – dấu hiệu của nhiễm trùng da thứ phát.
- Bệnh thủy đậu có kèm dấu hiệu cổ cứng, buồn ngủ dai dẳng, hoặc thờ ơ – các triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm màng não hoặc viêm não. Hãy tìm sự giúp đỡ của y tế ngay lập tức.
- Nếu con bạn đang hồi phục bệnh thủy đậu thì xuất hiện sốt, nôn, co giật, hoặc lơ mơ/rối loạn ý thức. Đây là các dấu hiệu của hội chứng Reye (Reye’s syndeome), một bệnh nguy hiểm và có khả năng gây tử vong, đôi khi xuất hiện sau khi nhiễm vi-rút, đặc biệt nếu được dùng asprin trong điều trị (giảm đau). Hãy tìm sự giúp đỡ của y tế ngay lập tức.
- Người lớn trong gia đình mắc bệnh thủy đậu. Ở người lớn, thủy đậu có thể dẫn tới biến chứng nặng như viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết. Đi khám bác sĩ ngay, không được chậm trễ.
- Bạn đang có thai, chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu, và bạn có phơi nhiễm với bệnh... thì thai nhi của bạn có thể có nguy cơ dị tật bẩm sinh. Đi khám bác sĩ ngay, không được chậm trễ.
Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan. Giữ trẻ ở nhà cho tới khi tất cả các mụn nước đã khô và các tổn thương đóng vẩy đã giảm.
Hầu hết các trường hợp bệnh thủy đậu cần rất ít hoặc không cần điều trị ngoài việc điều trị triệu chứng.
Zovirax (acyclovir), là thuốc cần kê đơn, rất hữu ích trong việc rút ngắn thời gian của các triệu chứng bệnh thủy đậu nếu được sử dụng ngay trong ngày xuất hiện triệu chứng. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng thuốc này và những thuốc tương tự nên được sử dụng cho trẻ em mắc bệnh thủy đậu có biến chứng phổi và não. Các nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn, một số bác sĩ khuyến cáo sử dụng thuốc này trong khi một số bác sĩ khác thì không.
Varizig, một thuốc đã được FDA phê chuẩn, dành cho trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch yếu, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non, trẻ em dưới 1 tuổi, và người lớn không có miễn dịch với vi-rút thủy đậu. Varizig được sử dụng tối thiểu 2 liều tiêm tĩnh mạch, tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của bệnh nhân, trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm.
Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng thuốc kháng histamin (thuốc cần kê đơn), như Benadyl hoặc Zyrtec, để làm giảm đau, ngứa, và phù nề. Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn hoặc những người bị thủy đậu có bội nhiễm phổi (viêm phổi do vi khuẩn).
Chăm sóc người mắc bệnh thủy đậu tại nhà
- Cắt móng tay, hoặc đi tất hoặc găng tay cho con bạn để giữ cho da không bị trầy xước nhằm tránh nhiễm trùng thứ phát cũng như tránh không để lại sẹo.
- Để giảm ngứa, cho một ít bột yến mạch (oatmeal) hoặc bột nở (baking soda) vào nước tắm. Sử dụng khăn tắm ẩm và thoáng mát trên da để làm da dễ khô.
- Thoa kem dưỡng da calamin (calamine lotion), bất cứ loại kem dưỡng da nào có mùi thơm nước hoa, lên các tổn thương để giảm ngứa
- Thay tã trẻ càng nhiều càng tốt để các mụn nước được khô và đóng vẩy
- Hòa tan 1/2 thìa cà phê muối trong một cốc nước ấm và dùng để súc miệng để giảm đau miệng, hoặc rửa miệng bằng dung dịch nước ấm với oxy già. Ở trẻ lớn hơn, sử dụng thuốc ngậm hoặc thuốc xịt Chloraseptic có chứa chất gây mê nhẹ.
- Hạ sốt bằng Tylenol; không sử dụng aspirin cho trẻ mắc bệnh thủy đậu
- Giữ các tổn thương sạch bằng việc lau rửa hàng ngày. Sau đó sử dụng kem dưỡng da.
Bệnh viện Da liễu Trung ương thường sử dụng các loại dung dịch thuốc sát khuẩn nhẹ (xanh methylen) chấm lên các tổn thương thủy đậu, đặc biệt các tổn thương thủy đậu vỡ, đang tiết dịch để làm khô tổn thương và dự phòng bội nhiễm.
Làm thế nào để có thể dự phòng được bệnh thủy đậu?
Hội Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics) khuyến cáo rằng trẻ em trên 1 tuổi cần được tiêm liều vắc-xin thủy đậu thứ nhất để dự phòng bệnh thủy đậu. Liều vắc-xin thủy đậu thứ hai thường được tiêm ở độ tuổi 4 – 5 thì mới hoàn toàn dự phòng được bệnh thủy đậu.
Vắc-xin còn bảo vệ được cho những người dễ bị tổn thương/mắc bệnh thủy đậu như phụ nữ dự định có thai nhưng chưa có miễn dịch với thủy đậu. Một số người, chẳng hạn như những người đang có thai sẽ không được tiêm vắc-xin thủy đậu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn
Một vắc-xin tương tự - nhưng với liều cao hơn – cũng có sẵn cho người cao tuổi, những người đã bị bệnh thủy đậu để dự phòng những cơn đau do bệnh zona. Những người trên 65 tuổi có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xem vắc-xin liều cao hơn này có thể giúp đỡ họ được gì hay không.
Nguồn tham khảo
1. World Health organization.
2. March of Dimes.
3. Centers for Disease Control.
4. Cohen & Powderly: Infectious Diseases, Elsevier, 2004 2nd ed.
5. News release, FDA.
ThS. BS. Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: www.bacsinoitru.vn
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: www.bacsinoitru.vn